Nhập khẩu gạo của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh thời gian qua
BÀI LIÊN QUAN
Phân hóa hai mảng sáng tối trong bức tranh lợi nhuận quý 3/2022 của ngành gạoXuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảmGạo Việt đón nhận kết quả tích cực trên thị trường quốc tếXuất khẩu gạo của Việt Nam hàng năm đạt khoảng 5-6,5 triệu tấn. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng gạo nhập về Việt Nam tăng cao với khoảng 1 triệu tấn. Hoạt động sản xuất trong nước phần nào bị ảnh hưởng vì tình hình trên không được kiểm soát.
Cả xuất nhập khẩu đều tăng
Vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và một số bộ ngành, đơn vị về việc lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 107 liên quan đến kinh doanh xuất khẩu gạo.
Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,94 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1 thị trường xuất khẩu có kim ngạch đạt hơn 90 tỷ USD.Vỏ hạt điều giúp các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan thoát lỗ ngoạn mục
Thời gian gần đây, bỏ hạt điều đã không còn bị xem là rác, phải đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, chúng có thể dùng để ép lấy dầu. So với dầu FO, dầu làm từ vỏ điều sẽ được sử dụng làm chất đốt công nghiệp với giá thành rẻ hơn khoảng 60%. Có năm, khi giá nhân điều giảm mạnh, giá bán vỏ điều sẽ bù đắp khoảng 10% doanh thu, giúp cho các doanh nghiệp có thể thoát lỗ.Năm 2023, đơn hàng của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực sụt giảm nghiêm trọng
Theo doanh nghiệp ở các ngành hàng đều có chung nhận định đó là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nửa cuối quý IV và đầu năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn so với kết quả của quý 3.Dự thảo cho thấy một số nội dung đáng chú ý có liên quan đến việc kiểm soát diễn biến nhập khẩu gạo về thị trường Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam hiện nay khá dồi dào, đảm bảo được an ninh lương thực, dự trữ quốc gia, đồng thời dành được một lượng nhất định cho hoạt động xuất khẩu.
Việt Nam có khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng, gần đây, tình trạng gạo nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam đã tăng mạnh trong diễn biến giá lương thực thế giới tăng cao, Việt Nam dần chuyển sang xuất khẩu mặt hàng gạo đạt chuẩn chất lượng.
Theo Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất gạo trong nước sẽ bị ảnh hưởng, gây tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến an ninh lương thực nếu việc nhập khẩu gạo quá nhiều mà không được quản lý và thống kê đầy đủ, kịp thời.
Cụ thể, việc nhập khẩu sẽ tác động tới sản xuất lúa gạo, sản xuất bia, rượu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất những sản phẩm từ gạo như bánh, bún, tạo sự cạnh tranh với sản phẩm trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của người sản xuất và có thể ảnh hưởng gián tiếp tới an ninh lương thực cũng như an ninh kinh tế xã hội.
Bộ Công Thương cho biết cần có những quy định về quản lý nhập khẩu gạo nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước kịp thời chủ động để điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo nhằm phù hợp với mục tiêu quản lý ở từng giai đoạn.
Theo đề xuất từ Dự thảo sửa đổi nghị định 107, Bộ Công Thương chủ đồng phối với với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng áp dụng biện pháp nhằm quản lý nhập khẩu khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có khả năng tác động tới sản xuất trong nước.
Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm trong việc thống kê, cập nhật gửi Bộ Công thương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất tùy theo yêu cầu và đề nghị liên quan đến tình hình sản xuất, nhập khẩu gạo dựa theo những tiêu chí bao gồm số lượng, chủng loại, trị giá, thị trường, thương nhân nhập khẩu, khách hàng xuất khẩu, cửa khẩu nhập khẩu cũng như đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp.
Tại sao nhập khẩu gạo về Việt Nam tăng đáng kể
Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng đã đưa ra lý giải về việc Việt Nam tăng nhập khẩu gạo trong thời gian vừa qua. Cụ thể, ông cho biết nước ta hiện tập trung trồng những giống lúa chất lượng cao nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu như OM, giống lúa thơm ST hay những loại đặc sản khác…
Thế nhưng, nhiều thị trường như Trung Đông, Châu Phi, Trung Quốc hay Philippines… chỉ ưa chuộng nhập khẩu nhiều loại gạo trắng thông dụng như IR 50404. Do nguồn cung thiếu hụt nên các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia để mua và hợp tác thuê đất trồng lúa. Sau đó thu hoạch rồi đem gạo về Việt Nam để chế biến, xuất khẩu, nhất là trong tình trạng nguồn cung từ Việt Nam sụt giảm mạnh.
Theo GS-TS Võ Tòng Xuân (chuyên gia lúa gạo), ưu điểm của lúa gạo Campuchia là ít sử dụng những loại hóa chất bảo vệ thực vật, giống tốt và đất đai phì nhiêu màu mỡ. Do đó, chất lượng được đảm bảo và dù có giá cao thì vẫn được người tiêu dùng ưa thích.
Diện tích đất nông nghiệp tại Campuchia hiện nay còn chưa được khai phá nhiều, chi phí lao động thấp hơn tại Việt Nam. Do đó, nhiều doanh nghiệp Việt đã chuyển hướng sang nước này để đầu tư, trồng lúa và thu hoạch.
Thế nhưng, cảnh báo của ông Xuân cho thấy để tránh tình trạng đấu trộn vào nhau để xuất khẩu, nguồn gạo Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam cần phải trải qua quy trình truy xuất nguồn gốc rõ ràng, và minh bạch.
GS-TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh: “Các thị trường hiện nay đều siết chặt về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Thậm chí cả Trung Quốc cũng đã làm khâu xuất xứ rất chặt chẽ. Do đó, các nhà xuất khẩu gạo của nước ta cần phải trung thực, làm thật tốt nhằm giữ uy tín và thương hiệu của gạo Việt Nam trên trường quốc tế”.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho thấy Campuchia đã xuất khẩu hơn 1,7 triệu tấn lúa trong 6 tháng đầu năm nay, tương ứng với khoảng 900.000 tấn gạo thành phẩm tới thị trường Việt Nam. Trị giá của số lượng lúa xuất khẩu này đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, khi đạt hơn 336 triệu USD.
Theo thống kê năm 2021 của Tổng cục Hải quan, tổng số lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 1 triệu tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 719.970 tấn, nắm giữ 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước.
Đa phần chủng loại gạo nhập khẩu đều là gạo tấm (thuộc phân nhóm HS 100640), và gạo trắng khác (thuộc phân nhóm HS 100630). Số gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ mục đích về sản xuất và kinh doanh trong nước để làm bánh, bún, sản xuất bia rượu hoặc thức ăn chăn nuôi.