Xu hướng điện toán đám mây trong tương lai
BÀI LIÊN QUAN
Bài toán về điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo tại Việt NamNhững cuốn sách về điện toán đám mây dành cho dân ITTop các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng điện toán đám mây lớn nhất thế giới1. Các dịch vụ hybrid cloud được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Hybrid cloud là một giải pháp điện toán đám mây ứng dụng cả 2 mô hình private cloud và public cloud. Theo số liệu thống kê có đến 87% doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược đám mây kết hợp. Bởi nó mang đến nhiều lợi ích thông qua việc kết hợp public cloud với sự bảo mật của môi trường private on-premise cloud.
Hệ thống hybrid cloud được thiết kế chuyên nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên truy cập dữ liệu và tài nguyên của công ty một cách dễ dàng bằng public cloud. Mặt khác private cloud cung cấp khả năng bảo mật và tuân thủ mọi quy định cần thiết để bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp. Đây là những tính năng mà công nghệ thông thường khó có thể làm được cho người dùng.
2. Distributed Cloud - Giải pháp đám mây phân tán phát triển mạnh
Một trong những xu hướng nổi bật của điện toán đám mây trong tương lai đó là sự bùng nổ Distributed Cloud. Đây chính là giải pháp đám mây phân tán phân bổ các dịch vụ public cloud đến các vị trí thực tế khác nhau. Nhờ đó nó sẽ nâng cao hiệu suất làm việc và trở thành giải pháp tuyệt vời cho những doanh nghiệp có yêu cầu cụ thể về vị trí địa lý.
Dịch vụ có khả năng phân phối ở các địa điểm tại chỗ hoặc nhiều trung tâm dữ liệu của bên thứ 3. Trong tương lai, các giải pháp Distributed cloud dự kiến sẽ phát triển giống các giải pháp hybrid cloud trong môi trường riêng tư. Nó trở nên đáng tin cậy hơn, tuân thủ mọi quy định, số lượng địa điểm tăng cao.
3. Máy tính không máy chủ - Serverless Computing
Điện toán không máy chủ là một dịch vụ đám mây khá mới mẻ. Tuy nhiên nhu cầu về dịch vụ này dự kiến sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2025. Đây được xem là xu hướng rất có lợi cho các nhà phát triển phần mềm. Bởi họ không còn phải quản lý và duy trì các máy chủ mạng. Tất cả tài nguyên sẽ được phân bổ bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Serverless Computing không đòi hỏi các nhà phát triển ứng dụng đám mây phải có chuyên môn sâu rộng về AWS hoặc Google Cloud Platform. Họ chỉ cần tương tác với giao diện không máy chủ để làm việc hiệu quả, tập trung phát triển. Đồng thời nó cũng giúp các nhóm front-end tối ưu hóa quy trình làm việc trong suốt thời gian dài.
4. Platform as a Service có sự tăng trưởng mạnh
Platform as a Service (PaaS) là xu hướng điện toán đám mây trong tương lai dự kiến có tốc độ tăng trưởng nhanh vào những năm tới. Nó cho phép công ty, doanh nghiệp sử dụng bên thứ 3 để cung cấp các nền tảng phát triển dựa trên đám mây. PaaS có sẵn trên nền tảng private cloud và public cloud nên hoạt động ổn định, lưu trữ dữ liệu và kiểm tra phần mềm thuận tiện hơn.
Trong tương lai việc sử dụng PaaS có xu hướng gia tăng đều đặn khi các doanh nghiệp đang tìm phương án hiện đại hóa các ứng dụng cũ. Khi dịch vụ Pass ngày càng phát triển mở rộng thì doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể tận dụng ưu thế về chi phí thấp, các khả năng sẵn có.
