meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

4 lý do để các quỹ đầu tư quyết định “xuống tiền” vào startup Việt

Thứ sáu, 19/05/2023-15:05
Bà Trần Hoài Phương, Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners cho biết, có 4 lý do để các quỹ đầu tư quyết định “xuống tiền”, trong đó điều quan trọng nhất là startup phải giải quyết được vấn đề “nhức nhối” của thị trường.

Vốn vào proptech vẫn chưa tương xứng với tiềm năng

Số liệu của Techsci Research cho biết, thời điểm cuối năm 2021, quy mô thị trường thị trường proptech Việt Nam được định giá hơn 446 triệu USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ hơn 16% cho đến năm 2027. Bên cạnh đó, hiện nay khoảng 80% các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường là các công ty start up nước ngoài hoặc các công ty startup được tài trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, “miếng bánh” proptech hiện đang được phân chia theo bốn ngành dọc: môi giới và cho thuê, đầu tư và tài chính, phát triển dự án và quản lý tài sản. 


Các giao dịch công nghệ bất động sản (proptech) rất khiêm tốn, chiếm khoảng 1% cơ cấu vốn đầu tư năm 2022, theo Nextrans.
Các giao dịch công nghệ bất động sản (proptech) rất khiêm tốn, chiếm khoảng 1% cơ cấu vốn đầu tư năm 2022, theo Nextrans.

Tại báo cáo mới đây của Nextrans cho biết, nếu như năm 2020, có 3 thương vụ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực proptech vào Việt Nam, năm 2021 có 7 thương vụ, thì sang năm 2022, con số này đã nhích nhẹ lên 8 thương vụ. Tuy nhiên, xét về tiền đầu tư, năm 2022 lại thua xa những năm trước với khoảng 10 triệu USD đầu tư, giảm 86% so với năm 2021. Con số này còn chưa tính đến khoản đầu tư vào các nhà phát triển bất động sản truyền thống như Novaland, Vingroup,…

Cũng theo Nextrans, năm 2022 cũng ghi nhận một số thương vụ nổi bật như: Asia Business Builders đầu tư 2 triệu USD mà APLUS home (chuỗi căn hộ giá rẻ), DKRA Group đầu tư 2 triệu USD cho Houze Group (nền tảng cung cấp dịch vụ đầu cuối cho các nhu cầu bất động sản), hay Simple Tech Investment đầu tư 1,7 triệu USD cho M Village (không gian sống và làm việc chung)…

Tuy vậy, theo đánh giá của Nextrans, thị trường proptech Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai. Cùng với đó, trong khi năm qua gặp nhiều thách thức do tình hình bất lợi trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam, nên năm 2022, hầu hết các thương vụ đầu tư đều ở giai đoạn đầu (trước series A). Điều này cho thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư khi xuống tiền cho một thị trường mới như vậy.

Nextrans cho rằng, sự sụt giảm các khoản đầu tư vào proptech một phần chịu tác động từ phản ứng dây chuyền từ thị trường bất động sản. Nguyên nhân sâu xa nằm ở nội tại còn yếu kém của thị trường. Mặc dù quy mô thị trường đã có sự tăng lên nhưng nhìn chung vẫn còn khá nhỏ và manh mún, nhiều trang mới chỉ là những trang đăng tin rao vặt bất động sản. “Nhiều tổ chức, quỹ muốn rót tiền vào lĩnh vực này, kể cả các quỹ đầu tư từ quốc tế nhưng thị trường chưa phát triển. Bên cạnh đó, khi ra đời, mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung giải quyết một vấn đề nhỏ hoặc tạo ra một sản phẩm nhỏ chưa giải quyết được vấn đề của thị trường và sản phẩm nhỏ cũng khiến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp không đủ để tái đầu tư nên sẽ khó tồn tại, và cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư vào cuộc để ác doanh nghiệp công nghệ này tiếp tục phát triển”, quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans cho biết. 


Thị trường proptech Việt Nam vẫn manh mún khi các startup mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ của thị trường, không đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Thị trường proptech Việt Nam vẫn manh mún khi các startup mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ của thị trường, không đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Một bất cập nữa được Nextrans đưa ra đó là Việt Nam hiện nay chưa có quy định pháp lý cho việc huy động vốn cho các dự án bất động sản bằng các ứng dụng công nghệ như gọi vốn cộng đồng hay chuỗi khối (blockchain). Những gì đã xảy ra với Grab, Uber khi gia nhập thị trường vận tải Việt Nam đã cho thấy nhiều bài học cho hoạt động tài chính bất động sản.

Doanh nghiệp proptech Việt cần làm gì?

