TQM là gì? Quy trình hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM tại doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Mô hình quản lý nguồn lực 5 M trong doanh nghiệpZabbix là gì ? Những ưu và khuyết điểm khi sử dụng Zabbix trong các doanh nghiệpVốn cổ phần là gì? Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn cổ phần như thế nào?TQM là gì?
“TQM là gì?” là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra khi mới tìm hiểu đến chứng chỉ ISO. TQM được viết tắt Total Qualityl Management có nghĩa là quản lý chất lượng toàn diện. Đây là phương pháp quản lý tiên tiến mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng, định hướng chất lượng với sự tham gia của mọi thành viên nhằm mang lại thành công dài hạn thông qua hài lòng của khách hàng.
TQM là một bước cải tiến so với những phương pháp cũ trước đây, cung cấp một hệ thống toàn diện trên phương diện quản lý. Sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật và các phương pháp tiếp thị thị trường để cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng.
Một hệ thống TQM sẽ bao gồm 3 yếu tố:
- T viết tắt của Total là sự đồng bộ, toàn diện, đáp ứng được nhu cầu cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Q: Quality là chất lượng được dựa trên nguyên tắc 3P
Trong đó:
P1 (Performance) là hiệu năng phụ thuộc vào chỉ tiêu kỹ thuật.
P2 ( Price ): Giá mua và chi phí sử dụng
P3 ( Punctuality): Sản xuất và giao hàng đúng lúc.
- M viết tắt của từ Management bao gồm quản lý và quản trị
Bao gồm:
P (Planing): Hoạch địch, thiết kế kế hoạch.
O (Oraganizing): tổ chức.
L (Leading): là bộ phận dẫn đầu đưa ra quyết định để chỉ đạo thực hiện.
C (Controlling): kiểm soát và quản lý nguồn công việc.
Đặc điểm cơ bản của TQM là gì?
Phần trên đây chúng đây đã giới thiệu khái niệm cơ bản về “TQM Là gì?”. Để hiểu rõ thêm về hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, chúng ta cùng tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của TQM:
Lấy khách hàng làm trọng tâm
Khách hàng sẽ được coi là nhân tố đóng vai trò trung tâm đối với TMQ. Những ý kiến phản hồi của khách hàng sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận và sử dụng phương pháp TQM để giải quyết. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ là thước đo sự thành công của quá trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
Mọi nhân viên phải tham gia thực hiện
Nhân viên trong doanh nghiệp chính là người trực tiếp làm việc và cũng là người chịu ảnh hưởng từ những cách thức quản lý tại doanh nghiệp. Hơn nữa, họ sẽ là người nhận ranhững điều bất ổn của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất. Dựa vào họ, doanh nghiệp sẽ tìm ra vấn đề và có những thay đổi kịp thời để giải quyết một cách nhanh nhất.
Định hướng quy trình
Bất cứ công việc nào cũng cần có một quy trình rõ ràng để thực hiện và triển khai. Những doanh nghiệp áp dụng TQM sẽ nghiên cứu các bước trong một quá trình, tinh chỉnh các bước đi và nghiên cứu để loại bỏ những bước không cần thiết để tiết kiệm thời gian và chi phí
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các ban ngành
Các tổ chức quản lý với Total Quality Management tích hợp các hệ thống nội bộ để tạo ra một quy trình liền mạch. Điều này giúp tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp khi mọi người đều hiểu và coi trọng chất lượng cũng như cách thức đạt được,
Cải thiện không ngừng
Việc cải tiến liên tục giúp cho doanh nghiệp có khả năng phân tích, sáng tạo và thúc đẩy các hoạt động cải thiện chất lượng diễn ra hiệu quả nhất.
Quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
Các bước áp dụng hệ thống TQM bao gồm:
Bước 1: Tiếp cận
Bước này nhằm xác định tính cần thiết của hệ thống “TQM là gì?”. Cấp lãnh đạo thống nhất giữa các cán bộ chủ chốt, thực hiện cam kết về chất lượng hệ thống thông qua ban hành chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hoạt động chung TQM.
Bước 2: Tổ chức và nhân sự
Doanh nghiệp cần thành lập một ban triển khai và tổ chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức và kỹ năng xây dựng, áp dụng hệ thống TQM.
Bước 3: Xây dựng chương trình TQM
Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn thích hợp cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công tách nhiệm cụ thể.
Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM
Bước này nhằm tuyên truyền rộng rãi kế hoạch thực hiện TQM trong công ty tới cán bộ nhân viên. Cần hình thành văn hóa chất lượng của tổ chức và động viên, thu hút sự tham gia của tất cả mọi người để thực hiện thành công chương trình.
Bước 5: Đánh giá chất lượng
- Tiến hành đo lường các chi phí hiện tại của doanh nghiệp
- Xác định các vấn đề và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng, các giai đoạn của chương trình TQM
- Xác định chi phí cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề ra kế hoạch hành động
Bước 6: Hoạch định chất lượng.
Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược chương trình tổng thể của TQM. Đồng thời kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp với chính sách, chiến lược chung của doanh nghiệp, thiết lập các kế hoạch, chương trình có tính toàn diện.
Bước 7: Thiết kế chất lượng
Thiết kế các quá trình liên quan đúng ngay từ đầu, đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng. Bao gồm thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất kinh doanh và kiểm soát chất lượng.
Bước 8: Tái cấu trúc hệ thống
Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM.
Bước 9: Xây dựng hệ thống TQM
Từng bước xây dựng, hoàn thiện và duy trì hệ thống chất lượng theo TQM. Thực hiện tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của công ty, doanh nghiệp.
Bước 10: Phát triển hệ thống Total Quality Management
Đảm bảo hệ thống chất lượng được thực hiện đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu chất lượng toàn diện đã đề ra. Thực hiện đúng các biện pháp, duy trì sự tham gia của các thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng.
Bước 11: Duy trì và cải tiến
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo quan điểm và nguyên tắc TQM. Cần lựa chọn phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.