Trả lời một số câu hỏi về khiếu nại luật đất đai
Phần này tiếp tục về luật đất đai chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi về luật đất đai phần 11 với chủ đề khiếu nại luật đất đai. Hy vọng những khúc mắc, mâu thuẫn về tài sản đất sẽ được giải quyết êm đẹp nếu như bạn đọc được bài viết này!
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu thông tin mới về luật tài chính đất đai mới nhất 2020
ĐÃ CHIA TÀI SẢN CHUNG RỒI, CHỒNG CHẾT, VỢ VẪN ĐƯỢC HƯỞNG
HỎI: Cách đây ba năm, cuộc sống vợ chồng tôi có màu thuẫn và chúng tôi đã ly thân, đà chia tài sản chung (tôi sử dụng một căn nhà, còn anh ấy sử dụng một căn nhà khác và đất vườn) và chuẩn bị làm thủ tục ly hôn. Thế nhưng, tháng 6/2014, chồng tôi bị bệnh đã chết. Hiện nay, gia đình bên chồng đang quản lý tài sản của chồng tôi và nói rằng tôi không có quyền lợi gì từ phần tài sản của anh ấy. Xin hỏi, tôi có được hưởng di sản thừa kế của chồng để lại không ?
Phạm Thị Thuỷ (Phường Phú Hoà, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)
Trả lời: Đối với trường hợp bà trình bày thì đây sẽ thuộc trường hợp thừa kế tài sản theo pháp luật vì người chết không để lại di chúc về việc định đoạt số tài sản của họ (nhà và đất vườn).
Điều 680 Bộ luật Dân sự 2005, quy định: “1/ Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2/ Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 3/ Người đang là vợ hoặc chồng của một nguời tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bà được thừa kế di sản của người chồng đã chết. Trong trường hợp này, bà có thể đề nghị Toà án chia di sản được thừa kế theo các quy định pháp luật về thừa kế.B
-----------
CHIA TÀI SẢN CHUNG LÀ ĐẤT KHI KHÔNG CÒN SỐNG CHUNG
HỎI: Tôi sống chung như vợ chồng với ông G từ năm 2006, nhưng không đăng ký kết hôn. Trong quá trình chung sống, chúng tôi có mua một thửa đất và cả hai cùng đứng tên đồng sử dụng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay, tôi và ông G không sống chung nửa. Xin hỏi, tôi có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu chia tài sản chung đó hay không?
Phạm Thị Thanh Nga
(Phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tinh Bình Dương)
TRA LOI: Theo quy định pháp luật, bà với ông G không được công nhận là vợ chồng. Tuy vậy, theo Khoản 1, Điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2005, trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
Như vậy, nếu bà và ông G không thể tự thỏa thuận việc chia tài sản chung là thửa đất thì các bên có thé khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung theo quy định.
----------------
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
HỎI: Năm 2008, tôi mua đấu giá nhà, đất của nhà nước (đã có sổ đỏ) và đã sống liên tục, ổn định. Sau đó, hộ sát bên kiện tôi ra Tòa về tranh chấp đất và Tòa đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Xin hỏi, việc xét xử này đúng hay sai, vì đất của người hàng xóm đó chưa có sổ đỏ?
Phan Văn Tấn
(Xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận)
TRẢ LỜI: Theo Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, tranh chấp đất đai giữa các cá nhân với nhau đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hay các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết bởi một trong hai cơ quan theo quy định. Nếu tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời; giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở...) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Nếu tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì do Chủ tịch UBND cấp huyện và sau nửa là Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
Như vậy, nếu diện tích đất tranh chấp đà có sổ đỏ (không phân biệt đối tượng được cấp sổ đỏ là người tranh chấp hay người bị tranh chấp) thì Tòa án nhân dân được quyền giải quyết tranh chấp theo quy định nêu trên.
------------
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, KHÔNG THỂ VỪA KHIẾU NẠI VỪA KIỆN RA TÒA
HỎI: Tôi có thửa đất vườn 1.300m2, nguồn gốc đất do cha mẹ để lại, chưa làm sổ đỏ. Cách đây một năm, một hộ liền kề đã xin cấp giấy chứng nhận và kê khai lố vào phần đất nhà tôi. Tôi đã khiếu nại lên UBND huyện, yêu cầu hủy giấy chứng nhận đã cấp cho hộ kia. Thê nhưng, UBND huyện cứ kéo dài thời gian giải quyết. Xin hỏi, tôi có thể vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa, đồng thời vừa khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết được không?
Hồ Thỉ
(Huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương)
TRẢ LỜI: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, đồng thời lại có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án.
Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án xử lý như sau: Nếu người khởi kiện lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án. Nếu người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu cho người khởi kiện.
Trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại và khiếu nại không được giải quyết hoặc đá được giải quyết những người khiếu nại không đồng ý và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung.
Như vậy, ông chỉ được lựa chọn một trong hai cách thức giải quyết, hoặc là theo thủ tục Tòa án, hoặc theo thủ tục khiếu nại hành chính.
Có thể bạn quan tâm: Giải quyết một số vấn đề xung quanh luật đất đai Việt Nam
Bài viết trên đây đã trả lời một số câu hỏi về luật đất đai phần 11. Hy vọng bạn đọc thể thể hiểu đúng đắn và vận dụng được vào thực tế của cuộc sống. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết! Nếu bạn đọc quan tâm tới thông tin luật có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi.