Tìm hiểu về ngành mỹ thuật. Các ngành nghề liên quan đến mỹ thuật
BÀI LIÊN QUAN
Khối V thi môn gì? Học khối V ra làm nghề gì để có thu nhập cao?Triển vọng của nghề họa sĩ trong xã hội hiện nayTìm hiểu ngành mỹ thuật là gì
Ngành vẽ là một ngành nghệ thuật sáng tạo và thiết kế. Các công cụ như bút, màu vẽ, giấy,... là những vật dụng không thể thiếu đối với ngành này. Kết quả của công việc đó chính là tạo ra những tác phẩm được gọi là tranh vẽ.
Ngành này được xem là một trong những loại hình sáng tạo nghệ thuật quan trọng và rất phổ biến hiện nay, được nhiều người quan tâm và theo đuổi. Thông qua những tác phẩm hội họa, tác giả muốn truyền đạt những ý tưởng của mình đến người khác thông qua các tác phẩm của chính họ.
Ngành mỹ thuật học những gì
Để có thể theo đuổi được ngành vẽ là cả một quá trình đầy chông gai và vất cả. Ngành này yêu cầu bạn phải có sự kiên trì, quyết tâm và có nguồn vốn lớn để có thể quảng cáo để được mọi người đón nhận.
Khi theo học ngành này bạn sẽ được trang bị những kiến thức về các môn cơ bản như: Điêu khắc, mỹ thuật học, thiết kế đồ họa 3D, sáng tác tự chọn chất liệu, ngành nhiếp ảnh, hình họa, thiết kế mỹ thuật, giải phẫu tạo hình,...
Học khối gì để thi ngành vẽ
Học khối gì để thi ngành vẽ có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn học sinh đam mê vẽ còn băn khoăn. Đó là những khối:
- Khối H: Khối này gồm môn ngữ văn, vẽ năng khiếu 1 (hoạ hình người), năng khiếu 2 (trang trí màu) và thi tổ hợp các môn theo quy định của bộ giáo dục. Thời gian thi của mỗi thí sinh sẽ là 4 tiếng. Các chuyên ngành thuộc khối H bao gồm: Thiết kế thời trang, học sư phạm mỹ thuật, quản lý văn hóa, thiết kế mỹ thuật, đồ họa, điêu khắc, gốm, nội thất, nhiếp ảnh, truyền thông đa phương tiện,...
- Khối V: Bao gồm 2 môn thi văn hóa và 1 môn năng khiếu (có thể là vẽ mỹ thuật hoặc vẽ hình họa mỹ thuật). Khối này thi tuyển các ngành: Kiến trúc, quy hoạch vùng và đô thị, chương trình tiên tiến ngành kiến trúc, công nghệ kỹ thuật hóa học, thiết kế nội thất, kiến trúc cảnh quan, đồ họa, thời trang, công nghệ điện ảnh và quản lý xây dựng.
Sau khi học ngành vẽ có thể làm công việc gì
Thích vẽ nên học ngành gì? Ngành vẽ hiện nay là một ngành rất được ưa chuộng và được ứng dụng rất nhiều. Sau khi học xong ngành này bạn có thể làm rất nhiều những ngành nghề liên quan như:
Thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay. Đây là ngành mà thông qua những ý tưởng sáng tạo và các công cụ đồ họa cụ thể nhằm truyền tải thông điệp đến mọi người bằng những hình ảnh.
Đồng thời cũng là sự kết hợp với những hình ảnh và chữ viết một cách sáng tạo để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất. Để làm tốt công việc này bạn cần bạn cần thành thạo sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế như: Illustrator, Photoshop, Indesign,...
Đây là công việc mà bạn có thể làm việc độc lập, tự do hoặc làm trong nhiều công ty doanh nghiệp như: các công ty về truyền thông, marketing, thời trang,...
Thiết kế trải nghiệm người dùng
Thiết kế trải nghiệm người dùng là nghề nghiên cứu, đánh giá cách mà người dùng cảm nhận về một hệ thống. Các nhà thiết kế sẽ tiến hành nghiên cứu cảm nhận của mọi người về hệ thống cụ thể nào đó và thiết kế ra những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu của người dùng. Đối với nghề này bạn cần phải có kỹ năng sử dụng các công cụ, phần mềm như: Photoshop, Javascript, UI,...
