TP.HCM đang trở thành “vùng trũng” đầu tư bất động sản?
Báo cáo của Batdongsan.com về thị trường bất động sản tháng 8 đã chứng minh nhiều điểm mới của thị trường. Theo đó, lượng tin đăng về bất động sản đã tăng 273% so với cùng kì năm ngoái cũng như mức độ quan tâm tới các phân khúc bất động sản cũng đã tăng tới 61%. Đối với thị trường Hà Nội, mức độ quan tâm mức tăng 4%, lượng tin đăng tăng 21%. Bất động sản cho thuê ở Hà Nội ghi nhận mức độ quan tâm tăng mạnh. Văn phòng, nhà mặt phố, cửa hàng cho thuê, chung cư, nhà riêng tăng lần lượt 112%, 88%, 57%, 25% và 32%. Đối với thị trường TP.HCM, mức độ quan tâm ghi nhận tăng 17% và tăng ở hầu hết các loại hình. Cụ thể, mức độ quan tâm đến chung cư tăng 17%, nhà riêng tăng 9% và đất tăng 8%.
Nhìn vào báo cáo của Batdongsan.com, có thể thấy rằng hiện tại mức độ tìm kiếm cũng như quan tâm tới thị trường bất động sản tại TP.HCM hiện đang được chú ý hơn đối với Hà Nội. Không ít chuyên gia đã nhận định rằng, dòng tiền đầu tư bất động sản sẽ có xu hướng dịch chuyển từ Bắc vào Nam cũng như khu vực miền Trung. Thế nhưng nhiều người chắc chắn, dòng tiền đầu tư sẽ sớm quay trở lại “vùng trũng” phía Nam, đặc biệt là TP.HCM khi hiện tại, sự quan tâm đối với khu vực này đang ghi nhận ở mức cao. Không khó để lí giải việc vì sao TP.HCM chứng kiến lượng quan tâm đang tăng mạnh hơn so với nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là Hà Nội.
Theo đó, trải qua 2 năm dịch bệnh, nhiều nhà đầu tư quyết định đầu tư vào những khu vực lân cận, điều này đãn tới việc bất động sản phía Bắc đang tăng mạnh, và thực tế hiện tại đang chứng minh điều đó. Khi lượng quan tâm tăng đi kèm đó là giá bất động sản phía Bắc đang tăng mạnh, các nhà đầu tư cũng phải đẩy dòng tiền về các khu vực ổn định giá hơn.
Một lí do khác để có thể giải thích về việc phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ là “vùng trũng” thu hút đầu tư trong tương lai gần chính là khu vực này đang là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, mức thu nhập người dân cao hơn, mặt bằng giá bất động sản ở đây hiện tại nhìn chung cũng đang ổn định. Sau 2 năm dịch bệnh Covid-19 bao trùm gây nên nhiều thương đau, kinh tế phía Nam đang chứng kiến sự hồi phục đáng ngạc nhiên đặc biệt là các khu công nghiệp. Điều này cũng đang thúc đẩy nhu cầu về bất động sản càng tăng cao.
Báo cáo từ phía Bộ Xây dựng cũng đã chỉ rõ, thực trạng giá bất động sản hiện nay đặc biệt là nhà ở đang liên tục tăng cao so với thu nhập của người dân. Tại Hà Nội ghi nhận không còn căn hộ chung cư có giá dưới 25 triệu đồng/m2. Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung và cầu vừa bị mất cân đối về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong 2 năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và không còn trong năm 2021. Trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng.
Thực tế cũng đã ghi nhận rằng, tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội cao gấp 2 – 3 lần so với TP.HCM tuỳ vào từng phân khúc. Tại Hà Nội, các phân khúc căn hộ rao bán tăng từ 15 – 15,5% so với cùng kỳ thì tại TP.HCM, giá rao bán chung cư tăng lần lượt từ 3 – 8% (theo báo cáo của Batdongsan.com). Điều này đã chỉ rõ rằng, giá đất động sản ở Hà Nội đang thực sự ở ngưỡng “đỉnh” và đẩy theo nhiều lo lắng không chỉ từ phía người có nhu cầu mà còn từ phía các nhà đầu tư.
Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam nhận định những năm qua, nền giá chung cư TP.HCM cao hơn đáng kể so với Hà Nội. Nhưng đến hiện tại, mức giá điều chỉnh gần như ngang nhau song lại diễn ra trên 2 nền giá khác nhau thì tỷ lệ % thay đổi tất yếu sẽ chênh lệch. Đồng thời, trong vài năm trở lại đây, đất nền ở các vùng ven Hà Nội đã trải qua các cơn “sốt”, qua đó đẩy giá mặt bằng chung của các phân khúc khác như chung cư lên cao.
Theo báo cáo của CBRE, thị trường bất động sản cuối năm 2022 ở TP.HCM cũng sẽ trở nên sôi động hơn. Sẽ có gần 24.000 căn hộ “gia nhập” thị trường, và sự phục hồi về nguồn cung đã tạo đà cho việc phục hồi. Bất động sản hạng sang và siêu sang đang là xu hướng trên thị trường TP.HCM và nhiều nhà đầu tư đang có kế hoạch đưa quay lại và xác lập mốc giá mới trong tương lai. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quay lại thị trường sau thời gian dịch bệnh đang bắt đầu tìm hiểu thêm các sản phẩm mới.
Nhiều lí do khiến TP.HCM đang là vùng trũng đón đầu tư ở bất động sản chính là chủ trương Đề án đầu tư từ phía UBND TP.HCM đưa 4 huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn phát triển từ huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM trong giai đoạn 2021 – 2030. Nhà Bè dự kiến sẽ là đô thị vệ tinh. Thông tin quy hoạch đi kèm lợi thế phát triển hạ tầng đồng bộ cũng đã thu hút đầu tư, đẩy sóng đầu tư dịch chuyển về đây. S
au khi có nhiều thông tin về quy hoạch, rất nhiều nhà đầu tư đã “đón sóng” khi đổ xô về TP.HCM nhất là Nhà Bè để đi đầu cơ hội. Thế nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại để dòng vốn có thể dịch chuyển được rõ ràng vẫn còn khá nhiều vướng mắt liên quan tới thể chế pháp luật. Nhiều chuyên gia cũng đề xuất rằng, cần xem xét cũng như sửa đổi về Luật Đất đai, nhà ở để tạo ra nhiều hành lang pháp lý hơn, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững cũng như đa dạng hơn về ngyoonf cung. Từ đó, bài toán nhà ở cho phần đa người dân sẽ được giải quyết.