Ngành khách sạn được dự báo tăng trưởng khả quan
BÀI LIÊN QUAN
Các “ông lớn” khách sạn mở rộng hoạt động khi du lịch phục hồiHuyền thoại thiết kế Philippe Starck - Người thay đổi ngành khách sạn thế giới: Với ông, mỗi khách sạn là một bộ phim!Hành trình trở thành tập đoàn nhượng quyền khách sạn lớn nhất thế giới của MarriottTheo Nhịp sống thị trường, Cushman & Wakefield cho biết lượng khách quốc tế đến Hà Nội trong quý vừa qua đã giảm 84,2% với 175.317 lượt vào năm ngoái. Đa số lượng khách đến thủ đô là khách nội địa, thế nhưng ngày càng có nhiều khách quốc tế du lịch tới Hà Nội hơn sau khi Việt Nam mở cửa biên giới chính thức sau những ngày tháng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ở kỳ SEA Games 31 hồi tháng 5, thủ đô Hà Nội đã đón 31.448 khách quốc tế đến thăm hoặc dự sự kiện này. Sở Du lịch Hà Nội cho biết thành phố đã đón tổng cộng 766.400 lượt khách quốc tế đến tháng 9 năm 2022, tăng 59,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều khách sạn đã phải đóng cửa hồi đại dịch, ngoài ra cũng có một số dự án bị bỏ hoang và nhiều dự án khác bị đình trệ. Hà Nội hiện tại có hơn 348 khách sạn và khu căn hộ dịch vụ với tổng cộng 26.849 phòng. Trong đó, có 9 khách sạn tham gia vào thị trường năm 2021 với tổng 720 phòng, trong đó có 47 phòng của Khách sạn Capella Hà Nội. Lũy kế đến đầu tháng 9 năm nay, Hà Nội đón chào thêm 5 khách sạn mới. Tất cả đều tự quản lý, không có thương hiệu quốc tế và thuộc phân khúc trung cấp đến cao cấp.
Bình Định mời gọi nhà đầu tư dự án khu đô thị và du lịch 5.228 tỷ đồng
Dự án khu đô thị và du lịch An Quang có diện tích 89,2 ha đang được tỉnh Bình Định kêu gọi nhà đầu tư với nhiều yêu cầu về năng lực tài chính.Điểm sáng trên thị trường du lịch: Gần 92 triệu lượt khách nội địa trong vòng 10 tháng đầu năm
Thống kê số liệu mới nhất của Tổng cục Du lịch cho thấy trong vòng 10 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch nội địa đạt gần 92 triệu, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Với chính sách mở cửa du lịch quốc tế thì ngành du lịch Việt Nam đã lan tỏa những năng lượng tích cực.Nhanh chóng đón đầu xu hướng du lịch trong năm 2023
Bất chấp vấn đề kinh tế và địa chính trị còn phức tạp trên toàn thế giới, có tới 72% tổng số người dân toàn cầu vẫn có nhu cầu đi du lịch. Dự kiến trong năm 2023, ngành du lịch sẽ có sự bùng nổ mới.Ngoài ra, dịch bệnh cũng tác động khiến RevPAR vào năm 2021 giảm xuống mức 30 USD với ADR và công suất thuê đều sụt giảm đáng kể. RevPAR tăng 60,2% trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước. Và đây là tín hiệu hồi phục sớm với công suất thuê phòng cải thiện 15,1%. Theo dự đoán của JLL, sự hồi phục sẽ thực sự xảy ra sau khi Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới và không còn áp dụng những hạn chế liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh.
Cushman & Wakefield cho biết so với những thành phố khác, ngành du lịch Hà Nội được dự báo sẽ hồi phục sớm hơn vì thủ đô của Việt Nam ít phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, ngược lại phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi vậy, công suất thuê phòng tại Hà Nội ở giai đoạn 2022-2023 sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng cao hơn so với TP HCM. Theo dự kiến, từ nay đến cuối năm 2025, thị trường sẽ đón nhận thêm 5.617 phòng khách sạn, trong đó có một số khách sạn như Four Seasons Hà Nội - 100 phòng, Fairmont Hà Nội - 241 phòng, Grand Mercure Hà Nội - 250 phòng, và Novotel Lê Đức Thọ - 350 phòng.
Vào năm 2019, TP HCM chứng kiến lượng khách quốc tế đến cao nhất với 8, triệu lượt khác. Bước sang năm 2020 và 2021, trong tình trạng các nước đều đóng cửa các chuyến bay quốc tế vì đại dịch, số lượng khách nước ngoài tới TP HCM đều giảm đáng kể khi ghi nhận lượng khách du lịch quốc tế đến vào năm 2021 thậm chí là 0 lượt. Sau đó, lượng khách quốc tế đến TP HCM đã tăng dần khi Việt Nam cho khởi động lại những chuyến bay quốc tế và thực hiện nới lỏng các quy định về xuất nhập cảnh. Sở Du lịch TP HCM cho biết thành phố đã đón hơn 2,1 triệu người nước ngoài tính đến tháng 9 năm 2022.
Trong những năm gần đây, nguồn cung phòng khách sạn tại TP HCM tăng mạnh. Tại TP HCM, nguồn cung phòng khách sạn đa phần ở phân khúc trung cấp với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,0% cho giai đoạn 2015-2019. Việc khai trương của nhiều khách sạn đã bị trì hoãn bởi đại dịch COVID 19. Trong tương lai, nguồn cung được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, trong bối cách hoạt động du lịch được mở cửa hoàn toàn, khách quốc tế và các nhà đầu tư sẽ trở lại như hồi trước đại dịch. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, thành phố đã đón thêm 13 khách sạn và khu căn hộ dịch vụ mới mở cửa, ngang với 448 phòng được thêm vào nguồn cung đang hiện có.
Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022, ngành du lịch chứng kiến doanh thu phòng (RevPAR) trên toàn thị trường đạt 42 USD, tăng 104,7% so với cùng kỳ, ghi nhận đang trên đà hồi phục. Thế nhưng, mức tăng này vẫn thấp hơn so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch khi RevPAR ghi nhận đạt ở mức 80 USD. Thực tế cho thấy doanh thu phòng chỉ ở mức 52,0% so với năm 2019. Công suất thuê và giá bán phòng (ADR) đang ở thời kỳ hồi phục với ADR đạt 94 USD, đã tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và công suất thuê phòng tăng 44,5%.
Việt Nam mới chỉ mở cửa hoàn toàn biên giới từ giữa tháng 3. Do đó, số lượng khách du lịch được cho là sẽ hồi phục dần đều trong năm nay. Thành phố có khả năng sẽ hồi phục trở lại gần với mức trước đại dịch năm 2019 trong bối cảnh trung và dài hạn vì nhu cầu của thị trường khách sạn gia tăng nhanh chóng. Thế nhưng, việc Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế và đóng cửa biên giới vì dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp và cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự hồi phục hoàn toàn của thị trường du lịch của thành phố HCM.
Dự kiến, ADR và công suất thuê phòng sẽ hồi phục về mức trước đại dịch và bắt đầu ổn định dần từ năm 2025 trở đi. Giai đoạn 2022-2025 được dự báo sẽ có 1,974 phòng cao cấp và hạng sang được thêm vào thị trường, với tỉ lệ tăng trưởng là 17,4%. Vì đa phần nguồn cung trong tương lai là vào năm 2023, nên dự kiến công suất thuê phòng năm 2024 sẽ tăng chậm hơn.