Nghề nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh gia là nghề sử dụng sự sáng tạo và những kỹ năng về sáng tác cùng với chuyên môn về kỹ thuật để chụp ảnh để có thể chụp được những bức ảnh đẹp nhất thậm chí là kèm theo những câu chuyện trong mỗi bức ảnh.
Các nhiếp ảnh gia sẽ làm việc với máy ảnh và các phần mềm biên tập để có được những hình ảnh có chất lượng cao. Kỹ năng cần có đối với một nhiếp ảnh gia đó là biết sử dụng photoshop, lightroom chỉnh sửa ảnh,... và quan trọng là phải có cái nhìn nghệ thuật sâu sắc.
Thiết kế nội thất
Đây là ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật để có bố cục và thiết kế sao cho phù hợp với các yêu cầu. Các nhà thiết kế nội thất sẽ phác thảo ý tưởng và trình bày với các nhà kiến trúc sư.
Do đó, yêu cầu các nhà thiết kế cần có sự am hiểu, kiến thức chuyên môn và biết sử dụng phần mềm như Computer Aided Drafting/ Design Software.
Nghệ sĩ đa phương tiện – phim hoạt hình
Nghệ sĩ đa phương tiện - phim hoạt hình sẽ tạo ra các hình ảnh động, các hiệu ứng đặc biệt. Bạn có thể làm việc tại nhà, văn phòng hoặc đến các phòng thu. Để làm tốt công việc này bạn cần có khả năng sử dụng các phần mềm như: Photoshop, Acrobat và yêu cầu phải thiết kế tương tác.
Làm Giám đốc nghệ thuật
Giám đốc nghệ thuật là người đưa ra ý tưởng, những mẫu thiết kế tổng thể nhất và trực tiếp chỉ đạo, giám sát công việc. Họ là người trực tiếp gặp gỡ khách hàng, trao đổi về ý tưởng và tiến hành triển khai thực hiện. Đồng thời là người chịu trách nhiệm chính về phong cách và hình ảnh cho các mẫu thiết kế. Ngoài ra họ còn giám sát ngân sách và thời gian thực hiện của các dự án.
Một Giám đốc nghệ thuật cũng cần hiểu biết và thành thạo các phần mềm như: Illustrator, Photoshop, Indesign,...
Nghề quản lý quảng cáo – quảng bá
Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người sẽ chịu trách nhiệm bán thời gian hay không gian quảng cáo hay thời gian cho các công ty về truyền thông, marketing. Họ cần có khả năng sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt, quản lý dự án và lên kế hoạch về vấn đề ngân sách để làm tốt công việc này.
Nghề thiết kế thời trang
Thiết kế thời trang bao gồm ba lĩnh vực chính là trang phục, trang sức và phụ kiện. Ngành này đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu nhu cầu qua các tạp chí, tham dự các chương trình về trình diễn thời trang để tạo ra những tác phẩm phù hợp với xu hướng của xã hội.
Các nhà thiết kế sẽ phác họa ý tưởng sau đó xác định màu sắc, chất liệu và kết cấu của sản phẩm. Yêu cầu đối với công việc này là kỹ năng nắm bắt thị trường, phát triển sản phẩm theo xu hướng thời đại và biết sử dụng các công cụ hỗ trợ như photoshop, Merchandising.
Làm biên tập phim và video
Người làm nghề biên tập phim và video sẽ xây dựng các sản phẩm từ các cảnh quay. Họ sẽ làm việc trực tiếp với đạo diễn và các nhà sản xuất để đưa ra những tài liệu hấp dẫn và phù hợp với từng bối cảnh. Để làm được nghề này bạn cần có chuyên môn cao và biết sử dụng các phần mềm như: Photography, Aftereffects, Premiere,...
Lời kết
Trên đây là những thông tin về ngành mỹ thuật. Bài viết không chỉ tìm hiểu về ngành mỹ thuật mà còn cung cấp những nghề nghiệp liên quan đến ngành này. Hy vọng rằng bài viết trên có thể đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.