Vùng đất quốc gia là gì? Những quy định của pháp luật liên quan đến vùng đất quốc gia
BÀI LIÊN QUAN
Bằng khoán đất là gì? Có cấp được sổ đỏ cho bằng khoán đất không?Quỹ đất là gì? Những vấn đề về pháp lý liên quan đến quỹ đất nhà đầu tư nên nằm lòngĐất LNK là gì? Những lưu ý khi đầu tư đất LNK mà bạn nhất định phải biết?Lãnh thổ, cư dân và chính quyền là 3 yếu tố cơ bản để cấu thành lên một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là không gian cần thiết, cơ sở thực tế cho sự tồn tại của quốc gia. Lãnh thổ được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu vùng đất quốc gia. Vậy vùng đất quốc gia là gì? Những quy định của pháp luật liên quan đến vùng lòng đất quốc gia? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Vùng đất quốc gia là gì?
Trước tiên, Meey Land sẽ giúp độc giả làm rõ về khái niệm lãnh thổ quốc gia. Cụ thể, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một quốc gia. Về mặt địa lý và pháp lý, lãnh thổ quốc gia gồm 4 bộ phận cấu thành đó là: Vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất.
Theo Điều 1, Hiến pháp 2013 nêu: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời."
Vùng đất quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và đảo xa bờ)
Vùng lòng đất quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất.
Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không biển mà phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Theo đó, dựa theo vị trí, tính chất riêng của từng vùng, người ta chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, ao, hồ, sông, ngòi, đầm (cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.
2. Những quyền của một nước đối với vùng đất quốc gia
Theo nguyên tắc quốc tế, các nước phải tôn trọng và không xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia. Nếu không có sự cho phép của quốc gia đó thì các nước khác không được phép đe dọa, dùng vũ lực xâm phạm hoặc sử dụng lãnh thổ của một nước.
Đối với vùng đất quốc gia thì quốc gia sở hữu có những quyền sau:
- Quốc gia có quyền tài sản, tài phán trên vùng đất thuộc lãnh thổ toàn diện và tuyệt đối nhưng không vi phạm những điều cấm theo luật quốc tế
- Người dân của quốc gia đó được tự do đi lại, sinh sống và làm việc trên vùng đất thuộc chủ quyền của quốc gia nhưng không vi phạm những điều quốc tế cấm.
- Người dân sống trên vùng đất quốc gia được tôn trọng lợi ích và những quyền cơ bản theo quy định của nước đó.
- Vùng đất quốc gia đem lại một về mặt đất, môi trường tự nhiên để con người sinh sống nên việc bảo vệ vùng đất và lãnh thổ quốc gia là điều quan trọng mà các nước trên thế giới luôn đặt lên hàng đầu.
3. Vùng lòng đất quốc gia là gì?
Ngoài việc làm rõ vùng đất quốc gia là gì, trong bài viết này cũng sẽ đề cập đến vùng lòng đất quốc gia là gì?
Như đã đề cập, vùng lòng đất quốc gia bao gồm toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và cả vùng nước nằm trong đường biên giới thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Vùng lòng đất sẽ kéo đến tận tâm trái đất và quốc gia có quyền hoàn toàn, tuyệt đối với vùng lãnh thổ này. Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Biên giới quốc gia trong lòng đất
Dựa theo Khoản 4 Điều 5 Luật biên giới quốc gia 2003 cùng với văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH năm 2020 cho biết:
- Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
- Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Việt nam và các nước hữu quan.
4. Những quy định liên quan đến vùng đất và vùng lòng đất
Theo nguyên tắc chung, vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất nên mọi quốc gia đều có quyền định đoạt với vùng lãnh thổ của mình. Do đó, những hoạt động như thăm dò, nghiên cứu khoa học hoặc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên ở vùng lòng đất đều phải dưới sự hướng dẫn cũng như kiểm soát của các cơ quan có chứng năng, thẩm quyền của quốc gia. Những quy định về vùng đất và vùng lòng đất đều được nêu rất rõ tại hệ thống văn bản pháp luật của mỗi quốc gia.
4.1. Nguyên tắc khai thác tài nguyên khoáng sản
Tại Luật Khoáng sản ban hành năm 2010 của Việt Nam đã nêu rất rõ quy định về việc quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản quốc gia như sau:
- Hoạt động khai thác khoáng sản trong vùng đất quốc gia phải phù hợp với những chiến lược, dự án quy hoạch khoáng sản đồng thời phải có những phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác kèm với hoạt động sử dụng khoáng sản hợp pháp, gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các danh thắng quốc gia và các tài nguyên thiên nhiên khác.
- Việc khai thác khoáng sản phải đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
- Hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hoạt động thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
- Cần lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản khi quyết định đầu tư khai thác khoáng sản.
- Áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng mỏ, từng loại khoáng sản để khai thác tối đa khoáng sản cũng như đảm bảo an toàn cho người thực hiện và không làm thay đổi địa chất.
Bên cạnh đó, hoạt động thăm dò, khai thác phải song song với bảo vệ khoáng sản, tài nguyên quốc gia trong vùng đất lãnh thổ quốc gia, cụ thể:
- Khai thác khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, đồng bộ với các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng, các dự án quy hoạch tổng thể của quốc gia.
- Khai thác và sử dụng khoáng sản tiết kiệm, tránh lãng phí. Bảo đảm có thể phục vụ tốt nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo đúng nhu cầu sử dụng, đáp ứng nhu cầu về khoáng sản trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản.
- Đảm bảo chính xác các kết quả điều tra cơ bản về địa chất nói chung, khoáng sản và khoáng sản đã thực hiện nói riêng nhằm tạo tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản quốc gia.
4.2. Những hoạt động bị cấm trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trong quá trình khai thác và và bảo vệ khoáng sản, để tránh bị cá nhân và tổ chức trục lợi, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cấm, cụ thể:
- Cấm xâm phạm lợi ích của Nhà nước nói chung, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức/cá nhân nói riêng bằng các hoạt động khoáng sản.
- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc khai thác khoáng sản khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Có hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản của đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Tự ý cung cấp thông tin hoặc cung cấp trái pháp luật thông tin khoáng sản thuộc bí mật của Nhà nước.
- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Tất cả các hành vi nêu trên nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Pháp luật Việt Nam hiện đã ban bố đầy đủ Luật và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính nếu các cá nhân hoặc tổ chức cố ý vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như đã nêu trên.
5. Mối quan hệ giữa vùng lòng đất và biên giới quốc gia
Như đã nói ở trên, vùng lòng đất quốc gia là toàn bộ phần nằm bên dưới vùng đất, vùng nước thuộc lãnh thổ quốc gia. Có nghĩa là biên giới quốc gia đến đâu thì vùng lòng đất của quốc gia sẽ được bao phủ đến đó.
Điều này có nghĩa rằng, các xác định biên giới của một quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định vùng lòng đất của một quốc gia đó. Biên giới quốc gia có thể được xác định như sau:
- Việc phân giới, cắm cột mốc giữa các quốc gia: Biên giới quốc gia được xác định thông qua các cột mốc biên giới. Cắm mốc biên giới tới đâu thể hiện chủ quyền của quốc gia đến đó. Các nước có đường biên giới giáp nhau đều mong muốn xác định được cột mốc làm biên giới giữa các quốc gia.
- Biên giới quốc gia sẽ được xác định bằng việc tuyên bố chủ quyền dựa trên các điều ước quốc tế. Ví dụ: Công ước luật biển năm 1982.
Có thể thấy, việc xác định biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định vùng lòng đất của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đối với từng phần thuộc lãnh thổ quốc gia, Việt Nam đã đưa ra những quy định cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể hiện chủ quyền tuyệt đối, quyền chiếm hữu hợp pháp cả mình, đồng thời để bảo vệ an ninh chủ quyền của tổ quốc. Đồng thời cũng nhằm mục đích thể hiện quyền lực tối cao của một nước đối với phần lãnh thổ của mình mà các quốc gia khác không được xâm phạm.
Hy vọng những chia sẻ về vùng đất quốc gia là gì, vùng lòng đất là gì và những quy định mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích với độc giả.