Y học cổ truyền là gì? Những điều cần biết khi theo học ngành y học cổ truyền
BÀI LIÊN QUAN
Y học dự phòng là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường của sinh viên học ngành Y học dự phòngThuốc Đông y là gì? Một số thông tin về y học phương ĐôngKỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Thông tin về ngành kỹ thuật xét nghiệm y họcY học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền còn được gọi là Đông Y, dùng để phân biệt với Tây Y ( y học hiện đại phương Tây), có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam.
Ở nước ta, ngành y học cổ truyền đã tồn tại hàng trăm năm và đạt được nhiều thành tựu trong phòng ngừa, chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc hay châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Mục tiêu chính của phương pháp điều trị y học cổ truyền chính là tập trung vào việc điều chỉnh, cân bằng yếu tố Âm Dương trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, cơ sở lý luận của Đông y còn bao gồm học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, kinh lạc, bát cương, tạng tượng. Lý luận Đông Y dựa trên nền tảng triết học Trung Hoa, nếu Âm Dương và Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh.
Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền
Y học cổ truyền có thể chẩn đoán được bệnh bằng các phương pháp ngoại quan tứ chẩn dựa trên triệu chứng lâm sàng. Cụ thể như sau:
Vọng chẩn
Vọng chẩn trong y học cổ truyền là gì? Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu nhận biết bệnh. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bác sĩ y học cổ truyền biết được tình hình bệnh trong cơ thể phản ánh ra ngoài.
Văn chẩn
Việc chẩn đoán sẽ được nhận định thông qua những thông tin được cung cấp bởi người bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến những âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên,…
Vấn chẩn
Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý…
Thiết chẩn
Đây là phương pháp bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám bệnh. Có thể là sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, cũng có thể xem mạch.
Song song với tứ chẩn, y học cổ truyền cũng kết hợp thêm những chẩn đoán cận lâm sàng của y học hiện đại như xét nghiệm máu, hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh hiện nay.
Ưu điểm và nhược điểm của y học cổ truyền
Để hiểu rõ hơn về “y học cổ truyền là gì?” bạn đọc hãy theo dõi những thông tin về ưu nhược điểm của lĩnh vực này ngay sau đây.
Ưu điểm của y học cổ truyền là gì?
- Các phương pháp y học cổ truyền sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh thường có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc chữa bệnh chủ yếu là những nguyên liệu đến từ thiên nhiên như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây,… nên sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.
- Y học cổ truyền mang lại hiệu quả trong việc điều trị cho người mắc bệnh mãn tính. Bởi vì tính chất những căn bệnh này cần được điều trị lâu dài mà hạn chế tác dụng phụ. Hơn nữa, y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể người bệnh.
Hạn chế của y học cổ truyền là gì?
- Các loại thuốc trong y học cổ truyền tuy mang lại hiệu quả nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như Tây Y. Quá trình bào chế thuốc thường khá kỳ công và tốn thời gian, các loại thuốc thường có mùi nặng và khá khó uống đối với người chưa quen.
- Sinh viên ngành y học cổ truyền sau khi học xong phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài, tích lũy kinh nghiệm mới được hành nghề. Hiện nay ngành y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng cơ sở khám, chữa bệnh cũng như chất lượng nhân viên y tế.
Những tố chất cần có khi theo ngành y học cổ truyền là gì?
Để theo học ngành y học cổ truyền thì các bạn sinh viên khi tham gia ngành học này đòi hỏi phải được hội tụ đầy đủ những kỹ năng, tố chất cần có như sau:
- Đầu tiên một người bác sĩ y học cổ truyền phải có đức tính tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi vì phương pháp chữa bệnh này liên quan đến huyệt đạo hay bài thuốc, chỉ một sai sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của người bệnh.
- Có tấm lòng bao dung nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau ở người bệnh.
- Kiên trì, nhẫn nại trong việc tìm ra phương pháp chữa bệnh
- Mang lại cho người bệnh niềm tin bởi tâm lý người mang bệnh rất mong mỏi được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
- Có khả năng quan sát và phán đoán tốt về những thói quen cũng như cách chữa bệnh cho bệnh nhân, tăng cơ hội lành bệnh cho mỗi người.
- Điều kiện sức khỏe là rất quan trọng khi theo học ngành y học cổ truyền nói riêng và ngành y nói chung
Sinh viên học Y học cổ truyền ra làm gì?
Ngành đông y Việt Nam rất phát triển, chính vì vậy, khi theo học y học cổ truyền bạn có thể làm rất nhiều việc như bác sĩ y học cổ truyền, hay phòng chẩn trị y học cổ truyền, ... Hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn một số việc làm trong ngành y học cổ truyền tiêu biểu nhé!
Bác sĩ y học cổ truyền
Nếu bạn được đào tạo hệ đại học của những trường đại học y dược thì sau khi ra trường bạn sẽ trở thành bác sĩ y học cổ truyền và làm việc tại bệnh viện hay mở phòng khám tư cho mình.
Đối với các trường đào tạo trung cấp, cao đẳng, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành những y sĩ y học cổ truyền. Lương của bác sĩ y học cổ truyền trung bình khoảng 10 triệu/1 tháng, đây là con số đáng mơ ước với rất nhiều người.
Nhân viên trồng thuốc nam
Nghề y học cổ truyền muốn phát triển phải có nguồn nguyên liệu, đó là thuốc nam. Công việc này không được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y học cổ truyền nhưng cũng là việc làm thuộc ngành nghề này.
Ở nước ta đã có những làng nghề chuyên trồng thuốc nam cung cấp cho ngành y học cổ truyền nên cơ hội việc làm dành cho vị trí này luôn rộng mở.