Trung Quốc ra tín hiệu nới lỏng Zero Covid nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn khó hồi phục
BÀI LIÊN QUAN
Dow Jones giảm gần 500 điểm sau ba phiên tăng liên tiếp giữa nhiều lo ngại về bất ổn ở Trung QuốcDoanh nhân Yang Huaiding: Hành trình phi thường từ anh công nhân chỉ học hết cấp 2 đến ‘Thần chứng khoán’ nổi tiếng Trung QuốcHành trình gây dựng nên "đế chế đồ ăn vặt" của Dương Hồng Xuân: Từ một cửa hàng nhỏ đến thương hiệu số 1 trong ngành snack ở Trung Quốc, doanh thu hơn 800 triệu USD/nămTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, mặc dù Bắc Kinh đã gửi đi những tín hiệu rõ ràng nhằm nới lỏng Zero Covid trong thời gian gần đây nhưng các nhà phân tích vẫn đưa ra cảnh báo rằng quá trình hồi phục của nền kinh tế Trung Quốc vẫn khá chậm và đầy khó khăn.
Cụ thể, quốc gia tỷ dân đang phát đi tín hiệu rằng họ đã bắt đầu có những động thái nới lỏng chính sách Zero Covid sau hơn 3 năm kể từ khi phát hiện trường hợp ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Giới chuyên gia từ lâu đã xem việc từ bỏ những biện pháp chống dịch nghiêm ngặt là chìa khóa để nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hoàn toàn hồi phục.
Một thứ bỏ đi tạo nên một ngành công nghiệp tại Trung Quốc: Vỏ quýt khô giúp cả thành phố làm giàu, thậm chí có thể dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn
Chính bởi giá trị đáng gờm này mà người Trung Quốc còn ví von vỏ quýt tương đương với vàng ròng. Họ cho rằng, một lạng vỏ quýt chính là một lạng vàng, thậm chí vỏ quýt trăm tuổi còn quý hơn vàng.Ấn Độ có tiềm năng lớn để thế chỗ Trung Quốc, trở thành "công xưởng toàn cầu"
Ấn Độ nổi lên là một cái tên thay thế cho Trung Quốc cho vị trí “công xưởng toàn cầu”, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.Trung Quốc mất dần vị thế trong chuỗi cung ứng của Apple
Kể từ khi Apple tìm đến Ấn Độ hay Việt Nam, vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Táo Khuyết dường như ngày càng sụt giảm.Tuy vậy, theo các nhà phân tích, mặc dù Bắc Kinh đã có những động thái và bước tiến trong việc mở cửa trở lại nhưng con đường hồi phục hồi nền kinh tế của quốc gia này vẫn diễn ra chậm chạp và gặp đầy trắc trở vì số ca nhiễm tăng cao trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan - người lãnh đạo công tác ứng phó dịch bệnh của Trung Quốc trong ba năm qua ngày 30/11 đã tuyên bố một thông báo mới.
Tờ Xinhua đưa tin bà cho hay chính sách chống dịch của Trung Quốc đang đi vào giai đoạn mới sau khi khả năng virus lây lan suy yếu và việc tiêm chủng trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
SCMP cho biết điều đáng nói là thông báo của bà Tôn Xuân Lan không nói đến chính sách Zero Covid linh hoạt. Đây là một nội dung cố định trong những báo cáo chính thức về dịch bệnh trong suốt những năm qua.
Vào ngày 30/11, Quảng Châu là địa phương đã thực hiện những bước đi đầu tiên hướng tới việc nới lỏng chính sách Zero Covid. Thành phố này đã dỡ bỏ những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và nới lỏng những yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối với người dân.
Việc tìm kiếm vé tàu và vé máy bay từ Quảng Châu đã nhanh chóng tăng vọt trên các nền tảng khác nhau sau khi Chính quyền địa phương đưa ra lời thông báo về việc nới lỏng.
Mặc dù thị trường tỏ ra hoa nên tin tức trên ngay sau đó, tuy nhiên một số nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng hơn đối với đà hồi phục hồi nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Lu Ting, kinh tế trưởng của Nomura về thị trường Trung Quốc chia sẻ với tờ SCMP rằng: “Chúng tôi e ngại rằng Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với con đường sống chung với virus. Con đường đó vẫn sẽ diễn ra chậm chạp, gập ghềnh và vô cùng tốn kém”.
Ông nói thêm: “Vào mùa đông, Covid có thể sẽ lây lan hơn. Chính phủ cần thêm thời gian để thay đổi thông điệp về dịch bệnh, cũng như việc số ca nhiễm tăng lên và hoạt động kinh tế xã hội bị gián đoạn sẽ là điều rất khó tránh khỏi tại quốc gia tỷ dân”.
Theo vị chuyên gia này, dự kiến quá trình hồi phục kinh tế hoàn toàn được thúc đẩy bởi sự khởi sắc trong lĩnh vực tiêu dùng. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi số trường hợp nhiễm Covid bắt đầu giảm đáng kể.
Theo Phòng Thương mại Liên minh châu u tại Trung Quốc (EuroCham), ít nhất một năm qua là khoảng thời gian mà chính phủ Trung Quốc đã lãng phí khi chuẩn bị nền tảng cho miễn dịch cộng đồng.
EuroCham đưa ra cảnh báo trong một văn bản gửi đến SCMP rằng: “Nếu các lệnh hạn chế được dỡ bỏ trước khi Trung Quốc có được trạng thái miễn dịch cộng đồng, những ca bệnh liên quan đến Covid-19 sẽ có khả năng tăng lên mạnh mẽ”.
EuroCham cũng lưu ý thêm rằng Chính quyền Bắc Kinh cần thực hiện một chương trình tiêm chủng cho tất cả người dân trong nước.
EuroCham viết thêm: “Điều này sẽ khiến hệ thống y tế bị quá tải khi chịu căng thẳng rất lớn và có thể khiến chính quyền địa phương thực hiện chính sách chống dịch nghiêm ngặt hơn. Chuỗi cung ứng sẽ bị bóp nghẹt tương tự như trong nửa đầu năm 2022”.
Tuyên bố có đoạn viết: “Nền kinh tế sẽ chịu những thiệt hại nặng nề và sức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thiệt hại tiềm tàng là rất đáng lo. Chúng tôi mong rằng chính phủ Trung Quốc sẽ nhìn nhận và lắng nghe thị trường”.
Thông báo của Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan sau khi được đưa ra đã ngay lập tức kích hoạt một cuộc hồi phục của cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại thị trường Mỹ. Đồng nhân dân tệ đã mạnh lên so với đồng bạc xanh.
Phiên giao dịch 1/12 đã tiếp nối đã tăng trên cả thị trường chứng khoán đại lục và thị trường giao dịch Hồng Kông, trong đó lĩnh vực tiêu dùng dẫn đầu.
Ở một mặt khác, hiện nay lĩnh vực dịch vụ là nạn nhân lớn nhất của chính sách Zero Covid hà khắc. Vốn được hưởng lợi từ việc nhu cầu quốc tế bùng nổ trong giai đoạn đầu của đại dịch covid-19, lĩnh vực sản xuất cũng bắt đầu gặp những trở lại trong năm nay.
Các ngành công nghiệp chế tạo của Trung Quốc đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong khi virus trở lên dễ lây lan hơn. Hoạt động xuất khẩu ghi nhận sự sụt giảm và chuỗi cung ứng bị gián đoạn trầm trọng.
Các cố vấn của chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng nền kinh tế phải trở lại quý đạo bình thường càng nhanh càng tốt để tránh được tình trạng sụt giảm trong dài hạn.
Theo dự đoán của Goldman Sachs và UBS, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 4,5% vào năm sau. Mặt khác theo dự đoán của Morgan Stanley, mức tăng trưởng là 5% trong năm 2023. Trong khi, Nomura lại tỏ ra thận trọng hơn nữa khi dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong năm sau là 4%.