meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tình hình "làm ăn" của Grab Việt Nam: Lỗ luỹ kế lên tới 4.365,9 tỷ đồng, vốn điều lệ chỉ ở mức 20 tỷ đồng

Chủ nhật, 17/07/2022-23:07
Không riêng gì Grab Việt Nam, Grab cũng đang chìm trong thua lỗ. Mới năm ngoái, Grab đã chi khủng 717 triệu USD cho các đối tác tài xế cùng 1,06 tỷ USD cho các hoạt động ưu đãi, khuyến mại tới khách hàng. Những con số này so với năm trước đã lần lượt tăng 15% và 73%.

Theo công ty nghiên cứu Euromonitor, dựa trên tổng giá trị hàng hóa bán được ở trên một nền tảng (Gross Merchandise Value, viết tắt là GMV), Grab được coi là siêu ứng dụng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Ứng dụng này chuyên cung cấp các dịch vụ di chuyển, giao hàng và dịch vụ tài chính. Do đó, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong thời gian qua nhưng Grab vẫn giữ vững được vị thế này của mình nhiều năm nay. 

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý một điều rằng, Euromonitor là hãng nghiên cứu thị trường nhận được sự tín nhiệm từ Grab. Trong nhiều báo cáo của hãng nghiên cứu này đều đã được Grab dẫn số liệu. 

Theo số liệu của Statista, trong năm 2020 tại thị trường Việt Nam, Grab, Gojek và Be là 3 cái tên hàng đầu trong thị trường gọi xe trực tuyến và chiếm tới gần 99% thị phần. Tuy nhiên, với thị phần áp đảo các đối thủ còn lại thì Grab vẫn vững chắc ở vị trí số một. Điều này giúp cho Grab phần nào tự định vị được vị thế của mình tại Việt Nam. Tháng 5/2022, trong một bản công bố thông tin gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC), hãng này đã không đề cập đến một đối thủ cạnh tranh nào trong mảng cung cấp dịch vụ di chuyển tại Việt Nam. 


Theo số liệu của Statista, trong năm 2020 tại thị trường Việt Nam, Grab, Gojek và Be là 3 cái tên hàng đầu trong thị trường gọi xe trực tuyến và chiếm tới gần 99% thị phần
Theo số liệu của Statista, trong năm 2020 tại thị trường Việt Nam, Grab, Gojek và Be là 3 cái tên hàng đầu trong thị trường gọi xe trực tuyến và chiếm tới gần 99% thị phần

Thay vào đó, Baemin lại bất ngờ lọt vào “mắt xanh” của Grab với mảng giao hàng (deliveries segment), cùng với đó là Gojek và AhaMove ở dịch vụ giao hàng chặng cuối cùng (last-mile package delivery services). Đứng đầu về thị phần gọi xe công nghệ Việt, thế nên mỗi chính sách của Grab Việt Nam đều khiến mọi người quan tâm và chú ý. Mới đây, Grab Việt Nam bất ngờ thêm khoản “phụ phí nắng nóng gay gắt” để áp dụng cho mỗi cuốc xe (GrabBike) hoặc đơn hàng (GrabFood, GrabMart). Chỉ sau vài ngày áp dụng, phụ phí này đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ người dùng. Bên cạnh đó, nhiều thông tin cho rằng các tài xế không được hưởng trọn vẹn số tiền phụ phí được thu từ khách hàng. 

Sau khoảng 8 năm hiện diện, hiện Grab đã phát triển hàng loạt mảng kinh doanh tại Việt Nam, từ kết nối taxi, xe máy, giao hàng, đi chợ hộ, ví điện tử, siêu thị… Đi cùng với việc mở rộng các mảng kinh doanh, Grab Việt Nam cũng liên tục ghi nhận những khoản lỗ lớn qua từng năm. Chỉ có duy nhân năm 2020, Grab Việt Nam có lãi. 

Quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam của “ông lớn” Grab

Tháng 2/2014, Grab chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam với tên gọi GrabTaxi thông qua sự ra đời của Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi). Theo thông tin từ VietTimes cho thấy, Công ty TNHH GrabTaxi được sáng lập bởi 3 người Việt Nam, đó là: Ông Nguyễn Tuấn Anh (chiếm 34% vốn điều lệ); ông Nguyễn Phú Sinh (chiếm 33% vốn điều lệ) và ông Trần Anh Đức (nắm giữ 33% vốn điều lệ). Đáng chú ý, doanh nhân trẻ sinh năm 1982 Nguyễn Tuấn Anh là một tên tuổi nổi bật trong làng công nghệ Việt Nam. 

Từ tháng 8/2015, ông Nguyễn Phú Sinh và Trần Anh Đức đã thế chấp toàn bộ cổ phần của mình, tương đương với 66% vốn GrabTaxi tại GrabTaxi Holdings Pte. Ltd. Tháng 3/2016, thông qua Grab Inc (có trụ sở tại Singapore), Grab mới có thể trực tiếp nắm giữ cổ phần của GrabTaxi; tỷ lệ sở hữu là 50,5% vốn điều lệ còn ông Nguyễn Tuấn Anh nắm giữ số cổ phần còn lại. Tháng 4 cùng năm, Grab Inc giảm tỷ lệ sở hữu tại GrabTaxi xuống còn 49%, trong khi ông Nguyễn Tuấn Anh lại tăng sở hữu lên 51% vốn điều lệ.


Tháng 2/2014, Grab chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam với tên gọi GrabTaxi thông qua sự ra đời của Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi)
Tháng 2/2014, Grab chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam với tên gọi GrabTaxi thông qua sự ra đời của Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi)

Ngay cả khi doanh nghiệp này đổi tên thành Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) thì tỷ lệ sở hữu của Grab Inc cũng không hề thay đổi. Đồng thời, con số vốn điều lệ 20 tỷ đồng cũng vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2020, Grab đã có thêm một cổ đông người Việt mới. Đó chính là bà Lý Thuỵ Bích Huyền. Được biết, nữ doanh nhân sinh năm 1981 này nắm giữ tới 51% cổ phần còn lại tại Grab Việt Nam. Thông qua các điều khoản ràng buộc, trên thực tế Grab vẫn kiểm soát 100% vốn của Grab Việt Nam. Thời điểm hiện tại, bà Lý Thuỵ Bích Huyền đang giữ vị trí Giám đốc điều hành của doanh nghiệp này. Không những thế, nữ lãnh đạo 8x còn đứng tên tại nhiều pháp nhân khác, bao gồm: CTCP VH1 Solutions, Công ty TNHH VH2 Solutions, Công ty TNHH G-Trees. Đến tháng 9/2020, bà Huyền cũng đã thế chấp toàn bộ cổ phần của Công ty TNHH G-Trees tại Công ty TNHH Gpay Network Việt Nam. Đây là doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại cùng toà nhà với Grab Việt Nam.

Grab Việt Nam làm ăn ra sao?

Thời điểm mới xuất hiện tại thị trường Việt, tổng tài sản - nguồn vốn của Grab chỉ là vỏn vẹn gần 4,4 tỷ đồng. Cũng trong năm 2014, doanh thu thuần của Grab Việt Nam từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1,5 tỷ; tuy nhiên, doanh nghiệp lại lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng. Năm 2015, Grab chính thức được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép thí điểm hoạt động tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Sau khi hợp thức hóa hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh của Grab nhanh chóng mở rộng, doanh thu năm 2015 đạt 32 tỷ đồng. Qua từng năm, doanh số của hãng cũng ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2016 là 188 tỷ đồng và năm 2017 là 759 tỷ đồng. 


Đi cùng với việc mở rộng các mảng kinh doanh, Grab Việt Nam cũng liên tục ghi nhận những khoản lỗ lớn qua từng năm, chỉ có duy nhân năm 2020, Grab Việt Nam có lãi
Đi cùng với việc mở rộng các mảng kinh doanh, Grab Việt Nam cũng liên tục ghi nhận những khoản lỗ lớn qua từng năm, chỉ có duy nhân năm 2020, Grab Việt Nam có lãi

Đến năm 2018, doanh thu của Grab ghi nhận bước tăng đột biến, đặc biệt khi hãng đã thực hiện thành công thương vụ thâu tóm thành công ứng dụng kết nối vận tải đối thủ là Uber tại thị trường Đông Nam Á (bao gồm cả Việt Nam). Được biết, đây chính là thỏa thuận mua bán, sáp nhập lớn nhất trong lịch sử giữa các startup ở khu vực Đông Nam Á. Cũng trong năm này, doanh thu của Grab Việt Nam là 2.194 tỷ đồng, so với năm 2017 đã tăng gần gấp 3 lần và gấp gần 1.500 lần doanh số đạt được năm 2014.

Năm 2019, doanh thu của công ty mẹ Grab là 3.382 tỷ đồng, tăng 54% so với năm liền trước. Điều đáng nói, đây là mức doanh thu cao nhất kể từ khi hãng kết nối vận tải này chính thức có mặt tại tại Việt Nam. Dù doanh thu tăng theo cấp số nhân nhưng lợi nhuận của Grab lại liên tục sụt giảm, mỗi năm đều báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2015, khi doanh thu của doanh nghiệp này tăng hơn 20 lần, lợi nhuận sau thuế lại giảm gần 9 lần và báo số âm 442 tỷ đồng. Đến năm 2016, số lỗ này tiếp tục gia tăng với số âm 445 tỷ và âm 789 tỷ đồng trong năm 2017. Đến năm 2019, Grab ghi nhận khoản lỗ lên tới 1.670 tỷ, so với số lỗ của năm liền trước đã tăng 89%. Đây cũng là khoản lỗ năm lớn nhất mà hãng phải chịu từ khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho đến năm 2019.

Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận gộp của Grab Việt Nam thường dao động trong khoảng từ 39,8% đến 64,4%. Đỉnh điểm phải kể đến năm 2020, doanh thu thuần của Grab là 3.762,1 tỷ đồng; trong khi đó Grab Việt Nam thu về 2.425,3 tỷ đồng. Con số này đồng nghĩa với việc, cứ 10 đồng doanh thu thì Grab Việt Nam thu về tới 6,4 đồng lợi nhuận gộp. Điều đáng nói, năm 2020 cũng là năm duy nhất mà Grab Việt Nam có lãi sau thuế. Cụ thể, mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này là 243,4 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, sang năm 2021 thì tình hình kinh doanh của Grab đã hoàn toàn khác biệt. Theo báo cáo tài chính gần nhất, Grab Việt Nam năm 2021 ghi nhận gần 3.346 tỷ đồng doanh thu thuần, tương đương mức thu gần 9,2 tỷ đồng/ngày. Trong đó, có tới 99,8% là doanh thu đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ kết nối. Không chỉ doanh thu giảm, lợi nhuận gộp của Grab cũng giảm khi chỉ đạt 1.951, giảm gần 20% so với năm trước. Như vậy, trong năm 2021, biên lãi gộp của Grab Việt Nam là khoảng 58,3%, thấp hơn mức 64,5% của năm trước dù đây vẫn là biên lãi gộp đáng mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh tại thị trường Việt Nam.


Trong bối cảnh doanh thu và lãi gộp sụt giảm, chi phí bán hàng của Grab Việt Nam năm 2021 tăng tới 25%, khiến doanh nghiệp này tiêu tốn hơn hơn 1.926 tỷ đồng
Trong bối cảnh doanh thu và lãi gộp sụt giảm, chi phí bán hàng của Grab Việt Nam năm 2021 tăng tới 25%, khiến doanh nghiệp này tiêu tốn hơn hơn 1.926 tỷ đồng

Trong bối cảnh doanh thu và lãi gộp sụt giảm, chi phí bán hàng của Grab Việt Nam năm 2021 tăng tới 25%, khiến doanh nghiệp này tiêu tốn hơn hơn 1.926 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong nhiều tháng liên tiếp chỉ số GMV ở Việt Nam xuống mức thấp gần bằng 0. Điều này khiến cho Grab Việt Nam quay trở lại mạch thua lỗ. Năm 2021, lỗ sau thuế của Grab Việt Nam là 300,5 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh ảm đạm như thế, tính đến ngày 31/12/2021, Grab Việt Nam đã gánh khoản lỗ lũy kế lên tới 4.365,9 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn điều lệ của công ty vẫn không đổi, giữ nguyên ở mức 20 tỷ đồng. 

Không riêng gì Grab Việt Nam, Grab cũng đang chìm trong thua lỗ. Mới năm ngoái, Grab đã chi khủng 717 triệu USD cho các đối tác tài xế cùng 1,06 tỷ USD cho các hoạt động ưu đãi, khuyến mại tới khách hàng. Những con số này so với năm trước đã lần lượt tăng 15% và 73%. Sau khi tính thêm các chi phí khác, Grab lỗ ròng 3,55 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2020 ghi nhận khoản lỗ 2,7 tỷ USD.

Điều đáng nói, thời điểm hiện tại Grab đã là một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Không chỉ đối tác và khách hàng, mỗi chính sách mới của công ty đều phải đảm bảo hài hoà lợi ích cho các cổ đông.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

11 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

11 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

11 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

11 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

11 giờ trước