Tìm hiểu thông tin về hệ thống chuỗi cung ứng
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về ưu nhược điểm của tiền mã hóaTìm hiểu về coin là gì?Bitcoin xuất hiện khi nào?Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng tên tiếng anh là Supply Chain là một hệ thống hay là tập hợp các hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất và nhà cung cấp đến với người tiêu dùng.
Trong đó chuỗi cung ứng sẽ bao gồm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà kho, các đại lý bán lẻ và cả khách hàng.
Nếu là chuỗi cung ứng trong một công ty sẽ gồm các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng dịch vụ khách hàng và phòng hậu cần,… Mỗi phòng ban sẽ thực hiện nhiệm vụ chức năng riêng nhưng sẽ có sự liên kết chặt chẽ để hỗ trợ nhau cùng thực hiện mục đích chung đó là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Chuỗi cung ứng bao gồm những thành phần nào?
Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Sau đây là 5 thành phần để cấu tạo nên một chuỗi cung ứng.
Nhà cung cấp nguyên liệu thô
Một nhà cung cấp nguyên liệu thô được xem là một phần quan trọng trong một chuỗi cung ứng, vì cần có nguyên liệu thì mới có thể sản xuất.
Nhà sản xuất
Nếu ta chỉ có nguyên liệu thô thì không thể nào bán được cho khách hàng, vì vậy một nhà sản xuất sẽ giúp ta hoàn thiện các nguyên liệu thô đó thành một thành phẩm. Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ với nhau, khi một trong 2 nhà gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi cung ứng.
Nhà phân phối
Sau khi đã có được sản phẩm, một mình chúng ta sẽ không thể nào đưa sản phẩm đến tay của từng khách hàng. Một nhà phân phối sẽ giúp chúng ta làm được việc này.
Một nhà phân phối cũng không thể nào đưa được sản phẩm đến tất cả khách hàng trên thị trường. Vì họ sẽ thường giao hàng hóa với số lượng nhiều, ít khi bán lẻ cho khách hàng. Vì thế thường các nhà phân phối sẽ liên kết với các đại lý bán lẻ (tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, v.v…) của họ để phân phối hàng hóa đến tay của người dùng.
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán lẻ sẽ có nhiệm vụ bán lẻ những hàng hóa đó cho người dùng, họ thường sẽ nhập một lượng lớn hàng hóa trong tồn kho và sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng. Ví dụ như: các tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
Khách hàng
Khách hàng chính là người cuối cùng tiêu thụ hàng hóa. Khách hàng cũng có thể mua hàng tại nhà phân phối nếu như họ mua với số lượng nhiều, nhưng tỉ lệ này khá thấp. Phần lớn họ chỉ mua hàng tại các đại lý bán lẻ, và nhà phân phối họ cũng ít khi bán hàng cho các khách hàng lẻ.
Với 5 thành phần này, cứ xoay vòng thì sẽ tạo thành một hệ thống chuỗi cung ứng như hiện nay.
Vai trò của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có vai trò ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Được xem là một bước quan trọng để phát triển doanh nghiệp.
Một sản phẩm được thông qua nhiều quá trình (mua các nguyên liệu thô, làm ra sản phẩm từ các nguyên liệu thô, đóng gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến các công ty, nhà phân phối và nhà bán lẻ,…) mới đến được tay người dùng và những quá trình đó thì đều nằm trong chuỗi cung ứng. Vì thế chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Một công ty bán được nhiều sản phẩm, doanh thu luôn tăng, đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đạt được hiệu quả cao.
Một số vai trò khác của chuỗi cung ứng, như là:
+ Nắm bắt, quản lý những hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm để phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất.
+ Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
+ Gia tăng thị phần.
+ Đáp ứng được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đáp ứng nhu cầu cũng như cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cách vận hành của chuỗi cung ứng
Để vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, bạn cần phải thiết kế, hoạch định chiến lược của chuỗi cung ứng thật chi tiết. Việc thiết kế và hoạch định các chiến lược có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hoặc thất bại của công ty đó.
Hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm:
Hoạch định:
Quy trình này bao gồm tất cả những công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại.
Trong hoạch định chúng ta cần phải lưu ý đến ba hoạt động:
+ Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để tổ chức sản xuất phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và để tồn kho quá mức.
+ Định giá sản phẩm: Giá cả là nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không là tùy thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp cần phải xem xét và quyết định giá cho phù hợp.
+ Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục đích quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này đó là làm giảm chi phí cho việc lưu kho xuống mức tối thiểu và loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.
Tìm kiếm nguồn hàng:
Mục đích của hoạt động này là giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc là điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó sẽ làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần phải lưu ý:
+ Thu mua
+ Bán chịu
Sản xuất:
Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất ở trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” để giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ.
Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính đó là:
+ Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về đặc tính và tính chất (lý tính, hóa tính)… của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng.
+ Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
+ Quản lý phương tiện
Phân phối:
Sau khi trải qua các quá trình trên, một hoạt động cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản phẩm và đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.
Các hoạt động phân phối sẽ bao gồm:
+ Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian và địa điểm… mà khách hàng cần.
+ Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng để thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
+ Quy trình trả hàng: Đối với các sản phẩm bị hư hỏng, công ty cần phải bố trí để chuyên chở các loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hay tiêu hủy nếu cần.
Với hệ thống chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến những lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm và kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin tìm hiểu về hệ thống chuỗi cung ứng và cách vận hành của nó. Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng.