Xu hướng bất động sản bán lẻ xanh hóa đang thu hút người tiêu dùng
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản xanh sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương laiThị trường nào đang dẫn đầu châu Á về lĩnh vực “bất động sản xanh”?Chuyển hướng sống khỏe, bất động sản xanh lên ngôiTrung tâm thương mại đa dạng
Theo vneconomy.vn, thương mại điện tử bùng nổ trong những năm vừa qua, cộng với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã khiến thói quen mua sắm trực tiếp của khách hàng giảm mạnh. Từ đó, nhu cầu thuê mặt bằng để bán lẻ cũng giảm tương ứng. Hoặc doanh nghiệp “co cụm”, chỉ thuê một mặt bằng nhỏ để tạo sự hiện diện trong các trung tâm thương mại nhằm cắt giảm chi phí và tập trung vào các kênh bán lẻ online nhiều hơn.
Có thể nói đây là một sự thay đổi có tính bước ngoặt của lĩnh vực bán lẻ và kênh bất động sản. Theo các chuyên gia của Savills, thay vì tới những trung tâm thương mại đơn thuần chỉ có hàng hóa và các dịch vụ chăm sóc khách hàng cơ bản, người tiêu dùng sẽ hướng tới những trung tâm thương mại đa dạng tiện ích, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác.
Theo ông Tom Whittington, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu bán lẻ của Savills Anh quốc, kết hợp các mục đích sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng sẽ tạo ra sự hiệu quả vượt trội cho bất động sản, qua đó thúc đẩy lượng khách đến cũng như hình thành những không gian thú vị và hữu ích hơn.
Cũng theo chuyên gia này, tại Anh quốc, các cửa hàng bán lẻ sẽ phải giảm mức sử dụng năng lượng đồng thời cải thiện hiệu suất sử dụng của các tòa nhà trung tâm tâm thương mại, do đây là nguồn phát thải chiếm 20% trong nhóm các công trình không phải nhà ở (non-domestic property).
Từ đó, các dự án mới với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến về xã hội, môi trường cũng như kinh tế sẽ mang tới những công trình bền vững. Điều này sẽ được kiểm chứng theo thời gian.
Nhấn mạnh lợi ích của sự đa dạng các mục đích sử dụng của bất động sản bán lẻ, ông Whittington cho rằng, điều này sẽ tạo ra sự bền vững và doanh thu ổn định, kiến tạo những không gian hấp dẫn hơn. Người tiêu dùng sẽ gắn bó hơn với các bất động sản có tầm nhìn chiến lược hướng về xã hội, “xanh” hơn.
Các dự án áp dụng định hướng xanh hóa sẽ góp phần giảm sự phát thải khí carbon, tái tạo năng lượng cũng như thúc đẩy đa dạng sinh họ. Chẳng hạn như hệ thống mái nhà xanh, sẽ góp phần vào sản xuất lương thực cho các đô thị, điều hết sức ý nghĩa trong bối cảnh an ninh lương thực đang là mối quan tâm của các quốc gia.
Trên thực tế, tại Anh quốc, các doanh nghiệp đã có sự táo bạo trong lựa chọn sự thay đổi. Điển hình như tại Trung tâm mua sắm Castlegate ở Stockton, dự án này đã được chuyển đổi thành một công viên công cộng.
Điều này cho thấy khi sự thay đổi mục đích sử dụng của các trung tâm bán lẻ tại đô thị lớn, đưa những lựa chọn phi bán lẻ (non-retail uses) vào dự án. Việc cải thiện các khía cạnh xã hội và môi trường trong bất động sản sẽ giúp thu hút người dân và góp phần thúc đẩy những giá trị về kinh tế khác.
Khách hàng tăng mua sắm trong không gian xanh
Theo các kết quả nghiên cứu của Savills, hiện nay các nhà đầu tư trên khắp thế giới đang đưa Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) vào trong chiến lược phát triển của họ, biến nó thành yếu tố trung tâm. Dự báo, thời gian tới các doanh nghiệp không đặt ESG là vấn đề ưu tiên có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và nhóm người dùng cuối, từ đó gây kìm hãm sự tăng trưởng.
Các trung tâm bán lẻ lớn trên thế giới cũng cho rằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, xanh hóa sẽ hoạt động tốt hơn so với thông thường. Từ đó cũng đặt ra câu hỏi đối với các nhà bán lẻ sử dụng các dự án cũ, là họ sẽ làm như thế nào để được người tiêu dùng và các nhà đầu tư đánh giá tích cực?
Theo các chuyên gia của Savills, đầu tiên các nhà bán lẻ cần cắt giảm tiêu thụ năng lượng. Nếu cắt giảm 20% lượng năng lượng tiêu thụ thì có thể tăng doanh thu lên 5%. Rõ ràng, đó là mũi tên trúng hai đích: môi trường và tài chính.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư hiện đang gặp khó khăn trong việc triển khai bất động sản bán lẻ xanh. Đó là kinh nghiệm cũng như tâm lý lo ngại chi phí tăng làm giảm lợi nhuận. Với người tiêu dùng, không phải tất cả đều có thể phân biệt được thế nào là một trung tâm thương mại “xanh”, hoặc ở một mức độ khác, nhiều người sẽ có suy nghĩ những địa điểm như vậy khá đắt đỏ để có thể hưởng tiện ích. Điều này sẽ cần các nhà bán lẻ và chủ đầu tư đẩy mạnh việc truyền thông, tạo ra sự gần gũi với khách hàng cũng như chứng minh được lợi ích của trung tâm bán lẻ “xanh”.
Các chuyên gia của Savills cho biết, các nhà bán lẻ cần phải xác định một cách rõ ràng việc đầu tư cho bất động sản xanh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất về kinh tế và môi trường.
Nếu nhìn vào thị trường Việt Nam, hiện nay các dự án bán lẻ xanh hóa vẫn chưa thực sự được triển khai bài bản, có xuất hiện một số trung tâm thương mại một phần hướng đến mục tiêu này nhưng chưa trở thành chiến lược chính của các nhà đầu tư, bán lẻ. Nhiều tiện ích cũng đã được bố trí cho khách hàng trải nghiệm cũng như không gian xanh đã đi vào thiết kế. Theo Savills, xanh, sạch hơn vẫn là điều khách hàng mong muốn khi mua sắm, điều này có thể sẽ góp phần giữ chân họ với nhà bán lẻ lâu hơn cũng như thay đổi nhận thức về môi trường và giá trị xã hội. “Cộng đồng thích không gian xanh hơn, sạch hơn và họ sẽ trung thành hơn khi các cải tiến về giá trị xã hội và môi trường được thực hiện”, Giám đốc Nghiên cứu bán lẻ Savills Anh quốc, ông Whittington nhận định.