meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các giai đoạn lịch sử phát triển điện toán đám mây

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Hiện nay điện toán đám mây ngày càng trở nên quan trọng trọng ngành công nghệ thông tin. Nó được xem là mô hình có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của internet trong nhiều thập kỷ vừa qua. Vậy lịch sử phát triển điện toán đám mây như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của điện toán đám mây

Điện toán đám mây có tên tiếng anh là Cloud computing. Công nghệ này được hình thành, phát triển từ lưới điện và điện toán tiện ích. Nó cung cấp cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider) cùng phần mềm như dịch vụ (Software as a Service). Lịch sử phát triển điện toán đám mây trải qua nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm: 

1.1. Giai đoạn đầu những năm 1990

Vào năm 1981 sự ra đời của Apple và Microsoft đã mang đến bước chuyển biến mới mẻ cho internet. Từ đó số lượng người quan tâm đến lĩnh vực mạng cũng tăng nhanh chóng. Sau đó, IBM tiếp tục phát hành lô PC đầu tiên được trang bị hệ điều hành MAC. Sự kiện này đã đặt nền móng cho sự phát triển của công nghệ thông tin vào đầu những năm 1990.

Tiếp đến là sự ra đời của World Wide Web. Đây là phương thức kết nối hiện đại, lần đầu tiên được xuất bản bởi Cern. Khoảng 2 năm sau, trình duyệt đã có bước tiến vượt bậc. Mặc dù là sản phẩm công nghệ mới nhưng điện toán đám mây lại nhận được lời nhận xét tích cực từ phía người dùng bởi sự hiện đại, tính tiện dụng. Đặc biệt công nghệ đã xin cấp giấy phép từ nhiều quốc gia khác nhau nhằm tạo điều kiện sử dụng cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ.

Ngoài ra, một số hệ điều hành mới như Windows và Microsoft liên tục nâng cấp, phát hành các phiên bản hạng nhất. Điều này hướng đến việc mở rộng hóa dịch vụ internet trong đời sống. Đồng thời nó cũng tạo đòn bẩy cho điện toán đám mây không ngừng phát triển mạnh trong tương lai. 




Trong những năm 1990 điện toán đám mây là một sản phẩm công nghệ mới
Trong những năm 1990 điện toán đám mây là một sản phẩm công nghệ mới

1.2. Giai đoạn cuối những năm 1990

Vào cuối năm 1990 Salesforce.com được ra mắt và nhanh chóng trở thành trang web thương mại đầu tiên cung cấp các ứng dụng thương mại. Mô hình này giúp chủ đầu tư đa dạng hóa phương thức bán hàng, đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh chóng. Từ đó việc kinh doanh diễn ra năng suất hơn.

Trên thực tế nhiều người đã nhận ra giá trị của máy chủ đám mây và bắt đầu sử dụng chúng thông qua Yahoo, email… Không những thế các công ty, doanh nghiệp còn nhận thấy rõ lợi ích của điện toán đám mây trong quá trình vận hành thông tin nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ cho đối tác. 

Bởi vậy vào năm 1999 Salesforce.com đã trở thành trang web đỉnh cao hạng nhất. Bất kỳ người dùng nào sử dụng thiết bị kết nối internet đều có thể tìm kiếm thông tin trên trang web. Sự kiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới của điện toán đám mây.

1.3. Giai đoạn đầu những năm 2000

Thời gian trôi qua phiên bản Amazon Web Services xuất hiện tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong lịch sử phát triển điện toán đám mây. Đây là trang thương mại lớn nhất với số lượng rất lớn người tham gia vào thời điểm năm 2000. Trong quá trình hoạt động Amazon dần thay đổi theo hướng khoa học hơn về giao diện cũng như các phương thức mua bán điện tử.

Vào năm 2004 trang mạng xã hội facebook bắt đầu xuất hiện. Nó cho phép người dùng trao đổi và cập nhật thông tin nên phát triển rất nhanh chóng. Facebook được xem là ứng dụng nổi bật của công nghệ điện toán đám mây. Ứng dụng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khiến người dùng thích thú.




Amazon Web Services xuất hiện tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong lịch sử phát triển điện toán đám mây
Amazon Web Services xuất hiện tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong lịch sử phát triển điện toán đám mây

1.4. Giai đoạn cuối những năm 2000

Vào năm 2006 Amazon đã phát hành thêm các dịch vụ elastic compute cloud ký hiệu EC2. Nó cho phép các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh bộ xử lý để chạy các ứng dụng của riêng mình. Cùng trong năm này, Google ra mắt dịch vụ kỹ thuật Google Docs có thể trực tiếp chia sẻ tài liệu với người dùng. Nhờ đó dịch vụ của điện toán đám mây ngày càng được nhiều người biết đến hơn.

Tới năm 2010 điện thoại thông minh và các thiết bị máy tính bảng ra đời. Chúng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người và tạo nên lịch sử phát triển điện toán đám mây toàn diện. Ngày nay Cloud computing đã rất phổ biến. Amazon cung cấp những giải pháp quản lý thông minh dựa trên công nghệ đám mây như Amazon S3. Ngoài ra, Google, EXA, Microsoft, HP... cung tham gia vào việc phát triển mô hình mạng theo dạng này.

2. Ứng dụng thực tiễn của công nghệ điện toán đám mây

Điện toán đám mây tạo điều kiện cho người dùng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần bạn có kết nối với mạng internet thì sẽ tìm kiếm được thông tin mà mình cần. Theo các nghiên cứu công nghệ này có những ứng dụng thực tiễn như sau:

2.1. Cơ sở dữ liệu đám mây

Việc sử dụng điện toán đám mây được xem là giải pháp hiệu quả cho các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Bởi công nghệ này giúp chủ doanh nghiệp giải quyết tối ưu một số vấn đề. Chẳng hạn như tiết kiệm chi phí đầu tư cho công nghệ kỹ thuật, không có đội ngũ vận hành chuyên môn cao nhưng lại cần xử lý một lượng lớn dữ liệu. Nó cũng rất phù hợp đối các đơn vị, tổ chức có ngân sách hạn hẹp. 

Cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây sẽ hoạt động mạnh mẽ. Điều này suất doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí mua máy chủ vật lý để lưu trữ và vận hành thông tin. Đặc biệt Đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp sẽ bảo đảm tính ổn định cho hệ thống cơ sở dữ liệu trong suốt quá trình vận hành. Nhờ đó đơn vị sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm.




Điện toán đám mây được xem là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp
Điện toán đám mây được xem là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp

2.2. Dịch vụ lưu trữ website an toàn

Lưu trữ website được xem là vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết khi hệ thống của doanh nghiệp không thể đáp ứng sự tăng trưởng liên tục của đơn vị mình. Khi áp dụng công nghệ điện toán đám mây thì mọi vấn đề liên quan sẽ luôn được giải quyết một cách ổn thỏa. 

Bên cạnh đó doanh nghiệp chỉ cần thanh toán theo nhu cầu thực tế khi sử dụng dịch vụ lưu trữ. Tuy nhiên nhà cung cấp vẫn đảm bảo hệ thống an ninh, bảo mật tuyệt đối xuyên suốt và trọn vẹn trong quá trình vận hành.

2.3. Sao lưu, khôi phục dữ liệu nhanh chóng

Nếu áp dụng công nghệ điện toán đám mây thì khi có sự cố bất ngờ xảy ra người dùng vẫn có thể tự động khôi phục dữ liệu chỉ trong thời gian ngắn. Tính năng này mang đến sự tiện lợi tối đa trong suốt quá trình doanh nghiệp lưu trữ, xử lý thông tin. Người dùng sẽ không cần lo lắng về việc mất hết dữ liệu khi chẳng may quên nhấn Save. Nó sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho đội ngũ nhân viên mà vẫn đảm bảo năng suất công việc.

2.4. Ứng dụng quản lý doanh nghiệp

Khi đưa mọi dữ liệu lên hệ thống lưu trữ đám mây doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý bất cứ khi nào. Hầu hết các nền tảng chuyên phân tích dữ liệu đều sử dụng hình thức này. Đồng thời chúng có khả năng xử lý dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc một cách trọn vẹn, hiệu quả cao. 

2.5. Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hiệu quả

Khi có kết nối mạng internet người dùng sẽ được phép sao lưu dữ liệu ở mọi lúc mọi nơi. Một số ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: Google Drive, Dropbox, Onedrive… Chúng phục vụ đắc lực cho quá trình làm việc của tất cả mọi người dùng. 




Người dùng điện toán đám mây được phép sao lưu dữ liệu ở mọi lúc mọi nơi
Người dùng điện toán đám mây được phép sao lưu dữ liệu ở mọi lúc mọi nơi

Lời kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ về lịch sử phát triển điện toán đám mây. Đồng thời qua đó chúng tôi cũng đã nêu rõ những ứng dụng thực tiễn của công nghệ Cloud computing. Những năm tới công nghệ đám mây hứa hẹn sẽ ngày càng có nhiều bước tiến vượt bậc hơn nữa. Nó sẽ phục vụ đắc lực cho mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong đời sống với sự đổi mới của công nghệ thông tin.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước