meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bài toán về điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì có rất nhiều thách thức mới được đặt ra. Trong đó việc làm thế nào để ứng dụng điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi đưa ra được giải pháp tối ưu nó sẽ giúp ích rất nhiều phát triển chung của đất nước.

1. Thực trạng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây ở Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud Computing) được xem là những nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Việc ứng dụng AI và Cloud Computing trở thành nguồn động lực to lớn giúp thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê IDG, có khoảng 32% các CIO và quản lý IT khẳng định chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ hơn và mang về nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, doanh nghiệp e ngại việc chuyển đổi. Điều này xuất phát từ những lo lắng về công nghệ, con người và tính an toàn bảo mật.

Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đều đang chần chừ, băn khoăn về việc có nên ứng dụng điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo hay không. Bởi khi dịch chuyển đổi từ mô hình truyền thống đến hiện đại có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Bên cạnh đó những yêu cầu chuyên biệt của từng doanh nghiệp sẽ đòi hỏi các điều kiện đặc biệt về cơ sở hạ tầng.




Trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây là nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển đổi số
Trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây là nền tảng quan trọng cho quá trình chuyển đổi số

2. Những lợi ích của điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo

Theo nghiên cứu khoa học thì điện toán đám mây là cơ sở để công nghệ nhân tạo ngày càng phát triển vững mạnh. Khi sử dụng điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo chúng ta không cần phải mua sắm phần cứng, cài đặt, bảo trì. Đồng thời tổ chức doanh nghiệp cũng không phải bố trí quản trị viên kỹ thuật cao để theo dõi hằng ngày.

Tất cả những vấn đề này sẽ được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây và hệ thống cảm biến thông minh. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào việc kinh doanh theo lĩnh vực chuyên môn của mình thay vì việc dành thời gian quan tâm đến máy chủ. Các chuyên gia công nghệ đã đánh giá rất cao xu hướng kết hợp giữa AI và Cloud Computing. Nó mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Trên cơ sở điện toán đám mây các nhà công nghiệp có thể tạo ra những phần mềm ứng dụng thông minh. Nó được truy cập nhiều tiện ích với tính năng cảm biến bằng vân tay giọng nói.
  • Các phiên bản phần mềm liên tục được cập nhật, lỗi phần mềm được sửa chữa bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây nhanh chóng. Người dùng sẽ trả phí theo yêu cầu sử dụng.
  • Thao tác và cấu hình phần mềm ứng dụng trực tuyến mọi lúc, mọi nơi. 
  • Không đòi hỏi doanh nghiệp, tổ chức phải cài đặt một phần mềm cụ thể để truy cập hoặc sử dụng ứng dụng trên đám mây.
  • Cung cấp công cụ lập trình, công cụ triển khai và môi trường thời gian chạy trực tuyến. Như vậy người dùng có thể khai thác tối đa các tính năng của ứng dụng.
  • Tài nguyên đám mây là sẵn có cho phép chúng ta truy cập độc lập nền tới mọi loại khách (client).
  • Công nghệ giúp người dùng tiết kiệm tối ưu thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao trong công việc.



Điện toán đám mây là cơ sở để công nghệ nhân tạo ngày càng phát triển
Điện toán đám mây là cơ sở để công nghệ nhân tạo ngày càng phát triển

3. Bài toán về việc ứng dụng điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 hướng đi cho các doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số. Cụ thể là việc ứng dụng điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán tồn tại và phát triển.

Theo số liệu thống kê năm 2020 thì phần lớn khối lượng dữ liệu, công việc của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức ở nước ta đã được chuyển từ không gian truyền thống sang nền tảng điện toán đám mây. Các dữ liệu thông tin thường ở dưới dạng hình ảnh, video, thư điện tử (email), ghi âm, tài liệu… 

Nó thay thế cho việc lưu trữ trong máy tính cá nhân đơn lẻ hay các thiết bị lưu trữ truyền thống. Như vậy từ phương thức lưu trữ truyền thống được chuyển thành dữ liệu số để cập nhật vào không gian chung của điện toán đám mây. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết trong khoảng 2, 3 năm tới điện toán đám mây kết hợp công nghệ nhân tạo sẽ thực sự bùng nổ.




Các doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số để tồn tại và phát triển
Các doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số để tồn tại và phát triển

Nó trở thành một trong những nhân tố quan trọng giúp ích cho việc phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Không đơn thuần chỉ là trung tâm dữ liệu mà còn là trung tâm điều hành, vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc sử dụng điện toán đám mây gắn với công nghệ AI mang đến giải pháp nâng cao năng lực và tiềm năng trong quá trình phát triển kinh doanh. 

Theo nhận định của chuyên gia thì chuyển đổi số là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Còn sử dụng điện toán đám mây và AI lại mang đến cơ hội tăng trưởng cao nhất. Thực tế hiện nay điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo là xu hướng công nghệ toàn cầu mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với Việt Nam. 

Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp tiên phong trong hai lĩnh vực này. Mặt khác sử dụng điện toán đám mây cho AI và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành giải pháp mang tính xu hướng trên toàn thế giới. Tuy nhiên doanh nghiệp hiện vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được các tri thức về AI và Cloud Computing.




Sử dụng điện toán đám mây và AI giúp doanh nghiệp nhanh phát triển
Sử dụng điện toán đám mây và AI giúp doanh nghiệp nhanh phát triển

4. Dự kiến xu hướng phát triển điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo trong tương lai

Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030, với ba mục tiêu chính:

  • Hướng tới Chính phủ số, đến năm 2025, nước ta đạt 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. Đồng thời Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
  • Về Kinh tế số, Việt Nam hướng đến mục tiêu nhóm 50 nước dẫn đầu về CNTT (IDI). Kinh tế số chiếm 20% GDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
  • Về Xã hội số, Việt Nam xây dựng mục tiêu trên 50% dân số có tài khoản thanh toán điện tử. Bên cạnh đó là việc phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh. Trong tương lai nước ta phấn đấu thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI). 

Như vậy tất cả những mục tiêu này nhằm xây dựng một Việt Nam số và đi đầu trong nhóm các nước xây dựng quốc gia số. Chính quyết tâm mạnh mẽ này đã tạo ra một lượng dữ liệu số vô cùng lớn. Đồng thời những dữ liệu này cần được phân loại, xử lý, phân tích và lưu trữ hiệu quả. Nó trở thành tiền đề cho việc bùng nổ nhu cầu trong nước về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo thông minh.




Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu cơ bản cho quá trình chuyển đổi số 
Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu cơ bản cho quá trình chuyển đổi số 

Lời Kết

Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ về điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Xu hướng này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nền tảng công nghệ 4.0. Nó mở ra cho các tổ chức, doanh nghiệp trong

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

14 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

14 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

14 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

14 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

14 giờ trước