meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao đồng USD lại tăng lên ngang giá so với Euro dù kinh tế Mỹ đang bị suy thoái?

Chủ nhật, 17/07/2022-16:07
Nền kinh tế châu Âu đang chịu những ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng năng lượng. Ngoài ra, việc ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát đã khiến cho đồng Euro suy yếu so với USD.

Vào năm 2008, kinh tế Mỹ cũng từng rơi vào tình trạng suy thoái, khi đó một Euro đổi được khoảng 1,6 đô la Mỹ (USD). Đến năm 2021, USD đã mạnh lên và có giá gần tương đương với đồng tiền chung châu Âu, cụ thể 1,2 USD sẽ đổi được một Euro.

Còn ngay tại thời điểm này, một đồng USD có thể đổi ngang được một đồng Euro. Khi đem Euro so với với 5 ngoại tệ quan trọng khác trong những tháng vừa qua, sẽ thấy đồng bạc xanh mạnh lên đáng kể. Điều đó thể hiện qua chỉ số DXY đã tăng 13% so với đầu năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang ngày càng suy thoái, USD lại lên giá ngày càng cao. Ngay đầu tháng 7 năm nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại chi nhánh Atlanta cho rằng, trong quý II, GDP của Mỹ sẽ suy giảm 2,1%. Trong khi đó, vào quý I, đã suy giảm 1,6%. Nếu trong hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế của một quốc gia âm thì nền kinh tế đó sẽ coi như rơi vào suy thoái.

Tại sao kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu suy yếu nhưng đồng USD lại tăng? 

Theo Bloomberg, nguyên nhân là do hiện tại kinh tế Mỹ gặp khó khăn sau ảnh hưởng của địa dịch Covid - 19. Nhưng so với đó thì châu Âu còn chịu nhiều thách thức hơn như ảnh hưởng của đại dịch và cả cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine với các yếu tố như làn sóng dân di cư, an ninh bất ổn, thiếu hụt nhiên liệu, chi tiêu vào quốc phòng quá nhiều. Vì vậy đồng USD vẫn tăng giá tương đối so với Euro.


Châu Âu còn chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch và cả cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine
Châu Âu còn chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch và cả cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine

Từ trước tới nay, Nga cung cấp nguồn năng lượng cho các quốc gia ở Châu Âu. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc xung đột rất có thể Moscow sẽ cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 tới các quốc gia châu Âu trong mùa đông sắp tới.

Cũng như Mỹ, tỷ lệ lạm phát của khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng khá cao. Tuy nhiên, 11 năm trở lại đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chưa từng tăng lãi suất. Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Fed) đã tăng lãi suất ba lần, thêm tổng cộng 1,5 điểm % trong 2 quý đầu năm nay.

Khủng hoảng năng lượng và nguy cơ suy thoái

Nga đã dừng hoạt động đường ống dẫn khí Nord Stream 1 từ ngày 11/7 vừa qua với mục đích bảo dưỡng thường niên. Trước đây, hoạt động sửa chữa định kỳ này ít khi được thực nhiên nhưng năm nay tình hình đã khác.

Bởi kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra, quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu đã xấu đi rất nhiều. Đáp lại với các lệnh trừng phạt của Phương Tây lên nền kinh tế Nga, Moscow cũng đã có một số biện pháp trả đũa.

Thời gian vừa qua, Nga vẫn đang cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho phương Tây thông qua kẽ hở trong các lệnh cấm vận. Tuy nhiên, lục địa này cũng đang lo sợ trong thời gian Nga bảo dưỡng định kỳ đường ống Nord Stream 1 sẽ cắt đứt hoàn toàn dòng chảy khí đốt tới châu Âu.

Lấy lý do một turbine cần thiết cho việc vận hành Nord Stream 1 đang bị phương Tây thu giữ, Moscow có thể tạm dừng việc cung cấp khí đốt. Mặc dù mỗi năm Nord Stream 1 mang 55 tỷ mét khối khí tới châu Âu và cũng giúp Nga thu được một khoản lợi khổng lồ. Nhưng việc dừng giao dịch khí đốt sẽ khiến nền kinh tế châu Âu chịu thiệt hại nặng nề.


Việc dừng giao dịch khí đốt khiến nền kinh tế châu Âu chịu thiệt hại nặng nề
Việc dừng giao dịch khí đốt khiến nền kinh tế châu Âu chịu thiệt hại nặng nề

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga tới châu Âu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hàng chục năm qua và chạy dài hàng nghìn km. Vì vậy nếu tình trạng này xảy ra, châu Âu không dễ gì tìm được phương án thay thế kịp thời và hợp lý.

Hiện tại, khí tự nhiên nhưng ở dạng lỏng đang được các quốc gia phương tây tăng cường tích trữ qua những chuyến tàu biển khổng lồ từ Mỹ. Sau đó chúng sẽ được chuyển thành dạng khí để đưa vào các đường ống. Tuy nhiên so với việc mua khí từ Nga, cách làm này có chi phí cao hơn rất đồng thời phải xây dựng các kho chứa ven biển.

Đối với các quốc gia châu Âu, khí đốt ngoài việc là nguyên nhiên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp (hóa chất, phân bón, thủy tinh, …) thì còn có tác dụng để sưởi ấm nhà cửa khi mùa đông lạnh lẽo đi qua. Rất nhiều doanh nghiệp châu Âu đã phải lên kế hoạch dừng sản xuất một phần trong mùa đông sắp tới.

So với châu Âu thì Mỹ không bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Nhưng trước mắt Mỹ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, nếu châu Âu suy thoái trầm trọng hơn so với Mỹ thì đồng Euro vẫn sẽ yếu đi so với đồng USD.

Ngân hàng trung ương châu Âu chậm chân trong cuộc đua lãi suất

Theo số liệu được công bố, tháng 5 năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã đánh dấu tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua tại Mỹ. Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo giá tiêu dùng tháng 6 vào ngày 13/7 và các chuyên gia cũng đưa ra dự báo về tỷ lệ lạm phát ở quốc gia này có thể tăng tiếp lên 8,8%.


Các chuyên gia dự báo về tỷ lệ lạm phát ở Mỹ có thể tăng tiếp lên 8,8%
Các chuyên gia dự báo về tỷ lệ lạm phát ở Mỹ có thể tăng tiếp lên 8,8%

Đối với các nước thuộc khu vực Châu Âu, lạm phát trong tháng 5 là 8,1% và trong tháng 6 có thể lên đến 8,6%. Để ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát, trong 6 tháng đầu năm nay, Fed đã tăng lãi suất 3 lần với số điểm lần lượt là thêm 25 điểm, 50 điểm và 75 điểm cơ bản vào các cuộc họp tháng 3, tháng 5 và tháng 6.

Ngược lại, trong 11 năm trở lại đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không hề tăng lãi suất. Nhưng dự kiến đến cuối tháng 7 này, động thái thắt chặt tiền tệ đầu tiên sẽ được áp dụng.

Tuy nhiên, do lo sợ các nền kinh tế yếu kém bị đẩy vào tình trạng suy thoái nên ECB sẽ không nâng lãi suất lên quá mạnh. Trong khi đó, Fed vẫn tiếp tục nâng lãi suất khiến cho các tài sản bằng USD trở nên có giá trị và hấp dẫn hơn so với tài sản bằng Euro. Các nhà đầu tư cũng lựa chọn từ bỏ dòng tiền Euro để chuyển sang USD, khiến đồng bạc xanh của Mỹ lên giá ngày càng cao so với đồng tiền chung châu Âu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước