Ứng dụng và các thành tựu nổi trội của big data trong logistics
BÀI LIÊN QUAN
Những ứng dụng hữu ích của Big data trong nông nghiệpBig data là gì? Các ứng dụng của big data trong cuộc sốngBig data (dữ liệu lớn) là gì?
Big Data là một thuật ngữ chuyên ngành nhằm để chỉ một tập hợp dữ liệu vô cùng lớn. Đó là quá trình phân tích các dữ liệu lớn và phức tạp thông qua các phương pháp tinh vi, tiên đoán và hành vi để dự báo được khả năng của các kết quả.
Theo như tài liệu của Intel (tháng 9/2013), hiện nay trên thế giới đang tạo ra 1 petabyte dữ liệu lớn trong mỗi 11 giây và nó có độ lớn tương đương với một đoạn video full HD dài 13 năm. Trên thực tế thì bản thân của các công ty, các doanh nghiệp cũng đang sở hữu cho mình một Big Data.
Facebook hiện cũng đang phải quản lý lên đến 50 tỷ bức ảnh được từ người dùng tải lên, YouTube hay Google thì cũng phải lưu trữ lại hết tất cả các lượt truy vấn và những video của người dùng cùng với rất nhiều loại thông tin khác có liên quan.
Tương tự dịch vụ chuyển phát UPS có khoảng 39,5 triệu lượt yêu cầu từ phía các khách hàng của mình mỗi ngày.
Dịch vụ cung cấp thẻ VISA phải xử lý lên đến hơn 172.800.000 giao dịch thẻ chỉ trong 24h.
Trên Twitter hiện ước chừng có khoảng 500 triệu dòng tweet mới hằng ngày, Facebook thì có tới 1,15 tỷ thành viên tạo ra con số khổng lồ về dữ liệu văn bản, tệp và video…
Thực trạng của ngành Logistics trong thời đại 4.0
Thị phần của ngành Logistics truyền thống bị tụt giảm: Các doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện tích hợp dữ liệu, tận dụng nguồn dữ liệu hiện có để phân tích, cung cấp các hoạt động số và dịch vụ số, chính điều này đã khiến cho thị phần của ngành Logistics theo phương thức truyền thống ít nhiều bị sụt giảm đáng kể. Chỉ khi các nhà cung ứng bắt đầu thực hiện các bước đi chuyển đổi số thì ngành Logistics cũng đã bắt đầu chuyển hướng tối ưu hơn.
Nhu cầu cũng như sự kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng: Thị trường thương mại trực tuyến hiện nay đã làm thay đổi hành vi, những thói quen cũng như nhu cầu mua sắm của đại đa số khách hàng.
Gặp trục trặc khi nâng cấp công nghệ Logistics: 1 số doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp hệ thống nhằm mục đích cải thiện được tốt nhất dịch vụ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, về chất lượng dịch vụ của chuỗi cung ứng hay logistics vẫn không ngừng giảm sút, gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật cũng như là tính liên kết nguồn big data trong logistics giữa các phòng ban vẫn còn lỏng lẻo khi áp dụng công nghệ trong ngành.
Các tác động của Big Data trong vấn đề quản lý logistics và chuỗi cung ứng sản phẩm
Khi mà các hệ thống và các thiết bị được liên kết với nhau ngày càng nhiều, thì sẽ có càng nhiều dữ liệu được tạo ra và được hệ thống thu thập mỗi ngày. Một nghiên cứu đã được tiến hành bởi IDC cho chúng ta thấy rằng số lượng dữ liệu sẽ có thể tăng lên gấp đôi mỗi hai năm và sẽ đạt tới 44 zettabytes, hoặc 44 nghìn tỷ gigabytes chỉ trong năm 2020.
Sự tăng trưởng tăng vọt của big data trong logistics cũng không phải là điều quá xa lạ gì đối với ngành logistics và chuỗi cung ứng.
Bằng cách tận dụng big data trong logistics, các nhà cung ứng có thể cải thiện và đáp ứng được nhu cầu không thể đoán trước và giảm thiểu được các vấn đề liên quan. 1 số tác động hiệu quả của big data trong logistic như sau:
Giúp lập kế hoạch hiệu quả và chính xác hơn
Việc nâng cấp hệ thống công nghệ số giúp cho việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics ngày càng trở nên chính xác và mạch lạc hơn bao giờ hết. Tận dụng được nguồn dữ liệu lớn tạo được sự tích hợp bởi hệ thống như ERP sẽ giúp tập trung hỗ trợ và hợp lý hóa được các giao dịch, lập kế hoạch đầu cuối chi tiết, quản lý hiệu quả kho hàng cũng như giúp dự đoán được mức doanh số. Ứng dụng big data trong logistics cũng giúp dự đoán và cảnh báo được các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ như là dự đoán được sự ngắt quãng ở trong chuỗi cung ứng.
Các giải pháp về dữ liệu mang lại được nhiều lợi ích giúp cho các nhà quản lý logistics có thể đưa ra được những phán đoán, quyết định quan trọng 1 cách nhanh chóng và chính xác.
Giúp tự động hóa được quy trình vận chuyển
Việc phân tích, xử lý big data trong logistics còn có thể giúp cho doanh nghiệp tự động hóa được các quy trình trong việc lập ra kế hoạch vận chuyển, đơn đặt với các nhà cung cấp, xử lý tài liệu và xuất hóa đơn.
Về lâu về dài, các doanh nghiệp logistics sẽ có được những cải thiện đáng kể trong vấn đề giảm thiểu chi phí phục vụ, nhân sự và tài chính, cũng như giúp dễ dàng vận hành hoạt động của chuỗi cung ứng. Big data kết hợp với quá trình phân tích dữ liệu ngay tại thời gian thực có thể sẽ cho phép các nhà cung ứng theo kịp được với sự thay đổi trong lịch trình của các phương tiện vận chuyển và người nhận cuối.
Rút ngắn được khoảng cách giữa nguồn cung và nhu cầu của khách hàng
Với những tiến bộ gần đây trong công nghệ phân tích big data trong logistics đã giúp cải thiện được đáng kể khả năng xử lý nguồn thông tin đầu vào dưới dạng các dữ liệu phi cấu trúc. Phần lớn tương tác giữa khách hàng và nhà cung ứng sẽ tích hợp thông qua nguồn dữ liệu đầu vào được thu thập lại bởi hệ thống AI.
Dựa trên nguồn big data này AI sẽ nắm bắt được nhu cầu, bối cảnh mua hàng của khách hàng, bối cảnh đặt hàng từ đó sẽ sử dụng nguồn dữ liệu này nhằm mang lại giá trị trong chuỗi cung ứng. Bằng cách này, big data trong logistics đã giúp rút ngắn lại đáng kể khoảng cách cung và cầu, giữa khách hàng và nhà cung ứng sản phẩm.
Tối đa hóa được trải nghiệm của người dùng
Trải nghiệm dịch vụ khách hàng trong thời đại số đã đang dần chuyển dịch từ phương thức truyền thống sang số hóa. Trải nghiệm của khách hàng ở trong ngành logistics tập trung ở phần giao diện, chức năng và thông tin trên nền tảng số được kết nối 1 cách chặt chẽ.
Những khách hàng ở trong ngành logistics sẽ trải nghiệm được sự liền mạch ở trong toàn bộ quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến và cả các chức năng phổ biến như xử lý tài liệu số và phân tích các dữ liệu của lô hàng. Nền tảng cung cấp được sự minh bạch trong toàn bộ dòng chạy hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ giúp làm tăng thêm được trải nghiệm về sự liền mạch, để từ đó giúp tăng mức độ hài lòng và giúp giữ chân được khách hàng.
Kết luận
Big data trong logistics hiện được xem là chìa khóa để có được 1 chuỗi cung ứng hiệu quả và giảm thiểu tối đa chi phí. Giờ đây Big data đã trở thành một tiêu chuẩn giúp thu thập và phân tích chính xác lượng thông tin khổng lồ với mục đích là tăng doanh thu. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn.