meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định về giá dầu, phân bón và thức ăn chăn nuôi: Giá ure được nhận định trái chiều, nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi còn tăng đến cuối năm

Thứ bảy, 16/07/2022-21:07
Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT - Tiến sĩ Bùi Duy Tùng cho hay, giá dầu trên thị trường thế giới nửa cuối năm 2022 còn phụ thuộc rất nhiều vào biến số. Còn Tiến sĩ Majo George, Giảng viên Đại học RMIT cho rằng giá phân bón tăng là điều khó tránh khỏi nếu như tình hình xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn.

Từ nay đến cuối năm 2022, nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá dầu

Vào ngày 14.7, giá dầu Brent là 100 USD/thùng. Mặc dù giảm 30% so với đỉnh đầu tháng 3 sau khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, giá hiện tại vẫn còn cao hơn đầu năm khoảng 27%. Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT - Tiến sĩ Bùi Duy Tùng chuyên về mảng năng lượng cho biết: "Giá xăng dầu thế giới đã có những phiên giảm sâu do lo sợ của thị trường về một cuộc suy thoái kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên thì diễn biến của giá dầu trên thị trường thế giới trong nửa cuối năm 2022 sẽ còn phụ thuộc rất nhiều biến số khác như sự thiếu hụt nguồn cung, cuộc chiến Nga - Ukraine và sự phục hồi của Trung Quốc". 

Kết quả của chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ rất khó dự khi giao tranh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và kết thúc, ít nhất là trong tương lai gần. Hơn thế, những biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây cũng đã làm giảm đi nguồn cung khí đốt đến các nước Châu Âu. JP Morgan cho biết, Nga là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới, cung ứng khoảng 45% nhu cầu nhập khẩu khí tự nhiên của Châu Âu. Nếu như Châu Âu thiếu khí đốt trong mùa đông sắp tới thì họ sẽ phải sử dụng nhiều dầu hơn và tạo áp lực làm tăng giá xăng dầu. Bên cạnh đó, Nga cũng là một nước sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lớn trên toàn cầu với 12% thị phần. Có gần 50% sản phẩm từ dầu mỏ của Nga được xuất sang Châu Âu và 1/3 lượng dầu thô xuất khẩu được đưa đến Trung Quốc. 


Diễn biến của giá dầu Brent. Nguồn ảnh: Trading Economics
Diễn biến của giá dầu Brent. Nguồn ảnh: Trading Economics

Cũng theo lời tiến sĩ Bùi Duy Tùng, các biện pháp tẩy chay sản phẩm dầu Nga cũng sẽ làm tăng thêm thâm hụt nguồn cung dầu và tác động lên sự tăng giá của xăng dầu. Một số phân tích kinh tế cho thấy việc Nga cắt giảm đi sản lượng dầu sẽ không có ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Nếu như sản lượng dầu của Nga đã giảm 3 triệu thùng/ngày thì giá dầu có thể đẩy lên mức 190 USD/thùng. JP Morgan cũng dự báo rằng với khả năng tài khóa hiện tại, nước Nga có thể cắt sản lượng 5 triệu thùng/ngày và có thể làm cho giá dầu tăng lên mức 380 USD/thùng nếu tình huống này xảy ra. 

Ông Bùi Duy Tùng cũng nhận định, sự thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ cũng làm cho thị trường dao động, lo sợ việc các quốc gia OPEC có thể không thể tăng sản lượng đủ như cam kết. Một số quốc gia tại nhóm này cũng đang đối mặt với việc cơ sở hạ tầng sản xuất xuống cấp, thiếu hụt đầu tư hay bất ổn chính trị. Theo số liệu từ quốc gia này, sản lượng sản xuất tại tháng 5 đã bị hụt khoảng 2,7 triệu thùng/ngày so với cam kết. Tuy nhiên thì OPEC vẫn giữ quan điểm cho rằng nhu cầu về dầu thô vào cuối năm 2022 sẽ vượt qua nhu cầu trước đại dịch. Các chuyên gia từ Goldman Sachs cũng chia sẻ về quan điểm này. Chính vì thế mà áp lực tăng giá dầu vẫn còn đang rất lớn khi nhu cầu đi lên trong khi năng lực sản xuất lại không đáp ứng kịp. 

Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách Zero COVID của Trung Quốc cũng đang là một ẩn số. Trong tháng 7, Thượng Hải đã tiếp nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng nhiều nhất kể từ thời điểm tháng 5 đã làm dấy lên nỗi lo ngại về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội tại quốc gia này. Và nếu như các biện pháp giãn cách được Trung Quốc gỡ bỏ dần thì sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu - đây cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ giá dầu. 

Không những thế, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cũng đang tăng thực hiện các biện pháp tăng lãi suất với mục đích kiểm soát tình hình lạm phát làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái trong thời gian tới khi lãi suất cho vay tăng quá cao. Hơn thế, nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu sẽ giảm nếu như nỗi sợ về cuộc suy thoái này trở thành sự thật. 

Cũng theo nhận định của Giảng viên RMIT, do giá dầu trong thời gian tới chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau nên giá dầu biến động lớn trong nửa cuối năm 2022. Giá dầu tăng hay giảm còn sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của cuộc khủng hoảng trong tương lai, tình hình địa chính trị cũng như sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc khi quốc gia này phục hồi từ đại dịch COVID-19. Cũng vì lẽ đó mà hai tổ chức tài chính lớn trên thế giới là JPMorgan và Citi đã đưa ra những dự báo khác nhau về giá dầu. JP Morgan cũng dự báo giá dầu sẽ tăng lên đến mức 290 - 380 USD/thùng nếu như Nga quyết định cắt sản lượng và làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt xăng dầu như hiện tại. Còn Citi thì cho biết giá dầu sẽ giảm xuống mức 65 USD/thùng nếu như suy thoái kinh tế xảy ra.

Ure được nhận định trái chiều, giá Drap sẽ duy trì ở mức cao

Ghi nhận từ Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, DAP Đình Vũ xanh 61% ngày 14/7 ở mức 2,16 triệu đồng/100 kg, so với hồi đầu năm tăng 15%. Kali Belarus bột hồng/đỏ ở mức 1,8 triệu đồng/100 kg, so với 1,3 triệu đồng hồi đầu năm. Còn giá ure ở mức 1,5 triệu đồng/100kg, giảm 14,2% so với đầu năm.

Những người nông dân đưa ra nhận định giá phân bón trên thị trường quốc tế đang hạ nhiệt trong thời gian qua, nhất là đối với mặt hàng Ure. Lý do được cho là nhu cầu phân bón hiện tại đang ở mức thấp bởi các vùng trồng nông sản vừa đến độ thu hoạch. Bên cạnh đó, tình hình giá thế giới đã giảm nhiều khiến cho giá ure trong nước cũng đi xuống. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia trong ngành thì khả năng sẽ có các đợt tiếp theo tăng giá và nhất là trong giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp. 

Chuyên gia phân tích từ SSI Research - bà Nguyễn Trần Phương Nga cho biết, giá ure giảm từ đỉnh tháng 3 và có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian từ 2 - 3 tháng tới vì đang trong mùa thấp điểm. Đến tầm quý 4 thì sẽ có khả năng ure tăng trở lại. 


Diễn biến giá các loại ure. Nguồn ảnh: Binhdien.com
Diễn biến giá các loại ure. Nguồn ảnh: Binhdien.com

Giảng viên Đại học RMIT - Tiến sĩ Majo George cho rằng, giá phân bón tăng chủ yếu là do tác động của giá thế giới, nguyên liệu sản xuất và cước vận chuyển tăng. Bởi vì chi phí vận chuyển cao nên giá của nhiều loại phân bón có khả năng tăng vẫn ở mức cao trong một thời gian nữa. Tiến sĩ Majo George cũng dẫn nguồn từ SSI cho biết, ngay cả khi cuộc khủng hoảng giữa Nga - Ukraine lắng xuống và việc khởi động lại thương mại giữa Nga cùng các quốc gia Châu Âu sẽ còn mất rất nhiều thời gian. 

Cũng theo vị tiến sĩ này, giá tăng là điều khó có thể tránh khỏi nếu như tình hình xung đột còn tiếp diễn. Điều quan trọng nhất chính là Việt Nam cần phổ biến cho nông dân cách bón cũng như sử dụng phân bón một cách hiệu quả, tận dụng nguồn phân hữu cơ hiện có. 

Còn trong báo cáo của VCBS, hiện nay giá bán các loại phân bón tại thị trường Việt Nam có mối liên hệ khá mật thiết với thế giới bởi vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn phân bón. Trong thời gian qua, thị trường đã ghi nhận 2 đợt tăng giá vào hồi tháng 8/2021 khi Trung Quốc ban hành lệnh ngừng xuất khẩu phân bón và hồi tháng 2 chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Điều này cũng gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi Nga và Trung Quốc là hai nước chiếm phần lớn sản lượng sản xuất và xuất khẩu phân bón. Không những thế, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất như khí, than, lưu huỳnh cũng tăng đã đẩy giá thành sản xuất. Cũng vì những lý do đo mà giá ure từ đầu năm 2021 đến hiện tại đã nhân đôi, giá DAP tăng gần 2 lần và giá NPK tăng khoảng 30%. VCSB cũng kỳ vọng giai đoạn nửa cuối năm 2022 giá ure sẽ hạ nhiệt khi nguồn cung dần được phục hồi cho đến từ lệnh cấm xuất khẩu ure của Trung Quốc được dỡ bỏ đã giúp gia tăng nguồn cung và chi phí đầu vào sản xuất ure là than và khí giảm cũng góp phần hạ giá thành sản xuất. Trong khi đó, VBSB cũng kỳ vọng giá bán của sản phẩm DAP duy trì ở mức cao do chi phí đầu vào sản xuất phân DAP là quặng apatit và lưu huỳnh, trong đó, quặng apatit sẽ có xu hướng neo giá cao còn lưu huỳnh lại tăng giá mạnh do thiếu hụt nguồn cung từ Nga cũng sẽ khó có thể khôi phục sớm.

Chuyên gia nhận định, nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi còn tăng đến cuối năm

Giảng viên Đại học RMIT - Tiến sĩ Majo George đã dẫn thông tin từ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến như sau, giá chăn nuôi tăng từ 25 - 30% gần đây phần lớn là do giá nguyên liệu như ngô, cám gạo, bột cá,... tăng cao. Chi phí thức ăn đã chiếm từ 65 - 70% chi phí chăn nuôi. Chính vì thế mà nông dân là người chịu thiệt hại và việc tiếp cận ngân hàng của nông dân vẫn còn khó khăn. 

Vị tiến sĩ này cũng dẫn lời của ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam rằng thị trường thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng lớn bởi các doanh nghiệp nhập khẩu công ty nước ngoài. Và trong chuỗi đầu thức ăn chăn nuôi, Việt Nam đã trồng được ngô, cám gạo và sắn nhưng chưa hoàn thiện được đầu vào của thức ăn chăn nuôi. Cũng vì thế mà trong thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng do phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Còn giá nguyên liệu trên thế giới cao là do mất mùa cùng với xung đột Nga - Ukraine hay sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. 


Chuyên gia nhận định, nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi còn tăng đến cuối năm
Chuyên gia nhận định, nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi còn tăng đến cuối năm

Dẫn lời ông Majo, Việt Nam cần thúc đẩy việc sản xuất nguyên liệu trong nước làm thức ăn chăn nuôi. Có nhiều mặt hàng thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá trong những tháng đầu năm, trong đó dầu đậu nành tăng 22% và đậu tương tăng 21%, khô đậu tương tăng 16% và ngô tăng 9%. Điều này được cho chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi ở các quốc gia Nam Mỹ. Cuộc khủng hoảng giữa Nga - Ukraine cũng đã ảnh hưởng đến giá ngô và lúa mì. 

Cũng do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên nhiều doanh nghiệp tăng giá bán thức ăn chăn nuôi từ đầu tháng 7 thêm 300 - 400 đồng/kg như Công ty TNHH Emivest Feedmill, Công ty GreenFeed và Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz. 

Vị tiến sĩ này cũng cho rằng, với tình hình chiến sự tại Ukraine cùng khả năng Nga cắt giảm sản xuất dầu thì có nhiều khả năng giá thức ăn chăn nuôi còn tăng cho đến cuối năm 2022. Chính vì thế, việc tăng nguồn nguyên liệu trong nước là cần thiết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước