meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của gạo ST25: Thành công từ cây lúa lạ đến giống gạo ngon nhất trên thế giới

Chủ nhật, 13/11/2022-06:11
Với những đóng góp to lớn cho ngành Nông nghiệp, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã vinh dự nhận được 7 Huân chương Lao động của Chủ tịch nước cùng với 2 giải thưởng Bông lúa vàng của Bộ NN&PTNT, hạng Nhất trong tất cả các cuộc thi trong nước, được Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) chứng nhận thành tựu.

Được biết, ông Hồ Quang Cua sinh năm 1953 là một kỹ sư nông nghiệp nổi tiếng trong nước. Ông là tác giả của nhiều giống lúa lai tạo chất lượng cao, trong đó có đến 2 giống lúa được đánh giá ngon nhất thế giới là ST24 và ST25. Năm 2011, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, đến năm 2013 là danh hiệu Anh hùng Lao động.

Những năm vừa qua, người tiêu dùng trong nước vô cùng ấn tượng với thương hiệu gạo thơm của Sóc Trăng, điển hình như các giống ST5, ST10, ST20, ST24 và ST26. Những giống này có đặc điểm chung là hạt gạo thơm, dài, sáng và hẹp, một khi nấu lên sẽ cho ra hạt cơm không chỉ mềm, ngon mà còn rất dẻo. 

Thành công từ một giống lúa lạ

Ông Hồ Quang Cua sinh ra trong một gia đình nghèo thuần nông tại Sóc Trăng. Những năm tháng tuổi thơ của ông đều gắn liền với ruộng đồng, thế nên sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông, ông quyết định thi vào Khoa Nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư trồng trọt, ông Hồ Quang Cua trở về Sóc Trăng, mang theo ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam. 


Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư trồng trọt, ông Hồ Quang Cua trở về Sóc Trăng, mang theo ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam
Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư trồng trọt, ông Hồ Quang Cua trở về Sóc Trăng, mang theo ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam

Vào khoảng thời gian từ năm 1991, kỹ sư Hồ Quang Cua đã liên tục sưu tập cũng như thử nghiệm nhiều giống lúa thơm cổ truyền của Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan. Đồng hành với ông là nhóm nghiên cứu của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đại học Cần Thơ. Cũng vào thời điểm này, trong đầu của vị kỹ sư người Sóc Trăng đã nảy lên ý tưởng làm lúa thơm cao cấp cho Việt Nam, trước hết chính là quê hương Sóc Trăng của ông. Ông Cua từng chia sẻ rằng: “Vào năm 1006, trong một lần tình cờ tham quan cánh đồng, tôi bất ngờ phát hiện ra những cây lúa có hình dạng rất lạ lùng. Gốc lúa đặc biệt là màu tím trong khi hạt lại rất đẹp và thon”. 

Với ước mơ nâng tầm cây lúa của quê hương Sóc Trăng cộng thêm thói quen tìm hiểu về cây lúa từ nhỏ, ông Hồ Quang Cua với tư duy nhạy bén đã bắt tay vào công trình lai tạo và nhân giống. Cũng từ đây, hàng loạt giống lúa thơm mang tên ST đã chính thức được ra đời. 

Ông Hồ Quang Cua cùng với các cộng sự của mình đã thu nhập khoảng 1.050 cá thể đột biến đầu tiên, sau đó tiến hành trồng thử nghiệm, lai tạo theo nhiều cách khác nhau, từ đó chọn ra những cá thể vượt trội nhất để đưa vào sản xuất. Theo ông Cua, cách đây khoảng hơn 20 năm, Thái Lan đã công bố về việc lai tạo thành công 2 giống lúa thơm không cảm quang, được họ gọi là hạt vàng. Vì thế, vị kỹ sư người Sóc Trăng luôn luôn trăn trở, tại sao họ làm được còn mình thì không? 


Ông Hồ Quang Cua cùng với các cộng sự của mình đã thu nhập khoảng 1.050 cá thể đột biến đầu tiên, sau đó tiến hành trồng thử nghiệm, lai tạo theo nhiều cách khác nhau, từ đó chọn ra những cá thể vượt trội nhất để đưa vào sản xuất
Ông Hồ Quang Cua cùng với các cộng sự của mình đã thu nhập khoảng 1.050 cá thể đột biến đầu tiên, sau đó tiến hành trồng thử nghiệm, lai tạo theo nhiều cách khác nhau, từ đó chọn ra những cá thể vượt trội nhất để đưa vào sản xuất

Đây cũng trở thành động lực thôi thúc mạnh mẽ, khiến ông lúc nào cũng suy nghĩ đến việc phát triển giống lúa thơm mới cho đất nước. Đầu thế kỷ 21, nhóm nghiên cứu lúa của Sóc Trăng đã chính thức được hình thành và tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. 

