meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mặt bằng bán lẻ ở TP. HCM kỳ vọng khởi sắc trong năm 2022

Thứ hai, 24/01/2022-07:01
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP. HCM gần như “nằm bất động” trong một thời gian dài. Tuy nhiên, phân khúc này vẫn có nhiều “điểm sáng” để phục hồi và phát triển trong năm 2022.

Thị trường “ngấm đòn” Covid-19

Những ngày qua, nhiều cửa hàng nằm ở trung tâm TP. HCM đang được chủ nhà căng biển cho thuê. Trước đây, những cửa hàng này đều là địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống đắc địa vị vị trí đẹp, không gian rộng rãi. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều chủ quán đã phải trả lại cửa hàng vì tình hình kinh doanh đi vào ngõ cụt, không đủ tiền để trả tiền mặt bằng hàng tháng.

Anh Trần Đình Tuấn (35 tuổi, Bình Thạnh) là chủ của một ki - ốt lớn nằm ở đường Điện Biên Phủ (phường 22, quận Bình Thạnh). Kể từ khi chủ cửa hàng làm tóc trả lại mặt bằng, anh phải chạy đôn chạy đáo để căng biển quảng cáo tìm người thuê mặt bằng. Dù đã giảm giá, không quy định thời gian thuê nhưng anh vẫn không thể tìm được khách.

anh-1-1642817878.jpg
 

Mặt bằng bán lẻ ở TP. HCM “ế ẩm” vì không có khách thuê

Không chỉ riêng anh Tuấn, nhiều chủ mặt bằng ở TP. HCM đang điêu đứng vì không thể tìm được khách thuê ngay cả khi thành phố đã trở lại trạng thái bình thường mới, các lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng. Những con phố vốn là trung tâm ăn uống, vui chơi chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh hàng quán dẹp tiệm nhiều đến thế. Giờ đây, trước mặt các cửa hàng này đều là các biển quảng cáo cho thuê mặt bằng được treo san sát nhau.

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, trong quý IV/2021, công suất mặt bằng cho thuê trung bình giảm 1 điểm phần trăm theo quý và giảm xuống còn 93% theo năm. Việc giảm công suất này đến từ việc một số khách thuê trả lại mặt bằng sớm hơn thời gian quy định trong hợp đồng vì kinh doanh thô lỗ. Đa số khách thuê rời đi là chủ của các quán ăn, nhà hàng. Riêng loại hình kiosk có công suất cho thuê giảm mạnh lên đến 3 điểm phần trăm theo quý và theo năm.

Về nguồn cung, Savills Việt Nam cho biết, trong Quý IV/2021, tổng nguồn cung bán lẻ ở TP. HCM xấp xỉ 1,5 triệu m2, tương đối ổn định theo quý và theo năm. Nguồn cung tiếp tục dịch chuyển ra những vùng ngoại ô. Hiện tại, ở TP. HCM có 70% dự án gần hoàn thành hoặc đang xây dựng. Dự báo, tới năm 2024, nguồn cung tương lai sẽ có 470.000 m2 NLA từ 24 dự án, khu vực ngoại ô chiếm 40% tổng nguồn cung dự án tương lai.

Sau khi TP. HCM trở lại trạng thái bình thường mới, các chủ cho thuê ở trung tâm thành phố không còn áp dụng các chính sách giảm giá 30-50% như trước. Cho nên, giá cho thuê đang có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, một số chủ cho thuê ở vùng ngoài trung tâm vẫn áp dụng chính sách kích cầu như: kéo dài thời gian thi công, không tính tiền thuê, tiền dịch vụ trong thời gian thi công.

“Điểm sáng” trong  năm 2022

Hiện tại, TP. HCM đã trở thành “vùng xanh” và là địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao trong cả nước. Đây là một tín hiệu tốt để phân khúc mặt bằng bán lẻ phục hồi và phát triển trong năm 2022.

