Vốn cổ phần là gì? Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn cổ phần như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
4C là gì? Cơ sở hình thành mô hình 4C trong marketing là gì?AIDA là gì? Tìm hiểu các yếu tố trong mô hình AIDAC2C là gì? Lợi ích của mô hình C2C trong thương mại điện tửVốn cổ phần là gì?
Các doanh nghiệp khi cần nguồn vốn sẽ thực hiện phát hành chứng khoán. Người mua chứng khoán có thể đầu tư để trở thành cổ đông trong công ty. Và giá trị chứng khoán mà họ mua ấy chính là cổ phần của họ trong doanh nghiệp.
Như vậy, vốn cổ phần chính là số tiền nhằm mục đích duy trì các hoạt động trong doanh nghiệp. Vốn này được cổ đông góp lại để có thể hưởng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức gọi vốn này trong trường hợp không có đủ nguồn lực về tài chính. Do đó, góp vốn cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp giảm các áp lực về tài chính.
Khi một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận cao, họ sẽ được nhiều cổ đông mua cổ phần để đầu tư. Cổ phần này có thể mua đi bán lại giữa các đối tượng. Vốn cổ phần không hoàn toàn của người sở hữu doanh nghiệp mà có thể từ các đối tượng đầu tư khác ở bên ngoài.
Tìm hiểu về các hình thức vốn cổ phần trong kinh doanh
Mục tiêu của doanh nghiệp khi kinh doanh là hướng tới tối đa lợi nhuận. Vì vậy việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả là yêu cầu hàng đầu của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, vốn cổ phần có thể là vốn góp, lợi nhuận kinh doanh sau thuế hoặc chênh lệch đánh giá tài sản.
Vốn góp
Vốn góp là số vốn thực tế của cổ đông được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Tài sản của vốn góp có thể là tiền, ngoại tệ, quyền sở hữu đất, hay là vàng. Vốn góp còn gọi là vốn đầu tư. Đối với công ty cổ phần, phần góp vốn này được tính theo mệnh giá của cổ phần phát hành hay vốn điều lệ.
Lợi nhuận từ kinh doanh sau thuế
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn hoạt động kinh doanh của mình thu lại lợi nhuận. Lợi nhuận kinh doanh sau thuế là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu từ chính hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động sau khi đã đóng thuế. Khoản lợi nhuận này được chia cho các cổ đông và các cổ đông có thể tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp.
Chênh lệch từ đánh giá tài sản
Sự chênh lệch này là do sự đánh giá tài sản cố định, bất động sản và hàng tồn kho có khác với sự định giá ban đầu. Khi hoạch định thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu, phần tài sản góp từ các thành viên cổ đông cần được đánh giá lại. Và chênh lệch tài sản sau khi đánh giá lại cao hơn cũng là nguồn vốn cổ phần.
Phân loại cổ phần trong doanh nghiệp
Quy định vốn cổ phần trong doanh nghiệp được phân làm hai loại, đó là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần phổ thông
Cổ phần phổ thông chính là cổ phần bắt buộc phải có trong doanh nghiệp. Cổ đông có cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có những quyền lợi gì?
- Cổ phần phổ thông có quyền trao đổi, mua bán cổ phần. Họ cũng có quyền được tham gia vào các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp.
- Cổ đông phổ thông có quyền tham gia trong các cuộc họp của công ty. Trong các sự kiện bầu cử ra người đại diện đứng đầu, mỗi cổ đông sẽ có một phiếu bầu, không quan trọng là có nhiều hay ít cổ phần.
- Nhận mức lợi nhuận theo quy định trong công ty.
- Cổ đông phổ thông tự do bán cổ phần của mình cho người khác mà không cần có sự cho phép của doanh nghiệp.
- Nếu trường hợp doanh nghiệp phá sản, sau khi tính toán trả hết cả số nợ thì phần ngân sách tài chính còn lại sẽ được chia đều cho các cổ đông theo phần trăm mà cổ đông đóng góp.
Cổ phần ưu đãi
Cổ đông sở hữu loại cổ phần này được gọi là cổ đông ưu đãi. Họ được hưởng một số ưu đãi nhất định và cũng bị hạn chế một số quyền lợi so với cổ đông phổ thông.
- Cổ đông ưu đãi không được bán hoặc chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Họ chỉ có thể chuyển nhượng trong trường hợp có quyết định của tòa án.
- Các quyền lợi khác họ được hưởng như các cổ đông phổ thông.
Nghĩa vụ của cổ đông khi góp vốn cổ phần là gì?.
Khi góp vốn cổ phần, cổ đông cũng cần tuân thủ quy định đã được đặt ra của doanh nghiệp. Một số quy định chủ yếu như sau:
- Giải ngân: Khi mua và ký kết việc góp vốn cổ phần, cổ đông cần phải thanh toán các khoản đủ và đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng tới các hoạt động của doanh nghiệp.
- Không rút vốn: Mua đi bán lại cổ phần là quyền của cổ đông. Nhưng họ sẽ không được rút vốn của mình khi đã đóng vào doanh nghiệp. Vì việc này sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn tài chính trong công ty.
- Bảo mật thông tin: Trong các cuộc họp cổ đông, các thông tin doanh nghiệp đều được công khai với các cổ đông. Hoạt động của công ty sẽ bị ảnh hưởng nếu thông tin bị truyền ra ngoài. Do đó, các cổ đông trong công ty phải bảo mật thông tin của công ty với các đối tượng khác, đặc biệt là đối thủ và truyền thông.
Vai trò đối với doanh nghiệp của vốn cổ phần là gì?
Theo luật định, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều cần có vốn điều lệ. Tùy thuộc loại hình kinh doanh mà lượng vốn điều lệ được giới hạn. Như vậy vai trò của vốn cổ phần rất quan trọng.
- Vốn cổ phần góp phần hình thành doanh nghiệp.
- Vốn cổ phần giúp doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào trang thiết bị, văn phòng, nhân lực phục vụ các hoạt động và kinh doanh để sinh lợi nhuận.
- Vốn cổ phần là nguồn sống, hoạt động và linh hồn của doanh nghiệp.
- Vốn cổ phần giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bằng nguồn vốn này, doanh nghiệp đầu tư được nhiều trang thiết bị, nhân lực hơn để đáp ứng quá trình sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp ổn định trong kinh doanh và thu được lợi nhuận.
Những vấn đề có thể xảy ra khi giảm vốn cổ phần là gì?
Vốn cổ phần là một trong những nguồn vốn chính của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn này giảm thể hiện sự giảm của vốn đầu tư. Hệ quả là các hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, kéo theo giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu muốn tiếp tục mở rộng để có doanh thu, doanh nghiệp sẽ phải đi vay vốn. Lượng vốn vay nếu không được phù hợp sẽ dẫn đến việc mất cân đối tài chính và hậu quả rất khó lường. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu được bổ sung hàng năm bằng lợi nhuận kinh doanh. Nếu vốn chủ sở hữu giảm cũng có thể do tình hình kinh doanh không đạt kết quả tốt.