meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá phân bón tăng đột biến, nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Thứ hai, 28/03/2022-17:03
Thống kê cho thấy giá nguyên liệu thô dùng để sản xuất nitơ, amoniac, nitrat, photpho, sunfat và kali đều tăng cao kỷ lục kể từ đầu năm nay.

Cùng với nhiều yếu tố tồn tại từ trước, tình trạng thiếu hụt nguồn cung do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến phân bón đội giá lên mức khủng.

Theo công ty tư vấn hàng hóa CRU, giá các nguyên liệu thô đều tăng 30% kể từ đầu năm và hiện vượt mức đỉnh của cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng năm 2008.

Theo FAO - Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, Nga là nhà xuất khẩu phân đạm hàng đầu thế giới năm 2021, đồng thời cũng là nhà cung cấp kali và phân lân lớn thứ 2. Cả Nga và Ukraine đều là các nước sản xuất nông sản quan trọng của thế giới.


 
 

Dù thương mại giữa Nga và phần còn lại của thế giới chưa bị cắt đứt hẳn, song vẫn đang gián đoạn trầm trọng khiến các nhà nhập khẩu chuyển hướng. Họ tránh Moscow khi chiến dịch quân sự tại Ukraine nổ ra. 

Chiếm tới 14% xuất khẩu phân bón toàn cầu, việc Nga phải tạm dừng giao dịch có thể ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường lương thực, thực phẩm toàn cầu.

Theo ông Lawson, giám đốc mảng phân bón tại CRU, “Nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất phân bón là khí đốt. Tuy nhiên, khí đốt tăng giá khiến sản lượng buộc phải cắt giảm ở châu Âu. Do đó, nguồn cung phân bón càng trở nên cạn kiệt”.

Ở một mặt khác, lệnh trừng phạt đối với Belarus (đồng minh của Nga) cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị trường phân bón kali bởi hai quốc gia này chiếm tổng 40% của giao dịch loại phân này mỗi năm.

Đại diện của CRU cho biết: “Từ đầu năm 2020, giá phân lân và kali tăng gấp 3 lần, trong khi giá phân đạm thì tăng gấp 4 lần. Ở các nước phát triển, nông dân hưởng lợi từ giá nông sản cao để có thể bù đắp lại phần nào đó của chi phí đầu vào. Tuy nhiên, nhu cầu dường như giảm đi vì giá lên cao và nguồn cung khan hiếm”.

Các nền kinh tế trên toàn cầu đang đối mặt với lạm phát cao, đa phần do giá năng lượng và thực phẩm tăng đột biến. Theo dữ liệu của FAO, giá lương thực đang ở mức đỉnh điểm từ trước đến nay.

Theo ông Lawson: “Việc khan hiếm nguồn cung ngũ cốc và hạt có dầu cùng tầm quan trọng của Nga và Ukraine, thế giới đang đối mặt với rủi ro lớn - lạm phát giá lương thực”.


 
 

Vì gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh giảm nguồn cung từ Nga và Belarus, cùng với lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc và đình công đường sắt ở Canada đã đẩy giá phân bón buộc phải tăng cao. 

Trong thời gian gần đây, giá tăng kỷ lục của mặt hàng nhiên liệu là vấn đề thảo luận chính. Tuy nhiên, vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi đối diện với cú sốc nguồn cung phân bón, lúa mì và ngũ cốc khác.

Fabrice Montagné - giám đốc phụ trách thị trường Vương quốc Anh của Barclays và Christian Keller - trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế, nhận định “cơn bão giá” và thiếu hụt nguồn cung có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả nặng nề hơn cả những đợt tăng giá trước đây.

Hai chuyên gia cho biết thêm: “Sản xuất phân bón và lương thực cần rất nhiều năng lượng vì cơ giới hóa, công nghiệp hóa và giao thông vận tải. Tuy nhiên, chúng cũng cạnh tranh với các ngành khác về nguyên liệu đầu vào. Những trở ngại trong hoạt động vận tải biển và giao thông cùng tác động của lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ có thể đẩy thế giới vào tình trạng khủng hoảng lương thực như năm 2008”. Theo Barclays, nền kinh tế mới nổi có thể hứng chịu những tổn thất rất lớn. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu từ và nền kinh tế phát triển cũng sẽ chịu ảnh hưởng vì những biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga. 

Một số chuyên gia nhận định rằng với tầm quan trọng đặc biệt của nguồn cung từ Nga, các nước khác có thể chỉ lấp được một phần khoảng trống trong nguồn cung. 

“Về cơ bản, lạm phát sẽ cao hơn và dai dẳng hơn trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ trước tình hình cuộc chiến hàng hóa như hiện nay. Song, chúng tôi cho rằng việc nền kinh tế Mỹ suy thoái là bất khả thi vì nước này giao dịch với Nga không nhiều”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước