meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS Nguyễn Văn Đính: Trên 100.000 môi giới ngừng việc, nhiều dự án phải dừng

Thứ bảy, 19/11/2022-08:11
“Không ít doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn buộc phải dừng, giãn, hoãn dự án đang triển khai. Trên 100.000 nhân viên môi giới bất động sản đang phải ngừng việc, tìm công việc khác”, TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nói.

DN "đói" vốn, môi giới BĐS nghỉ việc hàng loạt

Trước những khó khăn từ biến động kinh tế thế giới và những bất cập nội tại, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng gần 6 tháng nay. Suốt nhiều tháng nay, câu chuyện tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tiếp tục nhận được sự chú ý của giới chuyên gia, doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn kinh tế “Cùng doanh nghiệp vượt sóng” diễn ra chiều 17/11, TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong nhiều năm nay, chỉ đạt con số rất nhỏ là khoảng 37%; cơ cấu sản phẩm bất động sản bất hợp lý, không phù hợp nhu cầu thực của đa phần dân chúng, hàng tồn kho là sản phẩm cao cấp, giá bất động sản được đẩy lên rất cao; áp lực tăng giá đầu vào cho ngành bất động sản rất mạnh; nguồn vốn được coi là mạch máu của thị trường đang bị khóa van…

Ông Đính nêu rõ thực tế các doanh nghiệp đang đói vốn, khó tiếp cận với các kênh dẫn vốn như tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, thanh khoản yếu dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh, trong khi lãi suất tăng cao.

“Không ít doanh nghiệp thiếu vốn buộc phải dừng, giãn, hoãn dự án đang triển khai. Trên 100.000 nhân viên môi giới bất động sản đang phải ngừng việc, tìm công việc khác. Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang gặp khó khăn, sức sản xuất và tiêu thụ thấp. Tình trạng chung là thu hẹp quy mô hoạt động, đầu tư, cắt giảm nhân sự và giảm giá sản phẩm, dịch vụ, chấp nhận lỗ để tạo thanh khoản”, ông Đính nêu.


TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam
TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Đính cũng cho hay giai đoạn vừa qua, hàng nghìn dự án gần như rất khó được phê duyệt giá đất, nghĩa vụ tài chính do chính sách đang bộc lộ sự lạc hậu, chồng chéo, mâu thuẫn. Trên thị trường, cơ cấu sản phẩm lệch lạc, cung không phù hợp với cầu; việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn…

“Thị trường hiện nay, gần như các giao dịch rất ít, doanh số giảm rõ rệt. Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp gặp nguy cơ khủng hoảng rất cao nếu không có chính sách hỗ trợ”, ông Đính nói.

Cho rằng năm 2023, nếu không có những điều chỉnh về chính sách vĩ mô, ông Đính khẳng định các doanh nghiệp bất động sản và thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn, kéo theo sự khó khăn chung của nền kinh tế khi thị trường bất động sản liên thông, lan tỏa tới rất nhiều ngành nghề (khoảng gần 40 ngành).

“Chính phủ cũng đang sửa nhiều nhiều luật liên quan, nhưng việc này khá mất thời gian, nên cần có những chế đặc thù”, ông Đính nói đồng thời dẫn ra ví dụ, năm 2013, khi cao điểm khó khăn của thị trường bất động sản thì Chính phủ có Nghị quyết 02, từ đó xử lý quyết liệt để tháo gỡ thị trường.

“Thời điểm này, chúng tôi mong Chính phủ có những động thái quyết liệt, cụ thể hơn để giải quyết các vấn đề của thị trường bất động sản”, ông Đính nêu.

Đề nghị nới thêm room tín dụng

Theo TS Nguyễn Văn Đính, Việt Nam đang kiểm soát được lạm phát, do đó, nới room tín dụng để hỗ trợ cho thị trường bất động sản, nhất là những dự án cần thiết cho xã hội và có nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của người dân như nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp…

“Trước đây, trong lần giải cứu bất động sản của năm 2013 thì đã có gói 30.000 tỉ. Hiện nay thị trường đang tê liệt bởi các sản phẩm không phù hợp thì cần có chính sách để hướng thị trường vào các phân khúc phù hợp, cung và cầu gặp nhau thì sẽ có giao dịch”, ông Đính nêu.

Có chung nhận định, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM mới đây cũng đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 nghìn tỉ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Ngoài giải pháp này, để hỗ trợ thị trường, hiệp hội cho rằng giải pháp lớn nhất, bao quát nhất và có tính quyết định nhất là thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất” để “phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững”, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.


Thêm đề xuất nới room tín dụng để hỗ trợ thị trường bất động sản
Thêm đề xuất nới room tín dụng để hỗ trợ thị trường bất động sản

Hiệp hội này cũng cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã “tạm nộp tiền sử dụng đất” hoặc đang được “rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung” do các dự án này không thể hoàn chỉnh pháp lý, Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, chú ý các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định.

Chính sách này sẽ thu hút nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi trong xã hội và giúp cho người dân có thêm kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhất là Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã có các quy định rất chặt chẽ đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Hiệp hội cũng kiến nghị sớm xem xét “có kết luận dứt điểm” các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc “đất công”, hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoặc do di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm đã bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay.

Trong quá trình xử lý các dự án thuộc diện rà soát pháp lý, Hiệp hội đề nghị thực hiện chủ trương “thu hồi triệt để tài sản nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực” và các doanh nghiệp có liên quan phải nộp nghĩa vụ tài chính vào ngân sách nhà nước, để cho dự án được tiếp tục triển khai thực hiện. Điều này sẽ góp phần phát triển kinh tế và tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại và sản phẩm nhà ở cho thị trường bất động sản.

Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét tháo gỡ “vướng mắc” thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quỹ đất để tăng nguồn cung nhà ở xã hội; xây dựng “quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại… giúp làm tăng nguồn cung nhà ở…

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

3 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

3 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

3 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

3 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước