“Ông lớn” ngành bán lẻ rủ nhau săn lùng mặt bằng lớn ở TP. HCM
BÀI LIÊN QUAN
Khó kiếm khách thuê mặt bằng bán lẻ tại các chung cư Hà NộiMặt bằng bán lẻ ở chung cư Hà Nội khó tìm khách thuê sau TếtMặt bằng bán lẻ ở TP. HCM kỳ vọng khởi sắc trong năm 2022Tại TP.HCM nhiều tập đoàn bán lẻ lớn dự kiến sẽ mang thêm những thương hiệu quốc tế về Việt Nam. Do đó, các tập đoàn này đang gấp rút tìm kiếm mặt bằng lớn ở TP.HCM và chuẩn bị cho kế hoạch khai trương cửa hàng trong năm 2022.
Mặt bằng bán lẻ quy mô lớn có dấu hiệu hồi phục
Mặc dù dịch Covid đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh trong năm qua, nhưng các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trong và ngoài nước vẫn tích cực xúc tiến đem những thương hiệu quốc tế mới đến với Việt Nam. Thời gian gần đây, những điểm bán lẻ lẻ mới có quy mô lớn cũng bắt đầu xuất hiện tại TP.HCM.
Thời điểm cuối tháng 1 vừa qua, chuỗi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm dành cho mẹ và bé uy tín Con Cưng đã ra mắt trung tâm mua sắm Con Cưng Super Center tại một tòa nhà thương mại diện tích 2000m2, cao 7 tầng tại quận 1, TP.HCM. Doanh nghiệp này cũng chia sẻ, trong năm 2022, mỗi tháng sẽ tiến hành khai trương một cơ sở Con Cưng Super Center. Trước mắt đơn vị này hướng đến mục tiêu mở mới tại các quận trong TP.HCM, sau đó từng bước triển khai mở rộng hệ thống tại tất cả các tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Ngoài ra, nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng trong và ngoài nước như Muji, Thế Giới Di Động, Uniqlo…cũng đã triển khai mở nhiều điểm bán lớn, có quy mô rộng tới hàng ngàn mét vuông tại TP.HCM. Điều này phản ánh sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bán lẻ Việt Nam dù đây là nhóm ngành chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch bệnh Covid bùng phát trong 2 năm vừa qua.
Các thương hiệu bán lẻ lớn hiện nay đều rất chú trọng đến việc đầu tư về trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch mở rộng quy mô cửa hàng để khẳng định thương hiệu. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của mặt bằng cửa hàng trong kế hoạch phát triển kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp này.
Quản lý bộ phận cho thuê mặt bằng bán lẻ của Savills TP.HCM, bà Trần Phạm Phương Quyên, nhận xét sức tiêu dùng nội địa của khách hàng Việt Nam đang ngày một lớn và ổn định, hứa hẹn tiềm năng đem lại những khoản doanh thu lớn cho một vài ngành bán lẻ như thời trang, thể thao, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc mẹ và bé,…
Điều này đã thúc đẩy các đơn vị doanh nghiệp bán lẻ chuẩn bị sẵn sàng cho những kế hoạch mở thêm cửa hàng, chi nhánh, không gian trải nghiệm tại nhiều quận trên địa bàn TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đông đảo khách hàng.
Trong thời gian qua, các tập đoàn bán lẻ lớn vẫn tiếp tục dự định mang về những thương hiệu bán lẻ quốc tế về thời trang, mỹ phẩm, đồ chuyên dụng thể thao ngoài trời, phụ kiện, phong cách sống…về Việt Nam. Điều này giúp thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bán lẻ trong năm 2022.
Rất nhiều các thương hiệu quốc tế đã nhắm đến thị trường Việt Nam từ năm 2019 nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên những kế hoạch ra mắt bị buộc phải trì hoãn. Tuy nhiên, những thương hiệu này đang xúc tiến chuẩn bị cho kế hoạch ra mắt thị trường Việt Nam sau khi những chuyến bay quốc tế được nối lại từ ngày 15/3.
Nhu cầu mở rộng chuỗi cửa hàng của các tập đoàn bán lẻ có thương hiệu lớn vẫn đang diễn ra trong âm thầm, thúc đẩy thị trường cho thuê bất động sản thương mại phục hồi nhanh chóng, hoạt động sôi nổi hơn. Những thương hiệu có quy mô lớn thường có những yêu cầu khắt khe về diện tích, vị trí, mặt tiền, không gian trưng bày cho mặt bằng đầu tiên khi ra mắt thị trường.
Vì vậy, mặt bằng ở các quận trung tâm hoặc các trung tâm thương mại lớn đang rất khan hiếm, do các khu vực sở hữu nhiều lợi thế như quy mô lớn, uy tín của đơn vị chủ đầu tư đồng thời đã có lượng khách hàng lớn, ổn định. Các mặt bằng này luôn được doanh nghiệp săn đón. Mô hình cửa hàng đa thương hiệu có diện tích quy mô lớn từ 350 - 1000m2 dự kiến tiếp tục được mở rộng trong tương lai nhờ vào khả năng đem lại một điểm đến tích hợp nhiều dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng đến mua sắm.
Theo báo cáo thị trường của Savills Việt Nam tại TP.HCM trong quý 4/2021 đã chỉ ra rằng khi các hoạt động kinh tế, thương mại trở lại, các chủ sở hữu mặt bằng bán lẻ cho thuê đã ngừng áp dụng các dụng chính sách hỗ trợ như giảm tiền thuê trực tiếp hoặc giảm 50% giá thuê trong tháng đầu tiên.
Giá thuê mặt bằng trong quý cuối cùng của năm 2021 đạt mức trung bình là 1.150.000 đồng/m2/tháng. Tuy nhiên, một số chủ mặt bằng cho thuê ở các khu vùng ven, ngoại ô vẫn tiếp tục áp dụng một số chính sách kích cầu nhằm thu hút khách hàng như cho phép kéo dài thời gian thi công, không tính thuê hoặc không thu phí dịch vụ trong thời gian khách hàng thi công cửa hàng.
Mặt bằng cho thuê nhà phố “hồi hộp” chờ đợi khách
Trái với sự hồi phục mạnh mẽ của phân khúc mặt bằng cho thuê lớn tại các trung tâm thương mại, mặt bằng cho thuê nhà phố diện tích nhỏ vẫn trong tình trạng ế ẩm. Trên các tuyến phố trung tâm của TP.HCM vốn sầm uất, đông người qua lại như Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Lê Văn Sỹ (quận 3), Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), Nguyễn Trãi (quận 5)...nhiều cửa hàng vẫn “cửa đóng then cài”, treo bảng cho thuê mặt bằng.
Dù TP.HCM đã chủ trương khôi phục kinh tế khi dịch Covid-19 đã được cơ bản kiểm soát nhưng nhiều tháng qua, các mặt bằng cho thuê cửa hàng vừa và nhỏ tại các tuyến phố lớn vẫn không tìm được khách. Thêm vào đó, việc kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn, hoạt động kinh doanh còn ế ẩm nhưng nhiều chủ nhà đã đòi tăng giá cho thuê khiến cho không ít người buôn bán lâm vào tình cảnh "dở khóc dở cười".
Chị Nguyễn Ngọc Huỳnh Như (30 tuổi, kinh doanh quần áo) chia sẻ chị vừa trả mặt bằng cửa hàng tại quận Phú Nhuận do trước Tết chủ nhà bất ngờ thông báo sẽ tăng tiền thuê nhà từ 15 triệu lên 20 triệu/tháng. Do dịch bệnh, việc kinh doanh ế ẩm, không thuận lợi nên chị Như bắt buộc phải trả mặt bằng để bán hàng online.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills TP.HCM nhận định trong thời gian ngắn hạn, thị trường nhà phố cho thuê vẫn sẽ phải tiếp tục đối mặt với việc khách hàng trả hoặc giảm bớt diện tích thuê, và thậm chí là không tìm được khách hàng mới.