Tin lời “cò đất”, nhà đầu tư bất động sản rơi vào cảnh “không nơi nương tựa”
“Tiến thoái lưỡng nan” ngày cận Tết
Theo Nhịp sống thị trường, giá bất động sản trên toàn thị trường trong giai đoạn 2020 - 2021 liên tục tăng mạnh. Đà tăng giá kéo dài đến đầu năm 2022, rất nhiều người vẫn mạnh tay đầu tư lướt sóng với mục tiêu “đánh nhanh thắng nhanh”, khiến cho thị trường nóng càng thêm nóng.
Khi đó, không ít các môi giới địa ốc khẳng định và hứa hẹn với người mua, chỉ cần chờ một thời gian ngắn thôi đã có lãi. Thậm chí, nhiều môi giới cam kết sẽ mua lại thửa đất với giá cao. Tuy nhiên, chẳng được bao lâu thì thị trường bất động sản đột ngột “quay xe” khiến không ít nhà đầu tư “nhẹ dạ cả tin” rơi vào cảnh bơ vơ, kiệt sức gồng lãi.
Mặt bằng cho thuê tăng giá liên tục, khách hàng “sửng sốt” khi nghe môi giới báo giá
Tại trung tâm TP HCM, giá chào thuê các mặt bằng vẫn liên tục tăng cao dù những nơi này bị bỏ trống khá lâu khiến các thương hiệu gặp khó.Môi giới bất động sản xoay sở đủ nghề để trang trải khi Tết sắp về
Thị trường bất động sản ảm đạm không có giao dịch, lại cộng thêm áp lực khi Tết đến xuân về khiến cho nhiều môi giới phải xoay sở đủ nghề để kiếm tiền trang trải, hi vọng một cái Tết ấm no và trọn vẹn.Môi giới bất động sản "méo mặt" lo tiền về quê khi bị mất việc và không có thưởng Tết
Trước tình trạng mất việc trong những tháng cuối năm, có không ít môi giới bất động sản ở TP. Hồ Chí Minh đang méo mặt lo tiền để về quê ăn Tết. Có những người còn phải vay tiền mua vé xe khách hay cũng có những người mua chịu vé máy bay nhưng lại bị “leo cây”.Anh Nguyễn Đức Nhật - Một nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội cho hay, từ đầu năm 2022 đã xuất hiện các thông tin “sốt đất”, giá nhà tăng chóng mặt tràn lan khắp các địa phương trên toàn quốc. Có sẵn trong tay 2 tỷ đồng tiền tiết kiệm, anh Nhật bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào thị trường bất động sản.
“Đây là số tiền tiết kiệm của cả nhà tôi trong những năm qua và tôi cũng có ý định tìm một kênh đầu tư thêm nhằm kiếm thêm thu nhập. Thấy được thị trường liên tục tăng nóng, tôi bắt đầu tìm kiếm đất nền. Được một môi giới tại địa phương giới thiệu một mảnh đất diện tích 110m2, có giá 3 tỷ đồng, người này cũng liên tục đưa ra nhiều kỳ vọng về thị trường. Thậm chí, môi giới khẳng định là trong thời gian ngắn sẽ có lãi từ 20 - 30%. Thậm chí, họ khẳng định sẽ sẵn sàng xuống tiền mua lại thửa đất với giá cao hơn” - Anh Nhật cho hay.
Thấy môi giới đưa ra nhiều kỳ vọng và cũng cam kết chắc nịch, anh Nhật quyết định vay ngân hàng thêm 1 tỷ đồng để mua mảnh đất đó. Nhưng chẳng được bao lâu, thị trường bất động sản đột ngột chững lại. Theo đó, giá đất nền “quay xe” hạ nhiệt, thanh khoản giảm mạnh.
“Tới tháng 12/2022, tôi phải xử lý việc riêng cần một khoản tiền lớn, nên quyết định bán đi mảnh đất này. Khi đó tôi biết là thị trường đã chững rồi nên chấp nhận bán lỗ khoảng 10%. Khi liên lạc lại với người môi giới trước kia để nhờ bán hộ thì được biết anh ta đã chuyển việc khác. Sau đó, tôi liên hệ tới nhiều văn phòng giao dịch nhưng họ cho biết là thị trường khó thanh khoản không dám nhận bán, một số bên thì đã nghỉ Tết sớm” - Nhà đầu tư này nói.
Tới nay, anh Nhật đã tự rao bán mảnh đất với giá 2,5 tỷ đồng, đã giảm 500 triệu đồng so với mức giá mua vào, nhưng anh vẫn chưa tìm được khách mua.
Theo chia sẻ của chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh, đầu tư trong lúc đất sốt nóng chỉ có khoảng 20% là nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn trung và dài hạn, còn lại 80% là các nhà đầu tư với kỳ vọng thu lợi nhuận tốt hơn trong thời gian ngắn, hay thậm chí là lướt sóng từ khi thị trường bất động sản bắt đầu lên đến lúc chạm đỉnh.
Mỗi khi thị trường bất động sản nóng hổi sẽ xuất hiện xu hướng “lướt sóng”, bắt đáy chờ thời cơ, nhưng đây chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đã thành thạo với thị trường. Những nhà đầu tư bị “sốt đất” “quật ngã” thường là người mới, đầu tư theo đám đông, nắm bắt thông tin chậm hoặc quá ít kiến thức về thị trường.
Hàng loạt môi giới bỏ nghề vì quá khó khăn
Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường trong thời gian qua chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại ham lợi nhuận cao nên rất dễ rơi vào bẫy “ngọt” của cò đất. Trong khi những năm qua, thị trường địa ốc có nhiều diễn biến nóng, lực lượng lao động từ các ngành nghề khác đều chuyển sang làm môi giới. Cho tới khi thị trường rơi vào khó khăn, nhiều môi giới tay nganh buộc phải bỏ nghề để tìm việc khác kiếm sống.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp phát triển bất động sản hiện đều trong tình trạng đói vốn, khó tiếp cận với những kênh dẫn vốn; Thanh khoản trên thị trường yếu dẫn tới sụt giảm doanh thu. Trong khi đó, chi phí tiếp cận tài chính hay chi phí nguyên vật liệu đều tăng cao. Nhiều doanh nghiệp địa ốc phải tạm hoãn các dự án bất động sản đang triển khai, thậm chí sa thải người lao động để cố gắng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
“Chúng tôi mới thống kê tại một số đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản thuộc phạm vi một phân khúc, có khoảng hơn 100.000 nhân viên môi giới đã nghỉ hay chuyển sang một công việc khác” - Ông Đính cho hay.
Theo lời khuyên của vị chuyên gia này, những người làm môi giới bất động sản muốn gắn bó với nghề đã chuyển sang bán phân khúc khác có thanh khoản tốt hơn, chẳng hạn các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực của người dân. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay thì không nên kỳ vọng quá nhiều vào thanh khoản của thị trường.
“Môi giới phải chuyển nghề vì không có hàng hoặc không bán được hàng, thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Nhưng đây là những trường hợp môi giới còn “non tay”, với các môi giới nhiều kinh nghiệm thì họ vẫn biết cách săn lùng tìm thị trường, hoặc tự tạo ra thị trường” - Ông Đính chia sẻ.
Nhiều môi giới chia sẻ, thị trường thời gian qua gần như không có giao dịch, họ đã chịu lỗ lớn với những khoản chi phí cho quảng cáo. Quá chán nản nên nhiều người phải bỏ nghề. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng, số đông môi giới thất bại trong giai đoạn này thường chưa gắn bó với nghề lâu, không biết dự đoán xu thế, biến cố trên thị trường.