meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phân hóa hai mảng sáng tối trong bức tranh lợi nhuận quý 3/2022 của ngành gạo

Thứ tư, 16/11/2022-14:11
Theo Chứng khoán VNDirect, 2 “ông lớn” Lộc Trời và Trung An cùng với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn chính là những doanh nghiệp được hưởng lợi nhớ từ xu hướng tăng của giá gạo, giúp biên lợi nhuận tăng lên. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ngành gạo khác lại không được may mắn như vậy. 

Bức tranh lợi nhuận ngành gạo có sự phân hóa

Kết thúc quý 3 năm nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gạo đã tiếp tục sự phân hóa của quý trước đó. Trong khi một số doanh nghiệp ghi nhận lãi đậm như Tập đoàn Lộc Trời hay Nông sản thực phẩm An Giang, một số đơn vị khác lại ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn, thậm chí là thua lỗ. 

Đối với nhóm doanh nghiệp tăng trưởng trong quý vừa qua, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Mã chứng khoán: LTG) là 2.736 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 37%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ và đạt gần 64 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Lộc Trời là 8.629 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, chiếm đến 57% là doanh thu lương thực, con số này tương đương với 5.025 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn vẫn ghi nhận mức sụt giảm 23% so với 9 tháng đầu năm trước và đạt mức 203 tỷ đồng.


Đối với nhóm doanh nghiệp tăng trưởng trong quý vừa qua, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Mã chứng khoán: LTG) là 2.736 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 37%
Đối với nhóm doanh nghiệp tăng trưởng trong quý vừa qua, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Mã chứng khoán: LTG) là 2.736 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 37%

Trong năm nay, tập đoàn đặt mục tiêu 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy sau 9 tháng đầu năm, Lộc Trời đã thực hiện được gần 51% kế hoạch lợi nhuận dành cho cả năm. 

Bên cạnh Tập đoàn Lộc Trời, một doanh nghiệp khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 năm nay là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (Mã chứng khoán: AFX). Trong quý này, doanh thu hợp nhất của Nông sản Thực phẩm An Giang là 366 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gấp hơn 2 lần; lãi sau thuế cao gấp 12 lần cùng kỳ và đạt 9 tỷ đồng. 

Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty là 989 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng mạnh 91%. Lợi nhuận sau thuế của Nông sản Thực phẩm An Giang cao gấp gần 6,8 lần cùng kỳ và đạt hơn 27 tỷ đồng. Theo Ban lãnh đạo công ty, tình hình kinh doanh sản xuất trong kỳ đang trên đà hồi phục hậu Covid-19. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận gộp về bán hàng đã tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh đó, công ty cũng đã tiến hành cơ cấu các khoản đầu tư tài chính nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Tuy nhiên, trái ngược với mảng sáng trong bức tranh kinh doanh quý 3/2022 của ngành gạo, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã chứng khoán: TAR) ghi nhận doanh thu thuần giảm 31% so với cùng kỳ, đạt gần 500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2 tỷ đồng và ghi nhận mức giảm lên đến gần 95% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Trung An là 2.222 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng 14%. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế đã giảm 9% so với cùng kỳ đạt 52 tỷ đồng. 

Trong năm nay, Trung An đặt mục tiêu 3.500 tỷ đồng doanh thu thuần cùng với 110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này mới chỉ thực hiện được hơn 63% mục tiêu doanh thu cùng với 47% kế hoạch lợi nhuận cho cả năm.  

Cùng một mảng màu không mấy tươi sáng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, Mã chứng khoán: NSC) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh trong quý 3/2022 không mấy khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần của Vinaseed trong kỳ này là 307 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 24%. Sau khi trừ các chi phí, công ty này báo lãi 28 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 18%. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Vinaseed là 1.202 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước chỉ nhỉnh nhẹ 2%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng 14% so với cùng kỳ và đạt 152 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý Vinaseed đã hoàn thành được 56% kế hoạch doanh thu cùng với 58% lợi nhuận trước thuế đề ra cho cả năm. 


Trong kỳ này, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Mã chứng khoán: VSF) ghi nhận mức lãi 265 triệu đồng cùng kỳ năm trước lỗ 97 tỷ đồng
Trong kỳ này, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Mã chứng khoán: VSF) ghi nhận mức lãi 265 triệu đồng cùng kỳ năm trước lỗ 97 tỷ đồng

Ở mảng màu tối trong quý 3/2022, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Mã chứng khoán AGM) lại rơi vào cảnh thua lỗ. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty đã giảm 45% so với cùng kỳ và đạt 710 tỷ đồng; sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp lỗ gần 29 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Xuất nhập khẩu An Giang tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 3.092 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi khấu trừ các chi phí, doanh nghiệp lỗ 35 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 18 tỷ đồng. Trong năm nay, Xuất nhập khẩu An Giang đặt mục tiêu 3.929 tỷ đồng doanh thu cùng với 25 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy sau 3 quý, Xuất nhập khẩu An Giang mới chỉ thực hiện được 79% mục tiêu doanh thu, nhưng con đường để có lãi vẫn còn quá xa.  

Trong kỳ này, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Mã chứng khoán: VSF) ghi nhận mức lãi 265 triệu đồng cùng kỳ năm trước lỗ 97 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu thuần của doanh nghiệp cũng đạt 3.652 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Tổng công ty là 10.830 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 13%. Doanh nghiệp lãi sau thuế hơn 5,1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 248 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đã thực hiện được gần 70% mục tiêu doanh thu nhưng chưa thực hiện được 20% mục tiêu lãi trước thuế. 

Giá gạo tăng sẽ giúp các doanh nghiệp hưởng lợi?

Trong quý 3 vừa qua, có một sự kiện nổi bật trong ngành gạo trên phạm vi toàn cầu, đó là việc Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và đánh thuế 20% đối với các giống gạo khác (trừ gạo Basmati và gạo đồ) kể từ ngày 8/9. Điều đáng nói, Ấn Độ vốn là quốc gia vốn chiếm hơn 40% lượng gạo chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu, đang cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar. Chính vì thế, ngay sau thông tin này, các chuyên gia dự báo giá gạo sẽ tăng cao, mang đến lợi thế cho một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.


Theo Chứng khoán VNDirect, 2 “ông lớn” Lộc Trời và Trung An cùng với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn chính là những doanh nghiệp được hưởng lợi nhớ từ xu hướng tăng của giá gạo, giúp biên lợi nhuận tăng lên. Ảnh minh họa
Theo Chứng khoán VNDirect, 2 “ông lớn” Lộc Trời và Trung An cùng với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn chính là những doanh nghiệp được hưởng lợi nhớ từ xu hướng tăng của giá gạo, giúp biên lợi nhuận tăng lên. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo Chứng khoán VNDirect, 2 “ông lớn” Lộc Trời và Trung An cùng với tỷ trọng xuất khẩu gạo lớn chính là những doanh nghiệp được hưởng lợi nhớ từ xu hướng tăng của giá gạo, giúp biên lợi nhuận tăng lên. VNDirect phân tích, hiện nay Lộc Trời là một trong những nhà phân phối gạo đến cả 2 thị trường trọng yếu của thế giới là Trung Quốc và EU. Vì thế, việc Trung Quốc giảm sản lượng (chủ yếu do khí hậu khắc nghiệt) cùng với việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo vì hạn hán cũng mang đến những lợi ích đáng kể cho Lộc Trời. 

Bối cảnh này cũng cũng là cơ hội cho Trung An bởi kinh doanh gạo là lĩnh vực chủ yếu của doanh nghiệp. Tỷ trọng xuất khẩu cũng chiếm khoảng gần 15% tổng doanh thu của Trung An, trong đó Trung Quốc chính là thị trường xuất khẩu gạo chính khi chiếm đến 27% tỷ trọng doanh thu xuất khẩu. Đây cũng là lý do mà VNDirect kỳ vọng Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh lượng gạo trong nước bị thiếu hụt, đồng thời điều này sẽ là động lực giúp Trung An tăng sản lượng xuất khẩu.

Tính đến thời điểm hiện tại, lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã thực thi được hơn 1 tháng. Dù những dự báo về việc hưởng lợi của các doanh nghiệp vẫn chưa được rõ ràng, kỳ vọng về việc giá gạo tăng lên đã được ghi nhận trong tháng 10 vừa qua. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 10 được giao dịch trong khoảng 425 đến 430 USD/tấn - đây là mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái cho đến nay, thậm chí còn cao hơn so với gạo cùng loại của Ấn Độ 48 đến 51 USD/tấn và Thái Lan là từ 18 đến 23 USD/tấn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice cho biết, trong thời gian tới giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên, thời điểm hiện tại giá của gạo 5% tấm đang ở mức 440 cho đến 450 USD/tấn. Giá gạo tăng lên là điều tất yếu trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu quốc tế trong những tháng cuối năm tăng cao nhưng nguồn cung hạn chế do một số quốc gia trồng lúa đã trải qua thời tiết bất lợi và bị giảm sản lượng. 


Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 10 được giao dịch trong khoảng 425 đến 430 USD/tấn. Ảnh minh họa
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng 10 được giao dịch trong khoảng 425 đến 430 USD/tấn. Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho biết việc giá gạo Việt Nam cao hơn gạo của Thái Lan không phải là lần đầu tiên xảy ra. “Những năm gần đây, đã có khá nhiều thời điểm giá gạo Việt Nam cao hơn so với giá gạo Thái Lan. Việc gạo Việt Nam được bán cao hơn gạo Thái là chuyện đã dần dần trở nên bình thường. Gạo Việt dù đi sau Thái Lan nhưng lại đang được phát triển nhiều giống lúa mới và nâng cao quy trình sản xuất. Chưa kể, độ tươi mới của gạo Việt cũng cao hơn gạo Thái ở cùng chủng loại, vì thế người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng là lẽ đương nhiên”, ông Bình bổ sung.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

10 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

10 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

10 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

10 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

10 giờ trước