Tìm hiểu về ưu nhược điểm của tiền mã hóa
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu thông tin về hệ thống chuỗi cung ứngHệ thống BIM là gì?Chuỗi khối là gì? Các ứng dụng của chuỗi khối trong cuộc sốngTiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa là gì? Tiền mã hóa (Cryptocurrency) được biết đến rộng rãi với đồng Bitcoin do Satoshi Nakamoto đưa ra năm 2009 trong một bài báo mang tên “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System – Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng”, được kỳ vọng trở thành hình thức giao dịch, trao đổi và thanh toán chung tối ưu trên Internet và trên phạm vi toàn cầu, dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Bạn có thể định nghĩa một cách đơn giản về tiền mã hóa thế như sau:
Tiền mã hoá là một loại tiền kỹ thuật số được sử dụng mật mã để bảo mật. Tiền mã hoá rất khó để bị làm giả vì tính năng bảo mật này. Nhiều loại tiền mã hoá là các hệ thống phi tập trung dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain (được hiểu là một sổ cái được phân tán và chia sẻ bằng mạng lưới bao gồm nhiều máy tính khác nhau) nên an toàn, hoạt động 24/7 và khó có thể bị sụp đổ.
Vì sao lại gọi là tiền mã hóa?
Thuật ngữ "tiền mã hoá" đó là một từ ghép của mã hóa và tiền tệ. Các đồng tiền dạng này được sử dụng các kỹ thuật mật mã để bảo mật các giao dịch giữa người dùng với người dùng.
Điều gì làm cho tiền mã hoá trở nên độc đáo?
Trên thực tế, tiền mã hóa rất độc đáo. Mặc dù, tiền mã hóa có các chức năng chính là hoạt động tương tự như nhiều hệ thống tiền mặt điện tử. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống không thuộc sở hữu của bất kỳ một bên nào.
Một loại tiền mã hóa tốt cần phải đảm bảo được tính phi tập trung. Không có một ngân hàng trung ương hay một tập hợp nhỏ người dùng nào có thể thay đổi những quy tắc mà không có được sự đồng thuận. Những người tham gia vào mạng (các node) chạy phần mềm để kết nối họ với những người tham gia khác để có thể chia sẻ thông tin với nhau.
Sự phi tập trung của các mạng lưới tiền mã hoá khiến cho chúng có khả năng chống bị tắt đột ngột và kiểm duyệt một cách hiệu quả. Ngược lại, để có thể làm tê liệt một mạng tập trung, bạn chỉ cần phá vỡ máy chủ chính. Nếu một ngân hàng bị xóa sạch các cơ sở dữ liệu và không có bản sao lưu, sẽ rất khó xác định được số dư của người dùng.
Với tiền mã hóa, mỗi node sẽ giữ một bản sao của cơ sở dữ liệu. Mỗi người sẽ hoạt động hiệu quả như một máy chủ riêng lẻ. Vài node lẻ có thể chuyển sang chế độ offline, nhưng những node khác trên cùng mạng vẫn có thể lấy thông tin từ các node khác.
Do vậy, tiền mã hoá có thể hoạt động 24 giờ một ngày, trong 365 ngày một năm. Chúng cho phép chuyển giá trị đến mọi nơi trên toàn cầu mà không cần có sự can thiệp của các bên trung gian. Đây là lý do mà tại sao chúng ta thường gọi nó là tính chất không cần cấp quyền: bất kỳ ai có kết nối mạng Internet đều có thể chuyển tiền.
Tính pháp lý của Tiền mã hóa
Chính phủ các nước có những thái độ khác nhau với tiền mã hóa, bao gồm chấp nhận, không chấp nhận và không cấm, không hợp thức hóa.
Việt Nam là một trong các quốc gia cấm giao dịch và thanh toán bằng tiền mã hóa (Nguồn: Thông cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác), các cơ quan báo chí chính thống thường gọi tiền mã hóa là “tiền ảo” nhưng cách gọi như vậy là hoàn toàn sai bản chất, chúng tôi sẽ làm rõ ở phần so sánh các loại tiền ở bên dưới.
Ưu điểm của tiền mã hóa
Những ưu điểm của tiền mã hóa khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường này cần biết bao gồm:
Thời gian
Khi giao thực hiện dịch chuyển tiền tại các đơn vị dịch vụ truyền thống trong nước hoặc quốc tế, khách hàng sẽ cần phải dành nhiều thời gian cho các thủ tục cần thiết và chờ đợi. Tuy nhiên để hoàn tất một giao dịch trên Blockchain, cách thức thực hiện sẽ khá đơn giản và thời gian xử lý nhanh nhất có thể chưa đến năm phút.
Tính ẩn danh
Mỗi một giao dịch trên Blockchain được thể hiện các thông tin cơ bản như là: mã hash, số lượng và loại tiền mã hoá, địa chỉ ví gửi và địa chỉ ví nhận dưới dạng một chuỗi những ký tự. Người dùng không phải kết nối các thông tin về tài khoản cũng như dữ liệu cá nhân.
Tiềm năng tăng trưởng
Một trong những kỳ vọng lớn nhất của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền mã hoá là tiềm năng tăng trưởng mà loại hình tài chính này mang lại. Đương cử như Bitcoin (BTC) đã chạm đỉnh lên đến gần 62,000 USD (vào tháng 4/2021). Đây là mức giá rất đáng để chú ý khi BTC lần đầu chính thức được đưa vào giao dịch công khai từ 2010 chỉ với với 3 USD cho 1,000 BTC.
Tính thanh khoản
Một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư đó chính là tính thanh khoản. Thanh khoản là một khái niệm trong tài chính, chỉ ra mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hay bán trên thị trường không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Tính đến nay trên thế giới có nhiều sàn giao dịch hỗ trợ thanh khoản tốt như là Binance, Kucoin, Coinbase, Nami Exchange,v.v...
Loại bỏ trở ngại về địa lý thời gian & khối lượng giao dịch.
Thông thường những dịch vụ quốc tế khiến khách hàng của họ tốn nhiều thời gian cùng với chi phí đắt đỏ có khi lên tới 15%, đồng thời việc chuyển tiền đi tại một số quốc gia khác còn khá khó khăn khi khách hàng của các dịch vụ này cần phải chứng minh tài chính nếu như được yêu cầu và chấp nhận tính giới hạn của khối lượng giao dịch. Một trong những lợi thế khá lớn của mạng lưới Blockchain đó là có thể gửi và nhận tài sản số mà không bị tác động bởi bởi vị trí địa lý hay là sự kiểm soát của một bên trung gian và cũng như chủ động hơn khi chọn khối lượng giao dịch.
Nhược điểm của tiền mã hóa
Bên cạnh các ưu điểm thì tiền mã hóa cũng có các nhược điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý. Dưới đây là các nhược điểm nổi bật khi đầu tư vào tiền mã hóa:
Biến động lớn đi kèm rủi ro cao
Bitcoin và Altcoin không phải là loại tài sản có tính ổn định. Biên độ giao động của thị trường tiền mã hoá là rất lớn, khi tham gia giao dịch thì một người đóng vai trò là nhà đầu tư có thể trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Đi kèm với lợi nhuận lớn thì rủi ro đến từ thị trường này vô cùng cao, người đó cũng có thể mất hết tài sản trong thời gian ngắn cũng là chuyện thường thấy.
Bảo mật
Chúng ta đang sống trong một thị trường tiền mã hoá được vận hành dựa trên nền tảng công nghệ cao, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi việc bị tấn công đối với cả các sàn giao dịch lớn của thế giới.
Tiền mã hoá không được lưu trữ dưới dạng tài sản vật lý mà thay vào đó chúng được truy cập thông qua những loại khoá riêng tư (Private key). Việc của một nhà đầu tư chính là lựa chọn một nơi cất giữ tài sản an toàn và bảo vệ khóa riêng tư trước các rủi ro tiềm ẩn.
Công cụ giao dịch lý tưởng của tội phạm
Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của thị trường tiền mã hoá và gây ra nhiều tranh cãi ở trong cộng đồng. Chính bởi đặc tính ẩn danh tố và không bị kiểm soát bởi chính phủ nên đã có rất nhiều cá nhân và nhóm tội phạm đã sử dụng tiền mã hoá để giao dịch ma túy, rửa tiền, v.v... qua các thị trường chợ đen.
Kết luận
Thị trường tiền mã hóa là một thị trường đầu tư mới với vô vàn rủi ro. Trên phương diện một nhà đầu tư, bạn nên hiểu được các ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư vào tiền mã hóa, để từ đó đưa ra những quyết định giảm được rủi ro tối đa.