Ý nghĩa của màu sắc trong chứng khoán
BÀI LIÊN QUAN
Force Sell là gì? Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ra sao?Những điều cần biết khi đầu tư chứng khoán dài hạnCách đọc màu sắc trong bảng giá chứng khoán
Trên bảng giá chứng khoán thường xuất hiện rất nhiều màu khác nhau nên nhà đầu tư cần phải hiểu về những màu sắc để biết được ý nghĩa cũng như biến động của thị trường dựa vào những màu này. Mỗi sự thay đổi về màu sắc đều có vai trò và ý nghĩa quan trọng với nhà đầu tư.
Màu tím trong chứng khoán
Màu tím sẽ là màu để thể hiện cho giá trần (CE), có nghĩa là mức giá trần cao nhất mỗi nhà đầu tư được quyền đặt lệnh mua hoặc bán trong phiên giao dịch trong ngày. Mỗi sàn giao dịch khác nhau sẽ có mức giá trần khác nhau dựa trên giá trị tham chiếu chứ không dùng chung một mức giá trần. Trong đó, mức giá để tham chiếu là giá của phiên đóng cửa giao dịch trước đó, như sau:Mỗi sàn giao dịch sẽ xác định mức giá trần theo công thức khác nhau dựa trên giá tham chiếu. Trong đó, giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Cụ thể:
Đối với sàn HNX, giá trần tăng 10% so với giá tham chiếu
Đối với sàn HOSE, giá trần tăng 7% so với giá tham chiếu
Đối với sàn UPCOM, giá trần tăng 15% so với giá tham chiếu
Ví dụ, vào phiên đóng cửa ngày 22/7/2022 giá của cổ phiếu SJC tại HNX là 38.200 đồng. Thì trên bảng giá chứng khoán vào ngày 25/7/2022 (thứ hai), giá trần (màu tím) của cổ phiếu này bằng 42.000 đồng đã tăng 10% so với phiên đóng cửa của ngày thứ 6.
Màu xanh dương trong chứng khoán
Màu xanh dương là màu được quy định để thể hiện mức giá sàn, mức giá này là mức thấp nhất để nhà đầu tư quyết định có đặt lệnh mua bán theo phiên giao dịch trong ngày hay không. Mức giá này của mỗi sàn giao dịch cũng khác nhau và được xác định dựa trên giá trị tham chiếu khác nhau với cách tính cụ thể như sau:
-Đối với sàn HNX, mức giá sàn giảm 10% so với mức giá tham chiếu của phiên giao dịch trước
- Đối với sàn HOSE, mức giá sàn giảm 7% so với mức giá tham chiếu của phiên giao dịch trước
- Đối với sàn UPCOM, mức giá sàn giảm 15% so với mức giá tham chiếu bình quân của phiên giao dịch trước đó.
Màu vàng trong chứng khoán
Màu vàng trong chứng khoán thể hiện và biểu thị cho giá tham chiếu, màu vàng cũng là sự thể hiện cho mức giá chứng khoán sẽ không có sự thay đổi với mức giá tham chiếu được đưa ra. Đồng nghĩa với việc mức giá của mã cổ phiếu trong kì giao dịch này sẽ bằng với giá của phiên đóng cửa ngày hôm trước. Đối với sàn UPCOM thì mức giá tham chiếu còn được gọi là giá vàng sẽ được xác định bằng mức bình quân của những phiên giao dịch gần nhất.
Màu đỏ trong chứng khoán
Màu đỏ là màu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng không muốn gặp vì đây là màu sắc biểu trưng cho mức giá hay chỉ số chứng khoán đang có chiều hướng giảm. Nhìn vào bảng giá chứng khoán mã nào có màu đỏ thì đã là mức giá thể hiện một cách đầy đủ nhất. Mức giá này thường cao hơn giá sàn nhưng thấp hơn so với giá tham chiếu.
Màu xanh lá trong chứng khoán
Trái ngược với màu đỏ thì màu xanh biểu thị cho những chỉ số và cổ phiếu đang có chiều hướng tăng như một tín hiệu đáng mức. Mức giá xanh dương thường thấp hơn giá sàn nhưng cao hơn so với giá tham chiếu. Trong một bảng giá chứng khoán khi thấy mã cổ phiếu chuyển sang màu xanh thì đây là cổ phiếu tiềm năng có thể mua hoặc bán được. Tuy nhiên, màu xanh này cũng sẽ biến động liên tục nên cần phải thường xuyên cập nhật tình hình.
Màu trắng trong chứng khoán
Màu trắng thể hiện các mã cổ phiếu của nhà đầu tư chưa được khớp lệnh với bất cứ giao dịch nào, mã cổ phiếu trắng sẽ có của cả bên bán và bên mua chứ không chỉ của một bên nhất định nào.
Ý nghĩa của các màu trên thị trường chứng khoán
Nếu là người mới tham gia vào thị trường chứng khoán người chơi có thể cảm thấy bị choáng vì những màu sắc nhấp nháy liên tục và có chuyển động nhanh. Các màu này thể hiện sự thay đổi của giá cổ phiếu trong phiên giao dịch:
- Nếu thị trường đỏ thì đó là một ngày buồn của các nhà đầu tư, vì đó là ngày giao dịch ảm đạm, giá cổ phiếu liên tục đi xuống.
- Nếu thị trường xanh thì đó là ngày khả quan của các nhà đầu tư khi các giao dịch có giá biến động mạnh theo chiều hướng tăng đem đến sự lạc quan, tích cực cho các nhà đầu tư.
- Dựa vào màu sắc của bảng giá chứng khoán làm nhà đầu tư có thể nắm được chỉ số giá tổng quát, quyết định mua hay bán đối với mỗi một mã giao dịch.
Tại sao màu sắc trong bảng giá chứng khoán thay đổi?
Sự thay đổi về màu sắc của giá chứng khoán là do 2 yếu tố chính tác động tới là tâm lý thị trường và các giao dịch mua bán. Ví dụ như thị trường xuất hiện thông tin tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị mang tính tiêu cực, thì giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo chiều đi xuống. Ví dụ, trong thời điểm ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch Tập đoàn FLC bán tháo cổ phiếu ra thị trường, sau đó bị điều tra tìm ra những ai phạm thì giá cổ phiếu FLC đã tụt đáy thê thảm. Điều này khiến cho các nhà đầu tư cũng phải điêu đứng và không kịp xoay chuyển.
Hay trong thời kì đại dịch Covid 19 diễn ra, nền kinh tế trên thế giới bị đóng băng đã khiến cho bảng giá chứng khoán thường xuyên rơi vào tình trạng báo động đỏ, nhà đầu tư phải chật vật chống đỡ.
Màu sắc của bảng giá chứng khoán đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư để họ có thể biết được thị trường đang biến động ra sao, từ đó đưa ra những quyết định chính xác đối với việc mua hoặc bán cổ phiếu mình đang nắm giữ.