Theo chia sẻ từ một số quỹ đầu tư, khi đầu tư vào doanh nghiệp, lợi nhuận không phải là điều các nhà đầu tư mạo hiểm quan tâm nhất khi quyết định rót vốn vào những start up công nghệ trong giai đoạn đầu. Câu chuyện này đã diễn ra tại Uber, Grab, Gojek…, hay trước nữa là Amazon, Tesla. Điều mà các quỹ đầu tư quan tâm đó là tiềm năng của các dự án mang lại trong tương lai với nền tảng cơ sở dữ liệu khách hàng có được công với khả năng đóng góp vào chuỗi giá trị mà họ đang xây dựng. Và thực tế, câu chuyện đầu tư vào các start up công nghệ nói chung và các nhà phát triển proptech ở Việt Nam nói riêng cũng tương tự. 


Bà Trần Hoài Phương, Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners
Bà Trần Hoài Phương, Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners

Bà Trần Hoài Phương, Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners cho biết có 4 lý do để các quỹ đầu tư quyết định “xuống tiền”. Thứ nhất là giải quyết được vấn đề “nhức nhối” nào của thị trường. Thứ hai là tố chất của người lãnh đạo, bà sẽ đặt hai câu hỏi đó là, tại sao fouder đó lại được đội ngũ nhân sự lựa chọn là người đứng ra giải quyết các vấn đề và bản thân anh ta có những cống hiến gì cho xã hội, có kinh nghiệm, hoài bão, hiểu biết đến đâu,.... Thứ ba là yếu tố tin tưởng và đồng hành giữa cả nhà đầu tư và start up để có thể đi bền, đi lâu và vượt qua trở ngại cùng nhau. Cuối cùng là yếu tố tiềm năng thị trường, tầm nhìn về doanh thu, định giá trong 5 năm tới. 

Tuy nhiên, để thuyết phục được các nhà đầu tư, các start up cần làm gì, đó là một câu hỏi lớn. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, các start up cần làm rõ các hoạt động đã đạt được, mô hình kinh doanh đang xây dựng và tỷ lệ lợi nhuận trong tương lai. Vốn đối với start up rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển. Trong quá trình gọi vốn, việc xây dựng một bộ hồ sơ “pitch deck” hoàn thiện, đạt chuẩn rất quan trọng để các start up tiếp cận với các nhà đầu tư trong giai đoạn sớm. Hồ sơ không chỉ ngắn gọn, xúc tích nhưng phải nêu bật được các giải pháp công nghệ sẽ tiến tới giải quyết được bài toán gì và mang lại lợi ích gì cho thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới team, đội ngũ nhân sự hiện tại cũng như tầm nhìn, chiến lược đặt ra. Các start up cũng cần đặt ra cho nhà đầu tư bức tranh tài chính tổng thể và kế hoạch phát triển 1-3 năm tới. Đây sẽ là yếu tố quyết định start up có được nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn hợp tác hay không. 

Có thể nói, sự hợp tác giữa nhà đầu tư và start up là mối quan hệ hài hòa và mang lại giá trị cho nhau cả về tiền và kinh nghiệm. Các chuyên gia đưa lời khuyên, các start up mới tham gia thị trường, có kế hoạch gọi vốn nên chuẩn bị danh sách khoảng 30-50 nhà đầu tư khác nhau để có thể tìm nhà đầu tư phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại đang rất khó khăn nên quá trình gọi vốn sẽ không thể nhanh. Ngay cả với start up tiếp cận được nhà đầu tư thiên thần sẽ mất vài tuần thậm chí vài tháng. Còn đối với quỹ thì cần 3-6 tháng để thẩm định hồ sơ, mô hình kinh doanh.


Sự hợp tác giữa nhà đầu tư và start up là mối quan hệ hài hòa và mang lại giá trị cho nhau cả về tiền và kinh nghiệm.
Sự hợp tác giữa nhà đầu tư và start up là mối quan hệ hài hòa và mang lại giá trị cho nhau cả về tiền và kinh nghiệm.

Lời khuyên đối với các start up đang trong giai đoạn sơ khai đó là chưa nên tìm đến hình thức gọi vốn cộng đồng mà hãy nhờ tới sự tham vấn từ các cố vấn, chuyên gia trong lĩnh vực proptech. Trước khi gọi vốn, hãy dành thời gian để thành lập đội ngũ và chuẩn bị pháp lý rõ ràng trước khi đi gặp các nhà đầu tư. 

Và trên hết với các proptech hiện nay, cần xây dựng một nền tảng tập trung, kết nối được cả người mua và người bán bất động sản một cách thuận tiện và đưa được tài sản vào vận hành trong thời gian ngắn nhất. Và để làm được điều này, nền tảng công nghệ bắt buộc phải xuyên suốt kết nối người bán, người mua, người cho thuê và các dịch vụ liên quan. Để thành công, tính chính chủ của dữ liệu bất động sản sẽ quyết định việc thành bại. Nên các đơn vị có thâm niên sẽ có nhiều lợi thế hơn vì có thời gian xây dựng, thu thập và phân tích dữ liệu. 

Theo Morgan Stanley Research, những người sớm áp dụng công nghệ sẽ được nhiều lợi thế. Còn đối với các công ty công nghệ bất động sản, đây mới thực sự là thời điểm phác họa chân dung của các nhà vô địch.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước