Ứng dụng và lợi ích của điện toán đám mây trong Y tế
BÀI LIÊN QUAN
Lợi thế của ứng dụng điện toán đám mây trong giáo dụcKhái quát chung về ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệpĐiện toán đám mây và blockchain có chế độ bảo mật như thế nào?1. Điện toán đám mây trong Y tế được ứng dụng như thế nào?
Bản chất của điện toán đám mây trong Y tế là tạo ra phần cứng dùng chung được truy cập thông qua kết nối mạng internet. Công nghệ này có thể ứng dụng cho nhiều mục đích chăm sóc sức khỏe khác nhau. Nó giúp chúng ta xử lý thông tin trong bộ dữ liệu khổng lồ một cách nhanh và chính xác nhất.
Điện toán đám mây tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để hợp nhất các bệnh viện, bệnh nhân, công ty bảo hiểm và trung tâm R&D trong một hệ sinh thái duy nhất. Trong đó ngành y tế chủ yếu áp dụng vào việc giao tiếp, ra quyết định và dự báo những kế hoạch cần triển khai.
Theo số liệu thống kê thực tế có khoảng 35% tổ chức chăm sóc sức khỏe nắm giữ hơn 50% dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng trên đám mây. So với các ngành công nghiệp khác thì Y tế được xem là ngành đi xa nhất trong việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây. Nhất là ở thời kỳ dịch Covit 19 bùng nổ.
2. Các loại điện toán đám mây trong ngành Y tế
Mô hình điện toán đám mây trong chăm sóc sức khỏe nói chung, Y tế nói riêng có thể xuất phát từ 2 khía cạnh: phân phối và triển khai. Nó bao gồm những mô hình được sử dụng phổ biến như sau:
- SaaS (phần mềm như là một dịch vụ): Nhà cung cấp mang đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và khách hàng triển khai các ứng dụng, hệ điều hành của riêng mình.
- IaaS (cơ sở hạ tầng như một dịch vụ): Nhà cung cấp cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và hệ điều hành. Còn khách hàng sẽ triển khai các ứng dụng.
- PaaS (nền tảng như một dịch vụ): Nhà cung cấp cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ điều hành, ứng dụng các những thành phần khác trong một nền tảng chung.
3. Lợi ích của điện toán đám mây trong ngành Y tế
Hiện nay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hiểu biết về công nghệ đang chuyển hướng sang sử dụng điện toán đám mây. Bởi nó giải quyết hiệu quả nhu cầu của doanh nghiệp và bệnh nhân. Cloud Computing đã chuyển đổi toàn bộ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo hướng tích cực nhất. Một số lợi ích của điện toán đám mây trong Y tế có thể kể đến gồm:
3.1. Bảo mật an toàn cho thông tin bệnh nhân
Bảo mật thông tin của bệnh nhân là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành Y tế. Nhất là việc bảo mật hồ sơ bệnh án và các ghi chú về người bệnh. Yếu tố này cần được chú trọng ở tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám. Như vậy mới có thể bảo đảo sự riêng tư cho khách hàng.
Theo đó khi sử dụng điện toán đám mây chúng ta không cần lo lắng việc các dữ liệu lưu trữ cá nhân bị mất. Mọi thông tin, tài nguyên của bệnh viện hay phòng khám sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Phương thức lưu trữ trên đám mây còn giảm thiểu rủi ro về hồ sơ bị thất lạc, hư hỏng do sự cố nào đó.
3.2. Giảm thiểu chi phí cho ngành Y tế
Tương tự như các lĩnh vực khác, doanh nghiệp hoạt động trong ngành y tế, dược phẩm cũng quan tâm đến việc làm sao cắt giảm chi phí hoạt động ở mức tối đa. Trong trường hợp này thì lưu trữ dữ liệu trên đám mây được xem là sự lựa chọn hoàn hảo.
Bởi mô hình lưu trữ đám mây có giá trung bình rẻ hơn khoảng 10 lần so với dùng máy chủ thông thường. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí thuê máy chủ, thuê chuyên gia quản lý và vận hành máy chủ.
3.3. Dễ dàng chia sẻ thông tin dữ liệu
Việc truy cập vào hệ thống lưu trữ thuốc hay hệ thống của bệnh viện không hề dễ dàng. Trừ trường hợp được người phụ trách quản lý hay bác sĩ cho phép. Bởi đây là những thông tin bí mật quan trọng, nhạy cảm nên không phải ai cũng có quyền được biết. Tuy nhiên nếu dùng hệ thống lưu trữ đám mây chúng ta vừa bảo mật thông tin lại vừa giúp bác sĩ truy cập thông tin cùng lúc.
Bên cạnh đó bác sĩ còn có thể truy cập ở nhiều địa điểm, thời gian khác nhau. Chẳng hạn như một chuyên gia sức khỏe đang công tác ở nước ngoài vẫn có điều kiện tiếp cận thông tin mà không cần có mặt trực tiếp ở phòng khám hay bệnh viện. Bác sĩ vẫn có khả năng chẩn đoán bệnh qua thăm hỏi online.
3.4. Sao lưu và nhập nhật dữ liệu thường xuyên
Công nghệ điện toán đám mây luôn đảm bảo việc cập nhật dữ liệu thường xuyên và sao lưu định kỳ mỗi tuần. Điện toán đám mây trong y tế sẽ giảm thiểu rủi ro về tình trạng mất dữ liệu trong thời gian xử lý cùng khả năng bảo mật thông tin tốt. Mặt khác nó còn hạn chế việc máy chủ gặp sự cố.
Theo một số nghiên cứu thì công nghệ Cloud Computing rất phù hợp với các yêu cầu của bệnh viện hay trung tâm y tế. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống thông tin và hệ thống mạng hoạt động suốt 24/7.
3.5. Phát triển mô hình Mobile Health
Ở các trung tâm R&D, bệnh viện và cơ sở sản xuất việc lưu trữ, xử lý thông tin thường phụ thuộc chủ yếu vào máy tính bàn. Tuy nhiên với công nghệ điện toán đám mây chúng ta có thể lưu trữ, truy cập dữ liệu trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng internet. Họ có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,… để truy cập hồ sơ, dữ liệu. Đồng thời, bệnh nhân cũng có điều kiện trao đổi với bác sĩ mà không cần tới quyền truy cập hay thiết bị đặc biệt.
4. Một số hạn chế khi áp dụng điện toán đám mây trong Y tế
Theo các chuyên gia công nghệ, trở ngại lớn nhất khi áp dụng điện toán đám mây trong Y tế là rủi ro bảo mật. Thông tin về người bệnh vốn rất nhạy cảm nên cần được bảo vệ cẩn thận trước các mối đe dọa bên ngoài.
Các bệnh viện, phòng khám cần bảo an ninh cho dữ liệu lưu trữ trên đám mây bằng việc mã hóa dữ liệu. Hoặc sử dụng khóa bảo mật để truy cập và sử dụng blockchain để bảo mật dữ liệu một cách an toàn nhất.
Mặt khác dữ liệu chăm sóc sức khỏe và các ứng dụng có liên quan cũng phải tuân thủ luật điều chỉnh dữ liệu như HIPAA, HITECH và GDPR. Như vậy chúng ta mới có thể điều chỉnh hay mở rộng dữ liệu khi cần thiết. Điều này cần có sự cam kết của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Lời kết
Như vậy có thể thấy rằng ứng dụng của công nghệ điện toán đám mây trong Y tế rất đa dạng và linh hoạt. Công nghệ này sẽ phục vụ tốt cho tất cả các bệnh viện, phòng khám với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đồng thời nó mang đến cho doanh nghiệp, cá nhân những lợi ích vô cùng thiết thực. Quan trọng nhất là vấn đề bảo mật thông tin an toàn và cắt giảm tối ưu chi phí.