Vươn tầm thế giới với ST24 và ST25

Nhớ lại thời điểm năm 2017, Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về mua bán gạo do The Rice Trader (Tổ chức thương mại gạo) tổ chức tại Ma Cao gạo ST24 trước các chuyên gia ẩm thực nổi tiếng thế giới đã được ghi nhận với nhiều phẩm chất vượt trội như hạt gạo dài, trắng trong, ngắn ngày, cơm dẻo, thơm thoang thoảng mùi lá dứa… đã được lựa chọn và vinh danh là 1 trong số 3 loại gạo ngon nhất theo như tiêu chuẩn gạo ngon thế giới. Đến năm 2018, gạo ST24 tiếp tục giành giải Nhất ST24 hữu cơ tại Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ III-Long An.

Năm 2019, gạo ST25 của doanh nghiệp Hồ Quang (Sóc Trăng) tham gia cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới được tổ chức trong khuôn khổ hội nghị Thương mại Gạo Thế giới lần thứ 11 tại Manila (Philippines) trong khoảng thời gian từ ngày 10/11 đến ngày 123/11. Cuộc thi này có sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp chuyên về kinh doanh gạo quốc tế, Việt Nam cùng với hàng trăm nhà xuất nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Đáng chú ý, gạo ST25 đã xuất sắc vượt qua gạo thái Lan để giành giải Nhất cuộc thi gạo ngon nhất Thế giới 2019.

Trong lần dự thi này, ông Hồ Quang Cua cùng các cộng sự đã mang đến dự thi cả 2 loại gạo ST24 và ST25. Kết quả, cả hai loại gạo này đã được Ban giám khảo chấm bằng điểm với nhau. Tuy nhiên, sau quá trình xem xét một cách kỹ lưỡng, Ban giám khảo quyết định chọn giống gạo ST25 trở thành giống gạo ngon nhất để công bố chính thức trên trang thông tin của mình (trtworldrice.com). Với kết quả này, Việt Nam vô cùng tự hào khi cả 2 giống ST24 và ST25 đều đã được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019.


Không chỉ nghiên cứu lai tạo, nhân giống cùng với quảng bá thương hiệu, kỹ sư Hồ Quang Cua còn là người tiên phong trong việc đưa chế phẩm sinh học vào trong quy trình sản xuất lúa thơm ST
Không chỉ nghiên cứu lai tạo, nhân giống cùng với quảng bá thương hiệu, kỹ sư Hồ Quang Cua còn là người tiên phong trong việc đưa chế phẩm sinh học vào trong quy trình sản xuất lúa thơm ST

Không chỉ nghiên cứu lai tạo, nhân giống cùng với quảng bá thương hiệu, kỹ sư Hồ Quang Cua còn là người tiên phong trong việc đưa chế phẩm sinh học vào trong quy trình sản xuất lúa thơm ST, giúp sản phẩm không chỉ ngon mà còn thân thiện với môi trường, an toàn với người tiêu dùng. Sản phẩm lúa thơm ST đã góp phần lớn trong việc đưa sản phẩm lúa thơm Sóc Trăng có được sự bứt phá ngoạn mục. Cụ thể vào năm 2017, tổng sản lượng lúa trên toàn tỉnh là hơn 2 triệu tấn. Trong đó chiếm 50% là lúa thơm và lúa đặc sản. Đến năm 2018, tổng sản lượng lúa là hơn 2,1 triệu tấn; đến năm 2019, sản lượng lúa tiếp tục vượt 2 triệu tấn trong khi lúa đặc sản ước đạt trên 1 triệu tấn.

Cũng từ đây, cây lúa Sóc Trăng trở thành một trong những chỉ dẫn địa lý vô cùng hấp dẫn về lúa thơm trong cả nước và vươn lên top đầu trong những tỉnh sản xuất lúa lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo thành công.  

Với những đóng góp to lớn cho ngành Nông nghiệp, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã vinh dự nhận được 7 Huân chương Lao động của Chủ tịch nước cùng với 2 giải thưởng Bông lúa vàng của Bộ NN&PTNT, hạng Nhất trong tất cả các cuộc thi trong nước, được Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) chứng nhận thành tựu.

Riêng cá nhân kỹ sư Hồ Quang Cua cũng 2 lần vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề cử là đại biểu dự Vinh quang Việt Nam vào năm 2014 và năm 2017. Năm 2011, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2012. Năm 2018, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua yêu nước”, kỹ sư Hồ Quang Cua tiếp tục được chọn là một trong 70 gương mặt điển hình tiêu biểu của cả nước để vinh danh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

2 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước