meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ năm, 01/12/2022-07:12
Tỉnh Bình Dương hướng đến mục tiêu vào năm 2030 sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời địa phương này sẽ là cực tăng trưởng của Vùng và cả nước.

Chuyển đổi mô hình hướng tới phát triển hài hòa, bền vững

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo đầu kỳ Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông Phạm Trọng Nhân cho biết, hiện nay tỉnh đã trải qua gần 1/3 chặng đường xây dựng quy hoạch. Thời gian qua, các đơn vị tư vấn và cơ quan, ban ngành của tỉnh đã phối hợp thu thập dữ liệu, hiện trạng, ý tưởng và các định hướng chiến lược của lãnh đạo tỉnh. Qua đó, Sở sẽ xây dựng khung định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2021 đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo ông Nhân, hội thảo có vai trò quan trọng để bổ sung, hoàn thiện các định hướng chiến lược và kịch bản phát triển quy hoạch. Đây cũng là cơ sở để triển khai thực hiện trong trung và dài hạn.


Mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đơn vị tư vấn, mục tiêu đến năm 2030 tỉnh sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, tỉnh sẽ là địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi mô hình phát triển. Bình Dương cũng hướng tới thu hút, đầu tư các ngành công nghiệp hiện đại, các dịch vụ chất lượng cao dựa trên điều kiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh.

Đơn vị tư vấn cũng cho rằng, phát triển là mục tiêu lớn, nhưng phải đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, điều kiện, tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Cùng với đó, phát triển kinh tế hài hòa, gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng công tác an sinh xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh. 

Hướng đến thành phố thông minh

Về tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương hướng đến là một thành phố thông minh. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, dịch vụ chất lượng hàng đầu của châu Á. Bình Dương sẽ là địa phương có môi trường đáng sống, thịnh vượng, bền vững, văn minh. Đồng thời, tỉnh cũng xác định sẽ là một trong những địa phương dẫn đầu trong việc hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050".

Từ những mục tiêu trên, định hướng phát triển của Bình Dương dựa trên ba trụ cột. Đó là: công nghiệp; dịch vụ; đô thị thông minh, sinh thái và một trụ cột an sinh xã hội bao gồm phát triển nông nghiệp hữu cơ, bền vững với 6 yếu tố hỗ trợ là: nguồn vốn đa dạng, hiệu quả; nhân lực chất lượng cao; hạ tầng đồng bộ, hiện đại; an sinh xã hội đảm bảo; chính sách, thể chế đột phá và chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ.

Với điều kiện hiện nay và định hướng liên kết vùng thời gian tới, đơn vị tư vấn đề xuất Bình Dương phát triển thành vùng đổi mới sáng tạo gồm 1 trục phát triển; 2 hành lang sinh thái; 3 vành đai liên kết; 4 phân vùng phát triển.


Về tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương hướng đến là một thành phố thông minh.
Về tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương hướng đến là một thành phố thông minh.

Trong đó, hướng phát triển trục Bắc – Nam lấy quốc lộ 13; Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; cao tốc Chơn Thành – TP Hồ Chí Minh; đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng... làm trục liên kết, phát triển trục đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo từng phân đoạn.

Hành lang sinh thái bao gồm hành lang phía Đông (gắn với trục sông Đồng Nai) và hành lang sinh thái phía Tây (gắn với trục sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng). Hai hành lang sinh thái này sẽ phát triển hạ tầng vận tải đường thủy, đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, đồng thời bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái.

Đối với ba vành đai liên kết, sẽ phát triển đô thị, hạ tầng gắn liền với ba vành đai liên kết của TP Hồ Chí Minh là vành đai 3,4 và 5.

Phân vùng phát triển của tỉnh được chia làm bốn, gồm: Vùng đô thị trung tâm (TP Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên). Phân vùng này được xác định là nơi tập trung dân cư chủ yếu, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Phân vùng đô thị vệ tinh là huyện Bàu Bàng. Đây là trọng tâm của vùng đổi mới sáng tạo, phát triển đô thị đầu mối phân phối lưu thông giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, TP Hồ Chí Minh. 


Phân vùng phát triển của tỉnh Bình Dương được chia làm bốn.
Phân vùng phát triển của tỉnh Bình Dương được chia làm bốn.

Phát triển kinh tế sinh thái, công nghiệp, logistics ven biển kết nối các vùng khác cũng như khai thác vận tải thủy là tiểu vùng Đông Bắc (huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo)
Đối với Tiểu vùng phía Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng): Phát triển kinh tế sinh thái, du lịch ven sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng, hỗ trợ phát triển công nghiệp, logistics ven tiểu vùng Trung tâm, kết nối Tây Nguyên –Tây Nam bộ , kết nối Tây Ninh - trục kinh tế Đông Nam bộ.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, tính đến hết quý III/2022, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực ở nhiều lĩnh vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,36% so với cùng kỳ năm 2021. 

Hậu đại dịch Covid-19, số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp tái gia nhập thị trường với số vốn đăng ký tăng 4,9% so với cùng kỳ. 

Chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Bình Dương hiện đã vượt 43% kế hoạch năm. Cụ thể, tính đến ngày 15/9, tổng vốn đầu tư FDI tại tỉnh Bình Dương đạt hơn 2,6 tỷ USD, đạt 145% kế hoạch năm, tăng 74% so với cùng kỳ 2021. 

Đầu tư trong nước thu hút được 66.468 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh (tăng 5% so với cùng kỳ 2021), gồm 4.815 doanh nghiệp đăng ký mới (30.674 tỷ đồng) và 1.155 doanh nghiệp bổ sung tăng vốn (40.581 tỷ đồng). 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Dương, nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng như hiện nay thì dự kiến chỉ số GRDP năm 2022 của tỉnh sẽ đạt kế hoạch đề ra từ 8-8,3%. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước