meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản Đại Nam như thế nào sau khi Nguyễn Phương Hằng bị bắt?

Thứ tư, 30/03/2022-14:03
Sau khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam, nhiều nhà đầu tư đang “đứng ngồi không yên”, phải tìm cách bán tháo, cắt lỗ các dự án bất động sản của Đại Nam để thu hồi dòng vốn.

Dự án bất động sản rớt giá

Bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng là chủ của một loạt dự án bất động sản nổi tiếng. Trong đó, không thể không kể đến 2 dự án bất động sản dân cư có quy mô hơn 200 ha tại Bình Dương và Bình Phước.

Được biết, dự án Khu nhà ở Đại Nam nằm phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một và được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt năm 2018, với tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 2.000 tỷ đồng. Còn dự án Khu dân cư Đại Nam nằm tại đường quốc lộ 13, thị trấn Minh Hưng (Chơn Thành – Bình Phước) bao gồm 2.459 căn nhà phố, biệt thự, 1 trường PTTH và 4 trường mẫu giáo.

Hai dự án khu dân cư này bắt đầu thi công vào năm 2018 và được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư đầy tiềm năng tại Bình Dương và Bình Phước sau khi hoàn thành. Tuy nhiên cho đến hiện nay, hai dự án này vẫn chỉ là những bãi đất trống, không có người dân đến ở.


Dự án Khu dân cư của Đại Nam chỉ là những bãi đất trống, hoang tàn
Dự án Khu dân cư của Đại Nam chỉ là những bãi đất trống, hoang tàn

Người dân địa phương cho biết, mặc dù dự án đã mở bán nhiều năm nhưng không có người dân đến ở. Thỉnh thoảng vào những ngày cuối tuần vẫn có một vài chủ đầu tư ở TP. HCM về xem đất, chứ người dân sống ở đây ít ai quan tâm vì không có nhu cầu.

Vốn đã ít người quan tâm, nay cộng thêm thông tin bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam để điều tra về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hai dự án dân cư này càng xuống giá rất trầm trọng.

Theo khảo sát thực tế tại khu dân cư Đại Nam Bình Phước, giá bất động sản trung bình rơi vào khoảng 10 -15 triệu đồng/m2. Ngay cả những lô đất nằm sát mặt tiền Quốc lộ 13, có pháp lý đầy đủ cũng chỉ có giá dao động ở mức 9-12 triệu đồng/m2. Những lô đất không nằm ở vị trí đắc địa có giá chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/m2.

Còn tại Khu nhà ở Đại Nam ở Bình Dương, giá đất dao động từ 22-25 triệu đồng/m2 cho một lô đất nền với diện tích 100m2 và 1,8-2 tỷ đồng cho 1 căn hộ. Mặc dù giá cao hơn Khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước nhưng so với những dự án khu dân cư khác ở trong khu vực, mức giá này thấp hơn 2-3 lần.

Cụ thể, một lô đất nền có diện tích khoảng 200-300m2 của một dự án khu dân cư khác ở Bình Dương đang được rao bán với giá khoảng 4-5 tỷ đồng. Trong khi đó, một lô đất có cùng diện tích ở Khu nhà ở Đại Nam chỉ được bán ở mức giá 1-2 tỷ đồng.

Hiện tại ở khu dân cư của Đại Nam ở Bình Dương và Bình Phước, những phần cứng thi công đang bị xuống cấp theo thời gian. Đến nay, các tiện ích như bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm,…theo kế hoạch xây dựng ban đầu của dự án vẫn chưa thấy đâu, khiến hai khu vực này không khác gì những bãi đất trống, bị bỏ hoang lâu năm.

Giới chuyên gia bất động sản nhận định, tiềm năng gia tăng giá trị của các dự án khu dân cư của Đại Nam không có nhiều do cơ sở hạ tầng bị thiếu hụt và đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Những dự án bất động sản của Đại Nam có quy mô lớn nhưng lại không đáp ứng nhu cầu của khách mua hàng nên rất khó thu hút đầu tư và gia tăng giá trị.

Nhà đầu tư lo sợ Đại Nam phá sản

Kể từ khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam, đồng loạt nhiều trang mạng xã hội tung tin công ty Đại Nam bị lỗ nợ hàng trăm tỷ đồng, khiến nhiều nhà đầu tư đang đổ tiền vào các dự án bất động sản ở Đại Nam như “ngồi trên đống lửa”.

Không ít nhà đầu tư đang chịu áp lực về lãi vay đã quyết định cắt lỗ, bán tháo các dự án bất động sản của Đại Nam để thu hồi dòng vốn. Trên các trang web mua bán bất động sản, không khó để tìm thấy thông tin sang nhượng, bán nhanh, bán lỗ các lô đất nền trong khu dự án của Đại Nam.

Anh N.T.T (38 tuổi, Bình Dương) - một người mua đất nền trong Khu nhà ở Đại Nam ở Bình Dương cho biết: “Su khi ông Dũng “lò vôi” mang 309 sổ đỏ dự án Khu nhà ở Đại Nam đi thế chấp, tôi đã cảm thấy lo ngại về tương lai của dự án này. Cho nên, tôi đã quyết định bán tháo lô đất nền để thu hồi vốn nhưng đến nay vẫn chưa có khách mua”.



Nhiều nhà đầu tư đã quyết định bán lỗ các dự án bất động của Đại Nam vì lo sợ công ty phá sản
Nhiều nhà đầu tư đã quyết định bán lỗ các dự án bất động của Đại Nam vì lo sợ công ty phá sản

Theo một số môi giới bất động sản địa phương, thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư liên hệ với môi giới để tìm khách hàng bán lại các dự án bất động sản của Đại Nam. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều khó bán trong thời điểm hiện tại vì không có khách hàng quan tâm.

Một nhà đầu tư bất động lâu năm tại TP. HCM cho biết, các dự án bất động sản của Đại Nam không được đặt trong bài toán tổng thể với nhu cầu thực sự của người dân. Tiện ích không có, cơ sở hạ tầng kết nối thiếu đồng bộ thì rất khó thu hút dân đến ở. Hơn nữa, những lùm xùm liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ mặt của những dự án này.

 “Bà Hằng bị bắt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của Đại Nam. Việc nhiều người đang đầu tư các dự án bất động sản của Đại Nam lo lắng, quyết định bán tháo là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ông Huỳnh Uy Dũng – người trực tiếp sáng lập ra Đại Nam vẫn còn đó thì công ty này không dễ sụp đổ”, vị chuyên gia này bày tỏ.

Ông Huỳnh Uy Dũng là doanh nhân giàu có, nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Ông được nhiều người biết đến bởi  những hình thức kinh doanh độc lạ, phát ngôn gây sốc và hành động chẳng giống ai. Tuy nhiên, với việc gây dựng, giúp Đại Nam vượt qua nhiều đợt khủng hoảng, ông Dũng luôn khẳng định được vị thế một CEO đầy uy lực của công ty này.

Mới đây chia sẻ trên báo chí, ông Võ Kim Thanh - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam cho biết, ông Huỳnh Uy Dũng đang điều hành công ty thay cho bà Nguyễn Phương Hằng. Mặc dù bà Hằng là Tổng Giám đốc điều hành công ty nhưng ông Dũng vẫn thường xuyên theo dõi, hỗ trợ công việc, chứ không giao phó hết cho bà Hằng. Và hiện tại, mọi hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường, không có gì thay đổi.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước