VinFast dự kiến IPO thông qua SPAC: Chuyên gia nói gì?
BÀI LIÊN QUAN
VinFast sẽ IPO tại Mỹ thông qua SPAC, định giá ban đầu 23 tỷ USDAlibaba “đánh thức” làn sóng IPO của ngành công nghệ, hé lộ kế hoạch tỷ USD ở Hong KongTrước thềm IPO, Shein thành công “liên minh” với các nhà thiết kế, mục tiêu 2 năm đạt 60 tỷ USDTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, ngày 12/5 vừa qua, VinFast đã công bố thỏa thuận sáp nhập với Black Spade Acquisition Co (NYSE: BSAQ). Sau giao dịch thì công ty hợp nhất sẽ có giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu ghi nhận là 23 tỷ USD sau khi sáp nhập, chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác.
Dự kiến, trong năm 2023 giao dịch sẽ kết thúc sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cũng như cổ đông, các điều kiện hoàn tất khác theo thông lệ. Sau giao dịch thì các cổ đông hiện hữu của VinFast sẽ sở hữu cho mình 99% trong công ty sau quá trình sáp nhập. Và công ty cũng tiếp tục theo đuổi kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Là tiền đề mở rộng quy mô ở trên thị trường quốc tế
Bà Lê Thị Thu Thủy - là Chủ tịch VinFast kiêm Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup nói về kế hoạch của VinFast rằng: “Trong đợt IPO này,VinFast cũng nhắm đến mục tiêu là sẽ niêm yết thành công ở Mỹ. Đây sẽ là tiền đề quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của VinFast ở trên thị trường quốc tế”.
Cũng theo bà Thủy, VinFast hiểu rõ được sự khó khăn thực tế hiện nay trên thị trường toàn cầu, tuy nhiên mục tiêu về sự phát triển đột phá của VinFast là sẽ không thay đổi. Khó khăn trên thế giới dự báo vẫn sẽ kéo dài trong khi những bước tiến của VinFast như mọi người vẫn thấy là đang rất đúng hướng.
VinFast cũng đã bước ra thế giới, có mặt ở Bắc Mỹ, châu Âu cùng những chiếc ô tô điện đầu tiên sắp đến tay người dùng. Đây chính là thời điểm VinFast không cần huy động thêm nguồn vốn mà còn cần khẳng định niềm tin với người dùng trên thế giới.
Tạo ra “cú hích” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Cựu đốc Khối môi giới kiêm Giám đốc chi nhánh TP HCM - CTCP Chứng khoán VNDirect (mã: VND) - ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết, lại nhìn về những tác động đến tập đoàn Vingroup và thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà VinFast IPO.
Cũng theo lời ông Điệp, nhìn vào cơ cấu sở hữu của VinFast nhận thấy tập đoàn đang nắm 51% cổ phần, còn lại là các công ty thuộc sở hữu cá nhân của ông Phạm Nhật Vượng. Ông Điệp nói rằng: “Tức là nếu vụ IPO thành công thì sẽ bán được 10% trên vốn hóa 23 tỷ USD, sẽ có khoảng 2,3 tỷ USD tiền mặt được Vingroup và cá nhân ông Vượng thu về”.
Con số này ở thị trường chứng khoán Mỹ là không lớn, tuy nhiên so với quy mô nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam là không nhỏ. Vingroup cũng sẽ có tiền mặt để tiếp tục triển khai dự án của mình.
Hiện nay, thị trường đang thiếu thủ lĩnh, thực sự thì nếu VinFast thành công trong thương vụ IPO lần này sẽ là cú hích lớn để giới đầu tư quốc tế biết về thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng có thể nói sẽ là bước chuyển mình để đưa chứng khoán Việt Nam thoát khỏi cái ao làng.
Cũng tương tự, theo chuyên gia đầu tư chứng khoán Phan Dũng Khánh chia sẻ rằng, nếu như VinFast thực hiện IPO thành công, niêm yết thì đây là tin phấn khởi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Sẽ là lựa chọn điển hình
Có thể thấy, việc VinFast bắt tay với Black Spade cũng được đánh giá sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ niêm yết cổ phiếu của hãng xe điện Việt ở trên sàn chứng khoán Mỹ, tương tự như cách mà Grab đã tiếp cận với thị trường này hay như những cái tên Vinagame, Gogoro,… đang cân nhắc lựa chọn.
Điển hình như Grab Holding Ltd đã lựa chọn sáp nhập với Altimeter Growth cũng như niêm yết cổ phiếu GRAB trên sàn chứng khoán Nasdaq vào thời điểm tháng 12/2021. Thời điểm đó, Grab công bố định giá doanh nghiệp ở mức là 39,6 tỷ USD.
Giám đốc AFA Research & Education - ông Phan Lê Thành Long nhận định, việc niêm yết thông qua SPA của VinFast đã được nhắc đến nhiều lần. Định giá lần công bố trước (trong giai đoạn đỉnh cao của xe điện) là có thể lên đến con số 60 tỷ USD, mức này cao hơn nhiều hãng xe điện danh tiếng hiện tại.
Đến thời điểm hiện tại, SPAC đang là xu thế mà các doanh nghiệp châu Á lựa chọn để IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ. SPAC tiếng Anh là Special Purpose Acquisition Companies (tạm dịch là công ty mua lại với mục đích đặc biệt).
Đây là những công ty đã niêm yết nhưng chỉ trên danh nghĩa và không có hoạt động kinh doanh thực chất. Những SPAC được sử dụng để huy động vốn mua lại từ công ty có hoạt động thật - tuy nhiên bên mua sẽ mua lại SPAC và chính thức IPO ở trên sàn.
Có thể thấy, việc sáp nhập với SPAC giúp rút ngắn các thủ tục trở thành doanh nghiệp đại chúng và cho phép huy động được tiền vốn nhanh chóng hơn so với một cuộc IPO thông thường. Và một vụ sáp nhập SPAC cũng có thể hoàn tất chỉ trong thời gian vài tháng, so với quy trình kéo dài đến nửa năm để đăng ký IPO với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) sẽ ngắn hơn.
Mặc dù vậy thì việc niêm yết thông qua SPAC đã khó khăn hơn khi vào năm 2021, cơ quan quản lý ở Mỹ cũng đã thắt chặt quy định liên quan đến các công ty mua lại có mục đích đặc biệt.
Trong đó thì SEC cung đã có động thái kìm hãm cơn sốt SPAC bằng việc ban hành một văn bản hướng dẫn cho rằng các chứng quyền phát hành cho nhà đầu tư sớm có thể không được xem là một phần vốn chủ sở hữu, phải xếp vào nhóm nợ phải trả khi hạch toán kế toán.