Nhiều chuyên gia dự đoán, nhu cầu tìm kiếm mặt bằng bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2022 vì nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang tranh thủ tìm mặt bằng lúc giá thuê còn rẻ so với thời điểm trước dịch Covid-19.

anh-2-1642817912.jpg
 

Thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP. HCM có nhiều điểm sáng trong năm 2022

Nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp bán lẻ quốc tế vẫn đang đánh giá cao thị trường tiêu dùng tại TP. HCM. Đây là thành phố mà người dân có mức chi tiêu cao nhất cả nước.

Theo một báo cáo về hành vi tiêu dùng ngoài nhà của công ty Kantar Worldpanel, tần suất giao dịch của người dân TP. HCM cao hơn nhiều so với việc mua hàng dùng trong nhà. Cụ thể, mỗi tháng họ thường mua sắm 8-9 lần trên các kênh bán lẻ, trung bình mỗi người chỉ gần 270.000 đồng để mua thực phẩm và đồ uống tiện lợi.

Bên cạnh đó, khả năng khống chế dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ và chính quyền TP. HCM cũng là động lực lớn giúp thị trường mặt bằng bán lẻ ở đây phục hồi và phát triển trong năm 2022. Khi dịch bệnh trong thành phố được kiểm soát, nguồn cung mặt bằng và nhu cầu tìm thuê mặt bằng sẽ tăng nhanh, góp phần thay đổi diện mạo “ảm đạm” của thị trường suối một năm vừa qua.

Sự cạnh tranh của thương mại điện tử

Thương mại điện tử kết hợp với đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng sang trực tuyến, bởi sự linh hoạt, tiện lợi và chất lượng giao hàng được cải thiện. Các doanh nghiệp đang chú trọng hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và giảm quy mô cửa hàng vật lý. Dẫn đầu xu hướng này là các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống như: Starbucks, The Coffee House và Phúc Long đã giảm không gian cửa hàng vật lý và gia tăng chất lượng nền tảng thương mại điện tử.

Theo Euromonitor International, trong giai đoạn 2017-2011, giá trị bán lẻ ngoài cửa hàng ở Việt Nam tăng 24% mỗi năm. Trong khi đó, giá trị bán lẻ tại cửa hàng chỉ tăng 2% mỗi năm. Dự báo đến năm 2025, giá trị bán lẻ ngoài cửa hàng sẽ tăng 15% mỗi năm và giá trị bán lẻ tại cửa hàng sẽ chỉ tăng 5% mỗi năm.

Theo Vietnam Credit, Việt Nam là một nước được đánh giá có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất trong năm 2021 ở mức 18% theo năm. Thị trường thương mại điện tử vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới.

Troy Griffiths – Phó Tổng Giám Đốc, Savills Việt Nam nhân định: “Thị trường bán lẻ truyền thống vẫn trong tình trạng ảm đạm, với xu hướng dịch chuyển rõ ràng sang các kênh trực tuyến đang gia tăng nhanh chóng. Việc tái khởi động sẽ loại bỏ các người chơi cơ hội và cho phép các nhà bán lẻ có năng lực trở nên vững chắc.”

Có thể thấy, các doanh nghiệp bán lẻ đang có xu hướng kinh doanh trực tuyến, giảm quy mô cửa hàng vật lý. Đây là một thách thức lớn cho sự phát triển của phân khúc mặt bằng bán lẻ trong tương lai. Vì vậy, các chủ đầu tư phân khúc này cần xây dựng một mô hình trung tâm thương mại chuẩn chỉnh, thu hút người mua hàng mới đảm bảo được tỷ lệ lắp đầy.

 

 

Thiên Vân
Theo: Reatimes
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cần phải có hệ thống thông tin để minh bạch thị trường bất động sản

Có nên “ôm” bất động sản thanh lý của ngân hàng?

Làm sao để khắc phục lỗi quy hoạch Tố Hữu – Lê Văn Lương?

Luật Thuế đất đai sẽ giảm thiểu chung cư “tối đèn”, biệt thự xây thô “rêu phong cùng tuế nguyệt”

Cần sàng lọc nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản

Bẫy cọc - Người mua bất động sản nhất định phải biết

Thị trường bất động sản Rạch Giá bước vào giai đoạn tăng tốc

Đề xuất cấp sổ hồng căn hộ chung cư 50 năm là không phù hợp

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước