meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu giảm mặt bằng lãi suất

Thứ sáu, 03/03/2023-17:03
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới.

Theo VTCNews, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc điều hành lãi suất phải hợp lý, hiệu quả, phù hợp với kiểm soát lạm phát. Thực hiện cắt giảm lãi suất thực chất. Khơi thông thị trường liên ngân hàng. Chú trọng xử lý nợ xấu và hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Rà roát, có giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường nói chung.


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp để trình Chính phủ ban hành, giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023, vốn chương trình phục hồi và phát triển; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu điều chuyển ngân sách của gói hỗ trợ lãi suất 2% cho phù hợp; đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công...

Bộ Xây dựng chủ trì, hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, theo tinh thần tất cả các chủ thể đều phải có trách nhiệm, không ai đổ lỗi cho ai, không một mình ai làm được, điều hành không tạo sự thay đổi đột ngột, giật cục; thúc đẩy chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 diễn ra vào sáng 3/3 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tập trung thảo luận về các nội dung quan trọng như: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm, triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới...

Theo báo cáo tại phiên họp, tình hình kinh tế xã hội trong tháng 2 và hai tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, tăng trưởng được thúc đẩy. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất đang có xu hướng giảm. 

Tình hình sản xuất, kinh doanh cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã vượt mốc 50 điểm, tăng từ 47,4 trong tháng 1 lên 51,2 điểm trong tháng 2, thể hiện sản xuất phục hồi và mở rộng, đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng. 

Trong khi đó, đầu tư cũng được thúc đẩy. Giải ngân vốn đầu tư công tăng 4,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 10% so với cùng kỳ. Vốn FDI đăng ký mới đạt 1,76 tỷ USD, gấp 2,8 lần cùng kỳ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, sức ép lạm phát còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ, rủi ro nợ xấu gia tăng, bất ổn bên ngoài tác động lớn đến nước ta.

Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao. Du lịch sôi động trở lại nhưng chưa được như trước đại dịch. Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, cần được tháo gỡ nhanh. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế chưa được khắc phục triệt để...

Thủ tướng nhận định, thời gian tới, dự báo tình hình quốc tế còn phức tạp, khó lường. Trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi và ngày càng gia tăng, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô rất lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh cần nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; các bộ ngành, địa phương cần chủ động bám sát, nắm chắc, phân tích, đánh giá tình hình, có các giải pháp phù hợp để điều hành cân bằng, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước.

Theo: VTCNews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

29 phút trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

12 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

12 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

12 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

12 giờ trước