Thủ tướng Chính phủ: “Xử nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường”
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua.
Rà soát công tác đấu giá đất
Công điện của Thủ tướng chỉ rõ những lợi ích mang lại ở các phiên đấu giá đất trong thời gian vừa qua. Tại các địa phương, đấu giá đất đã góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách.
Tuy nhiên, đã xuất hiện các trường hợp đấu giá gây xôn xao dư luận. Đó là những trường hợp trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm,. Có trường hợp cao bất thường. Điều này có thể tạo hiệu ứng lan truyền tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là thị trường bất động sản, thị trường nhà ở.
Để công tác quản lý đất đai, bất động sản, nhà ở trong thời gian tới hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:
UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá gây nhiễu loạn thị trường.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nghiên cứu, đánh giá cụ thể các tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, nhất là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản; đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực (nếu có), báo cáo Thủ tướng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.
Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất.
Bộ Xây dựng ra lệnh "nóng"
Tiếp nhận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường. Ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông gây bất ổn cho thị trường, hay việc đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi…
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về kiểm soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản. Và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng nhận thấy sự phát triển của thị trường hiện nay chưa thực sự bền vững. Tiềm ẩn nhiều rủi ro, một số nơi chưa cung cấp thiếu thông tin về thị trường bất động sản. Xuất hiện các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khi chưa có đủ pháp lý. Đất nông nghiệp không phải đất ở nhưng lại có hiện tượng phân lô bán nền.
Vì vậy, đối với những trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất có dấu hiệu bất thường. Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc rà soát, kiểm tra. Đánh giá tình hình, kết quả đối với những trường hợp đấu giá cuối cùng tăng bất thường. Đặc biệt là gấp nhiều lần so với giá khởi điểm ban đầu. Đồng thời, kiểm tra mặt bằng giá đất, giá nhà ở, giá bất động sản trên địa bàn.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra. Tìm các giải pháp phù hợp ngăn chặn các thông tin đồn thổi thất thiệt. Tạo tâm lý đầu tư đám đông, gây nhiễu loạn cho thị trường bất động sản.
Các địa phương cũng phải tổng hợp thông tin, tự đánh giá về khả năng xuất hiện nguy cơ “bong bóng” bất động sản. Nhận biết các biến động bất thường. Dự báo tình hình thị trường bất động sản trong tương lai tại địa phương.
Thông tin quy hoạch phải công bố công khai. Tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản. Đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập các đơn vị hành chính tại địa phương để minh bạch thông tin. Ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Năm 2021, xảy ra tình trạng “sốt đất” tại nhiều địa phương trên cả nước. Đặc biệt là sau mỗi lần bùng phát dịch. Theo các chuyên gia, các đợt sốt đất đều do các thông tin liên quan đến những dự án mới. Tình trạng phân lô, bán nền ở nhiều địa phương bùng nổ.
Tại tỉnh Bắc Giang, các phiên đấu giá đất được tổ chức liên tiếp. Các nhà đầu tư từ nhiều tỉnh thành khác nhau đổ về đây. Tranh nhau mua khiến giá chênh lệch cả trăm tỉ đồng so với giá khởi điểm ban đầu. Hay tại Hà Nội khi có thông tin đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. Giá đất tại những nơi này cũng tăng “chóng mặt”. Tại thủ phủ chè và cà phê là Lâm Đồng, những quả đồi chỉ còn trơ đất đỏ. Bởi tình trạng chặt phá nương rẫy để phân lô, bán nền. Khiến các tỉnh này phải ra những yêu cầu “nóng” nhằm ngăn tình trạng sốt đất.
Thời gian gần đây, phiên đấu giá đất tại Thủ Thiêm có mức giá kỷ lục. Lên tới 2,45 tỷ đồng/m2, khiến dư luận bất ngờ. Dự báo kết quả đấu giá này sẽ đẩy giá của thị trường bất động sản TP HCM.
Chính vì những hiện tượng này, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban, ngành quyết tâm thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ hơn các phiên đấu giá đất trong tương lai. Đồng thời rà soát lại kết quả của những cuộc đấu giá trong năm 2021