5. Trí tuệ nhân tạo ngày càng đóng vai trò to lớn
Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ tự động hóa với đa dạng thể loại gồm: chatbot, dịch vụ định vị và trợ lý kỹ thuật số. Dự kiến vào năm 2024 AI sẽ tiếp tục phát triển với thị trường vượt 300 tỷ USD. AI có xu hướng phổ biến hơn trong mọi môi trường làm việc. Bởi doanh nghiệp sẽ sử dụng nó để hợp lý hóa các quy trình kinh doanh, loại bỏ thao tác thủ công.
Bên cạnh đó việc tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích dữ liệu sẽ giúp các công ty có cái nhìn sâu sắc hơn về các sản phẩm và dịch vụ của mình. Công nghệ này có thể giúp tự động hóa bảng lương, dự báo ngân sách, định hướng phát triển… hiệu quả cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.
6. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của Multi-Cloud
Hiện nay có khoảng 93% các tổ chức đang áp dụng chiến lược Multi-cloud. Đây là giải pháp đa đám mây cho phép các doanh nghiệp sử dụng hai hoặc nhiều dịch vụ đám mây từ nhà cung cấp dịch vụ. Công ty, doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng bị đơn vị cung cấp khóa các tính năng cần thiết.
Trong tương lai nhiều tổ chức sẽ phát triển các chiến lược đa đám mây mà không cần phụ thuộc vào một nhà cung cấp cụ thể. Đơn vị cung cấp có thể xây dựng mối quan hệ với đối tác để kết hợp, tăng cường sức mạnh. Nhờ đó họ sẽ nâng cao tốc độ phát thương hiệu, rút ngắn thời gian tiếp thị cho những sản phẩm, dịch vụ của Multi-Cloud.
7. Edge computing - Xu hướng điện toán đám mây trong tương lai
Edge computing hay điện toán biên là một trong những xu hướng điện toán đám mây trong tương lai mới nổi lên. Công nghệ này liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu và thông tin trong các trung tâm dữ liệu. Tất cả thông tin đều được bán địa hóa gần với các thiết bị sử dụng chúng. Quá trình tính toán, quản lý sẽ xử lý cục bộ chứ không phải tại mạng đám mây trung tâm.
Theo nghiên cứu thì điện toán biên rất hữu ích ở những vị trí xa, nơi có kết nối kém. Công nghệ này có khả năng giải quyết các vấn đề về độ trễ ảnh hưởng tới tốc độ và hiệu suất của các ứng dụng thời gian thực. Trong tương lai Edge computing có thể hỗ trợ đắc lực cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt, chuông cửa từ xa, kiểm soát nhiệt độ, công tắc đèn thông minh…
8. Điện toán đám mây hỗ trợ tích cực cho ngành tài chính
Thực tế hiện nay các ngân hàng đang bắt đầu áp dụng điện toán đám mây như một phần của cơ sở hạ tầng kinh doanh. Điển hình như việc sử dụng công nghệ vào phân tích nhân sự và khách hàng, thanh toán. Nhờ đó các đơn vị tài chính cũng như ngân hàng có thể thận tưởng những lợi ích mà đám mây mang lại. Chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, bảo mật toàn diện, sự linh hoạt trong truy cập thông tin, khả năng mở rộng hệ thống…
Trong tương lai việc ngành tài chính sử dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì tính cạnh tranh và thúc đẩy cuộc đua chuyển đổi kỹ thuật số. Nhờ đó công nghệ này cũng góp phần phát triển to lớn vào công cuộc phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, kinh tế biến đối khó khăn như hiện nay.
Lời kết
Như vậy có thể thấy rằng các xu hướng điện toán đám mây trong tương lai sẽ phát triển theo hướng đa lĩnh vực. Các quy định sử dụng công nghệ này ngày càng nới lỏng, chi phí cũng được tối ưu hóa. Bởi vậy tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể ứng dụng đám mây vào quy trình làm việc. Nhờ đó mọi công việc, kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả tốt, tiết kiệm chi phí tối ưu. Đồng thời nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.