meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP. Hồ Chí Minh siết cao ốc, liệu có “cứu vãn” được giao thông?

Thứ sáu, 27/05/2022-08:05
Trước thông tin TP. Hồ Chí Minh siết quản lý xây dựng cao ốc, giới chuyên gia cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời, chưa thể giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông của thành phố.

Mới đây, UBND tỉnh TP. Hồ Chí Minh đã đồng ý với phương án siết quản lý xây dựng cao ốc. Theo đó, bắt đầu từ tháng 5/2022, những dự án cao ốc trong thành phố phải có đầy đủ điều kiện theo quy định mới được cấp phép xây dựng.

Cụ thể, chung cư, nhà thấp tầng, nhà nghỉ, khách sạn phải có 50.000m2 diện tích sàn tối thiểu; trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, siêu thị phải có từ 10.000 m2 diện tích sàn; văn phòng làm việc phải có diện tích sàn từ 15.000 m2,...

Ngoài ra, các dự án xây dựng cao ốc, trung tâm thương mại, chung cư... phải tính toán được nhu cầu đi lại phát sinh và có phương án kết nối giao thông. Và các dự án lớn hơn phải có đánh giá tác động giao thông từ khi lập quy hoạch dự án.


TP. Hồ Chí Minh “siết” xây dựng cao ốc để giảm tình trạng ùn tắc giao thông
TP. Hồ Chí Minh “siết” xây dựng cao ốc để giảm tình trạng ùn tắc giao thông

Đã “buông lỏng” cao ốc quá lâu

Theo các chuyên gia về quy hoạch, từ trước đến nay, vấn đề quản lý xây dựng cao ốc ở TP. Hồ Chí Minh còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng liên quan. Điều này dẫn đến tình trạng hạ tầng quá tải, ùn tắc giao thông trong thành phố.

Khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết các tòa cao ốc ở TP. Hồ Chí Minh đều được xây dựng trong khu vực trung tâm như quận 1, quận 2, quận 3, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh. Các tòa nhà cao ốc “chọc trời” bủa vây từ đường lớn vào hẻm nhỏ khiến tình trạng ùn tắc giao thông ở trung tâm thành phố ngày càng nghiêm trọng.

Tại tuyến đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) đoạn gần ngã tư Hàng Xanh có chi chít những tòa cao ốc trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn. Vào giờ đi làm buổi sáng hoặc giờ tan tầm buổi chiều, lượng người từ các tòa nhà này đổ ra đường rất đông, gây ra tình trạng kẹt xe, nhích từng chút một. Tương tự, nhiều con đường nằm ở Quận 1 chỉ dài 2-3 km nhưng lại “cõng” trên mình hơn chục tòa nhà cao ốc, khiến các con đường “nghẹt thở” khắp mọi lối.


Nhìn từ trên cao, TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều tòa nhà cao tầng nằm san sát nhau
Nhìn từ trên cao, TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều tòa nhà cao tầng nằm san sát nhau

Chị Nguyễn Diệu Linh (28 tuổi, Bình Thạnh) cho biết, gần như ngày nào ở đoạn ngã tư Hàng Xanh cũng xảy ra kẹt xe. Thuê trọ ở Bình Thanh và chỉ cách chỗ làm ở quận 1 hơn 3km nhưng nhiều hôm chị phải mất gần cả tiếng đồng hồ di chuyển mới đến được công ty. Đặc biệt vào những ngày trời mưa, tình trạng ùn tắc càng nghiêm trọng khiến nhiều người đi đường tỏ rõ vẻ mệt mỏi.

Việc các tòa nhà cao ốc mọc lên dày đặc đã làm tình trạng giao thông của TP. Hồ Chí Minh ngày càng tồi tệ. Cách đây 5 năm về trước, nhiều đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh đã lên tiếng về tình trạng quá tải cao ốc ở khu vực trung tâm thành phố và chỉ rõ đây là một thủ phạm gây kẹt xe. Tuy nhiên, mãi đến tận bây giờ, việc siết chặt xây dựng cao ốc mới chính thức được UBND thành phố phê duyệt.

Dù chậm trễ nhưng chính quyền TP. Hồ Chí Minh vẫn kỳ vọng, việc siết quản lý xây dựng cao ốc sẽ từng bước giãn đô thị ra vùng ngoại thành và giảm bớt tình trạng quá tải giao thông cho khu vực trung tâm thành phố trong thời gian tới.

Không “đi ngược” quy hoạch của thành phố

Theo lý thuyết, việc xây dựng các tòa nhà cao ốc là phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố. Nhưng theo TS. Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho biết, tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông đã trở thành vấn nạn lớn của thành phố nên việc siết cao ốc ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn hợp lý.

Diện tích giao thông ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay chỉ khoảng 7-9%, trong khi quy hoạch phải đạt 20-26% đối với đô thị trung tâm. Diện tích giao thông hạn chế nhưng thành phố lại có quá nhiều tòa cao ốc, khiến lượng người đến đây làm việc, vui chơi, mua sắm ngày càng đông. Hàng ngày vào giờ cao điểm, lượng người từ các tòa cao ốc này đổ ra đường đã gây ùn tắc nghiêm trọng. Cho nên, cần phải hạn chế xây dựng các tòa nhà cao ốc để hạn chế mật độ đi lại, nhất là vào giờ cao điểm.


“Siết” xây dựng cao ốc để hạn chế mật độ đi lại vào giờ cao điểm
“Siết” xây dựng cao ốc để hạn chế mật độ đi lại vào giờ cao điểm

Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, siết chặt cao ốc phải theo kế hoạch, chứ không nên siết chặt một cách tùy tiện. Ví dụ như không được xây dựng quá dày đặc ở khu vực trung tâm, khu vực lõi đô thị; xây dựng cao ốc khi thực sự cần thiết, tránh tình trạng xây tràn lan, “vô tội vạ”.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh nên xây dựng các tòa nhà cao ốc ở những nơi có hạ tầng giao thông tốt như đường vành đai, tuyến metro và nên chuyển bớt các cơ quan chức năng không cần thiết ra cùng ven để giảm bớt áp lực giao thông cho khu vực trung tâm thành phố.

 “Thắt chặt  xây dựng cao ốc sẽ khiến hạn chế tối thiểu mật độ đi lại trong khu vực trung tâm thành phố và tất nhiên việc ùn tắc giao thông sẽ được giải quyết theo đó. Cho nên, giải pháp này là lẽ đương nhiên và hiện đang được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng”, ông Thủy khẳng định.

Một bài toán “động” khó giải

Hoàn toàn đồng tình với phương án siết quản lý xây dựng cao ốc ở TP. Hồ Chí Minh, chuyên gia bất động sản Trần Xuân Lượng cho biết, phương án này đã được đề xuất từ lâu và nên áp dụng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, chưa thể giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông cho thành phố.

Ông Lượng giải thích, giao thông là một bài toán “động” khó giải. Để tính toán được lưu lượng giao thông cần phải khảo sát số liệu cụ thể. Nếu tính toán không chính xác hoặc không có đánh giá cụ thể về giao thông thì sẽ gây khó khăn cho các chủ đầu tư khi đi xin giấy phép xây dựng.


Giao thông là một bài toán “động” khó giải của TP. Hồ Chí Minh
Giao thông là một bài toán “động” khó giải của TP. Hồ Chí Minh

Để giải quyết được bài toán này thì bắt buộc các nhà quản lý, chủ đầu tư phải làm tốt khâu quy hoạch. Yêu cầu được đặt ra ở đây là chủ đầu tư phải lập quy hoạch càng chi tiết càng tốt, tính toán đầy đủ các tác động vấn đề giao thông có thể xảy ra trước khi xây dựng dự án. Đặc biệt, việc đánh giá tác động giao thông cần thêm một cơ quan chuyên ngành tham gia để đảm bảo tính khách quan.

Ở nước ngoài có rất nhiều chung cư cao tầng, trung tâm thương mại ở trong thành phố nhưng vấn đề giao thông luôn được giải quyết triệt để nhờ việc phát triển hệ thống giao thông công cộng. Cho nên, TP. Hồ Chí Minh cần tập trung phát triển hệ thống các phương tiện giao thông công cộng. Đây là giải pháp căn cơ để giải quyết các vấn đề giao thông cho thành phố về lâu về dài.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sẽ bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường

Mua bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng: “Dù chưa hoàn hảo, cũng phải làm”

Những vướng mắc trong gói hỗ trợ người lao động thuê nhà

Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định cư dân vùng đặc biệt khó khăn

Cần làm gì để giá đất sát với giá thị trường?

Tháo gỡ nút thắt chính sách thuế trong lĩnh vực bất động sản

Lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

“Đất ở không hình thành đơn vị ở” phát sinh nhiều vấn đề pháp lý

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

14 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

14 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

14 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

14 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước