Việt Nam nhập khẩu hơn 3 tỷ USD sản phẩm chăn nuôi dù nguồn cung nội địa vẫn dồi dào
BÀI LIÊN QUAN
Hết 11 tháng, xuất nhập khẩu đạt 673,83 tỷ USDViệt Nam vừa đạt con số kỷ lục về xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêuNhập khẩu gạo của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh thời gian quaTại “Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi thịt và trứng gia cầm vùng Đông Nam bộ” được tổ chức ngày 8/12 vừa qua bởi Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà quản lý ngành chăn nuôi và thị trường nông sản đã đề cập đến thông tin trên.
Giảm nhập khẩu thịt vì nguồn cung còn nhiều
Theo thông tin từ ông Đinh Viết Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Vùng I, bình quân người Việt Nam hiện nay tiêu thụ 55 - 57 kg thịt các loại và 130-135 quả trứng/ năm. Con số này chỉ bằng 70-80% so với mức tiêu thụ của người dân các nước châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nước ta sản xuất được tổng 6,5 triệu tấn thịt và 17 tỷ quả trứng gia cầm, thủy cầm mỗi năm. Đa số lượng sản xuất đều phục vụ tiêu thụ trong nước, còn tỉ lệ xuất khẩu chiếm một phần rất thấp.
Tuy nhiên, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3 tỷ USD về mặt hàng thị và sản phẩm chăn nuôi trong 11 tháng của năm nay. Trong số đó, thị phần lớn nhất thuộc về thịt lợn tươi, sau đó là các loại thịt khác và phụ phẩm gia cầm.
Ngành khách sạn được dự báo tăng trưởng khả quan
Theo dự báo của Cushman & Wakefield, công suất thuê phòng khách sạn sẽ nhanh chóng hồi phục về mức trước thời điểm đại dịch. Cụ thể, ngành du lịch Hà Nội được dự báo sẽ hồi phục sớm hơn những nơi khác vì thủ đô của Việt Nam ít phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, ngược lại phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi vậy, công suất thuê phòng tại Hà Nội ở giai đoạn 2022-2023 sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao hơn so với TP HCM.Cơ hội nào cho ngành cà phê Việt Nam bứt phá khi suy thoái kinh tế đang là trở ngại lớn?
Nguyên nhân chính khiến sức mua cà phê dạng hạt - loại cà phê xuất khẩu chính trên thế giới sụt giảm trong những tháng cuối năm là những lo ngại về kinh tế suy thoái. Ngành cà phê cần thay đổi để thích nghi và tiếp tục phát triển. Vậy ngành sẽ đi theo hướng nào để đảm bảo sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới?Dự báo ngành thép năm 2023: Giá và lợi nhuận sẽ hồi phục chậm dù nhận được hỗ trợ bởi đầu tư công
Ở trong báo cáo triển vọng của ngành thép thì Công ty chứng khoán Rồng Việt đã cho rằng ngành thép vẫn có ít cơ hội hồi phục trong năm 2023 bởi tiêu thụ vẫn còn yếu cũng như áp lực về tỷ giá, lãi suất lên chi phí tài chính.Ông Đinh Viết Tú nói: “Chúng ta đã có các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn rót vốn vào sản xuất, cung cấp trứng và thịt, hình thành chuỗi cung ứng. Nhờ đó, cải thiện giá trị sản xuất và giá trị ngành hàng. Thế nhưng, số lượng trứng và thịt sản xuất ra đa phần là tiêu thụ nội địa”.
Theo ông Vũ Cường, Trưởng phòng Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản), chuỗi sản xuất và tiêu thụ thịt, trứng gia cầm ở vùng Đông Nam Bộ có sự khác biệt giữa các hình thức, trong đó hợp nhất (thịt gia cầm 2%, trứng gia cầm 4%), có liên kết (thịt gia cầm 12%, trứng gia cầm 22%) và không liên kết (thịt gia cầm 86%, trứng gia cầm 74%).
Trong chuỗi thịt không liên kết, giá bán rẻ hơn 10%, lợi nhuận thấp hơn 10,9% so với chuỗi thịt liên kết.
TP.HCM và Bình Dương là những thị trường tiêu thụ chủ yếu. Theo ông Cường, cần tổ chức sản xuất theo hình thức hợp nhất hoặc chuỗi có liên kết, đồng thời cần có cơ chế chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.
Theo ông Đỗ Hữu Phương, đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam, dẫn đầu cả nước về chăn nuôi, nhất là gia cầm là Đông Nam Bộ. Qua quá trình theo dõi, đối tượng biến động giá nhiều nhất là gà công nghiệp chuyên thịt lông trắng.
Bình quân giá gà xuất chuồng trong quý đầu năm là 31.800 đồng, chịu lỗi 1.063 đồng mỗi kg gà. Trong nửa cuối năm, giá xuất chuồng tăng thì chăn nuôi gà lông trắng mới có lợi nhuận. Gà lông màu có giá khá ổn, bà con lãi ít. Xuất khẩu gia cầm trong tháng 10 đạt 1 ngàn tấn có trị giá 2,2 triệu USD.
Ông Phương cho rằng nguồn cung nội địa đang rất dồi dào. Ông khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu thịt lợn, thịt gia cầm đông lạnh. Ngoài ra, ông cũng nhắc đến việc giảm giá bán lẻ để kích cầu, đẩy mạnh chế biến sâu sản phẩm thịt gia cầm nhằm tạo nguồn dự trữ giúp bình ổn thị trường và tăng cường giá trị gia tăng.
Ông Phương đề xuất: “Cần thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá kênh phân phối với sản phẩm thị nhằm đảm bảo quyền lợi người chăn nuôi và người tiêu dùng, Nhà nước tạo lập quỹ bình ổn về giá thịt nhằm hỗ trợ điều tiết thị trường tốt hơn”.
Đại diện Cục Chăn nuôi phía Nam cũng đề nghị các ngân hàng hỗ trợ tín dụng giúp giảm thiểu trở ngại cho người dân, xem xét phương áp hỗ trợ người chăn nuôi phù hợp.
Cần khắc phục 3 vấn đề của ngành chăn nuôi
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, Đồng Nai có 1,7 triệu gia cầm, tuy nhiên lại không có cơ sở giết mổ tập trung. Theo đó sản phẩm được vận chuyển ngược lên Long An giết mổ rồi lại trở về người tiêu dùng tại Đồng Nai. Theo đó, người dùng phải dùng giá cao, người chăn nuôi thì bán giá thấp.
Ông Nguyễn Trí Công cho biết ngành chăn nuôi tại Đồng Nai đang cần xử lý 3 vấn đề.
Đầu tiên là khẳng định khâu dự báo thị trường của tỉnh khá kém, người chăn nuôi đa phần không nắm được biến động thị trường. Đa số đều sản xuất theo hướng may rủi.
Chúng ta đã sở hữu các phần mềm, đề nghị khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh dùng các chủ thể chuỗi liên kết để chủ động dự báo thị trường, sản xuất tiêu chuẩn và tiêu chí của thị trường…
Thứ hai là đưa Ngân hàng Nông nghiệp trở thành ngân hàng đặc thù của ngành. Lãi suất ngân hàng hiện rất biến động, lãi suất rất cao còn người nuôi vẫn đang chịu lỗ.
Thứ 3 là bất cập trong công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan cần đẩy mạnh kiểm tra hơn nữa để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, phát biểu kết thúc diễn đàn rằng chỉ còn hơn 1 tháng là đến Tết Nguyên đán và đó là giai đoạn vàng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Xét về áp lực nhập khẩu các sản phẩm thịt lạnh trong khi nguồn cung nội địa còn dồi dào, ông kiến nghị Cục Chăn nuôi, Cục Thú y và các cơ quan liên quan có nghiên cứu, và đánh giá tổng quan, tham mưu Bộ về cả sản phẩm gia cầm và mặt hàng khác như lợn, thịt bò… Ngoài ra, chú ý làm thế nào để gia tăng khả năng sản xuất và chế biến của doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Ông Toàn cho rằng việc thiết lập không gian bán hàng trên mạng tại Đông Nam Bộ còn hạn chế. Trong khi nền tảng thương mại điện tử sẽ là cơ hội mở ra giúp hợp tác xã và doanh nghiệp đổi mới cách thức kinh doanh tiêu thụ chăn nuôi.