Triển vọng xuất khẩu kém khả quan bất chấp cổ phiếu phân bón cùng giá urê phục hồi
BÀI LIÊN QUAN
Quý 2/2022, lợi nhuận doanh nghiệp phân bón "giảm tốc" khi giá bán ure hạ nhiệt2 đại dự án phân bón thuộc Vinachem "lột xác" ngoạn mục: Từ thua lỗ triền miên đến lãi hàng trăm tỷ mỗi quýChuyên gia nhận định về giá dầu, phân bón và thức ăn chăn nuôi: Giá ure được nhận định trái chiều, nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi còn tăng đến cuối nămGiá urê đang dần phục hồi
Ngày 31/8, tại sàn giao dịch Chicago (Mỹ), giá urê đang được giao dịch ở mức 875 USD/tấn, tính từ giữa tháng 6 năm nay đã tăng mạnh 62%; tuy nhiên nếu so sánh với vùng đỉnh là 1.050 USD/tấn được thiết lập vào nửa cuối tháng 3 năm nay thì mức giá này vẫn giảm 18%. Tại Trung Đông, giá urê so với thời điểm giữa tháng 7 cũng đã có hơn khoảng 38% trong khi giá loại phân bón này tại Trung Quốc đã tăng 4% từ đáy sau khi giảm 45% từ đỉnh, tại Ai Cập đã tăng 10% từ đáy sau khi giảm 35% từ mức đỉnh đã được thiết lập.
Theo 2Nong, đối với thị trường trong nước giá urê nội địa vào cuối tháng 7 đã giảm đến 26% so với mức đỉnh, nhưng đến cuối tháng 8 lại giảm 20% từ đỉnh, so với đầu năm giảm 15% và đạt mức 14.650 đồng/kg. Điều này có thể một phần bị ảnh hưởng bởi diễn biến giá trên thế giới, một phần do nhu cầu đang ngày càng phục hồi trong bối cảnh nhiều khu vực đã hoàn thiện việc thu hoạch, nông dân đang chuẩn bị cho vụ lúa Thu Đông - vụ mùa quan trọng nhất của năm.
Vì thế trong thời gian gần đây, cổ phiếu của nhóm phân bón đang phục hồi đáng kể, đặc biệt là những nhóm cổ phiếu phân đạm như Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) cùng với Đạm Cà Mau (HoSE: DCM). Tính từ đầu năm nay, giá cổ phiếu DCM đã tăng từ vùng 26.000 đồng/cổ phiếu lên mức 37.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức tăng 44,6%. Trong khi đó, cổ phiếu của DPM cũng đã tăng 26%, từ vùng 43.200 đồng/cổ phiếu lên mức 54.500 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, giá các cổ phiếu LAS, BFC, PCE cũng tăng từ 18% đến 21%.
Theo SSI Research, các loại cổ phiếu phân bón như DPM, DCM đều có phản ứng tích cực đối với giá urê, điều này khiến cho triển vọng lợi nhuận quý 3 sẽ tăng trưởng khá khả quan. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu lại không được như vậy.
Triển vọng xuất khẩu phân bón kém khả quan
Những thị trường nhập khẩu phân bón chính của Việt Nam là Hàn Quốc, Campuchia và Malaysia... Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu phân bón trong nửa đầu năm nay đã đạt gần 1 triệu tấn, con số này tương đương với 647 triệu USD, xét về lượng đã tăng 43% còn kim ngạch tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Được biết, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu là do giá xuất khẩu so với cùng kỳ đã tăng mạnh 80%, bình quân là 646 USD/tấn.
Sang tháng thứ 7 năm nay, xuất khẩu phân bón đã giảm mạnh 48% so với tháng 6 và chỉ đạt 11.705 tấn. Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân vẫn ở mức cao là 672 USD/tấn. Đây là sản lượng phân bón được ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 7 tháng qua, trong khi đó kim ngạch còn cao hơn cả hồi tháng 2 và tháng 3.
Theo SSI Research nhận định, Trung Quốc vào quý 3 năm nay đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu urê, điều này đẩy giá phân bón này tăng lên cao. Dự kiến ban đầu, lệnh xuất khẩu của nước này sẽ được dỡ bỏ vào cuối tháng 6 năm nay, thế nhưng những hoạt động xuất nhập khẩu vẫn rất hạn chế để có thể đảm bảo được nguồn cung cho việc tiêu thụ trong nước.
Đáng chú ý, Nga cũng tiếp tục áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với sản phẩm phân bón trong khoảng thời gian từ tháng 7 cho đến tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, mức hạn ngạch này đã nhanh chóng được tăng lên mức 8,3 triệu tấn trong nửa cuối năm nay; trong khi giai đoạn từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 5 năm nay là 5,9 triệu tấn. Theo ước tính của bộ phận phân tích SSI Research, Nga chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu của urê toàn cầu trong năm 2019. Do đó, sản lượng xuất khẩu urê toàn cầu trong nửa cuối năm nay so với nửa đầu năm sẽ cao hơn, góp phần giúp giá phân bón này giảm xuống.
Đối với xu hướng về giá nguyên liệu đầu vào, giá than và giá dầu so với mức đỉnh đã được điều chỉnh đáng kể. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu vẫn ở mức cao vì gián đoạn nguồn cung từ Nga cùng với nhiều lo ngại về việc gián đoạn sẽ ngày càng kéo dại. So với các mặt hàng khác như than và dầu, việc tái định tuyến nguồn cung khí tự nhiên đến châu Âu sẽ khó khăn hơn nhiều. Giá đốt nhiên liệu tại khu vực này tăng cao khiến các nhà sản xuất urê tại đây buộc phải giảm sản lượng, thậm chí là đóng cửa, những yếu tố này đã đẩy giá urê leo cao.
SSI Research nhận định, giá khí đốt tự nhiên cao ở châu Âu sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến giá urê tại Biển Đen và Ai Cập. Ngoài ra, giá than điều chỉnh mạnh cũng sẽ tác động đến giá phân bón này tại thị trường Trung Quốc. Giá urê trên thị trường Việt tương quan chặt chẽ với mức giá tại các thị trường khác như Trung Quốc hoặc Indonesia, hơn là giá urê tại Biển Đen hay Ai Cập.
Lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho giá urê suy yếu, trong khi quý 3 hàng năm cũng là quý tiêu thụ thấp điểm. Đến quý 4 là mùa cao điểm sẽ hỗ trợ phục hồi nhu cầu tiêu thụ loại phân bón này. Thế nhưng, trước lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với sự điều chỉnh giá của những mặt hàng nông nghiệp, nhu cầu đối với phân urê nhiều khả năng sẽ không phục hồi nhiều trong quý 4 năm nay.