meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không chỉ lãi suất, đây mới là thứ gây khó khăn nhất đối với doanh nghiệp bất động sản

Thứ ba, 28/02/2023-07:02
Lãi suất ngân hàng đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, việc lãi suất neo cao không nguy bằng việc khó tiếp cận nguồn vốn.

Lãi suất ngân hàng neo cao

Trong quý đầu tiên của năm 2023, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp để bổ sung nguồn vốn tín dụng, kéo mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn còn quá cao cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Theo khảo sát của phóng viên, tất cả các ngân hàng đều có mức lãi suất huy động dưới 10%/năm. Bốn ngân hàng Nhà nước (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank) niêm yết mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng thấp nhất ở mức 7-8%/năm. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại đang niêm yết mức lãi suất từ 8-9% cho kỳ hạn gửi 1 năm.

Còn về lãi suất cho vay, ở các ngân hàng đều có mức lãi suất dưới 12%. Đối với các ngân hàng thuộc Nhà nước đang có mức lãi suất từ 6-12%/năm. Còn đối với các nhà băng thuộc tư nhân, mức lãi suất cho vay đang dao động từ 5-9%/năm.


Lãi suất ngân hàng đang tạo nhiều áp lực tài chính cho doanh nghiệp bất động sản
Lãi suất ngân hàng đang tạo nhiều áp lực tài chính cho doanh nghiệp bất động sản

Một lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù thời gian vừa qua mặt bằng lãi suất nhìn chung đã giảm nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Vì các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay ngân hàng. Hơn nữa, bản thân người mua nhà cũng phải vay tiền nên ngành địa ốc đang chịu tác động kép. Hiện tại, thị trường địa ốc đang rơi vào tình trạng trầm lắng, đóng băng trong một khoảng thời gian dài.

Khoảng 3 năm trở lại đây, các ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai các chương trình cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi trong 1-2 năm đầu để thu hút nhiều người vay vốn mua nhà, đầu tư bất động sản. Cho nên, trong khoảng thời gian này, lãi suất của các ngân hàng rất khó giảm, các doanh nghiệp, cá nhân sẽ chịu áp lực rất lớn.

Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho thấy, nhiều doanh nghiệp bất động sản không còn tiền trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy, hỗ trợ và giữ chân người lao động. Mỗi ngày trôi qua, các doanh nghiệp phải chạy đôn đáo vay mượn, thậm chí “vay nóng” để trả lương nhân viên, duy trì hoạt động tối thiểu, trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng sắp đến hạn.

“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản” là rủi ro và nguy cơ lớn nhất mà mọi doanh nghiệp bất động sản hiện đang phải đương đầu. Mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến “thiếu dòng tiền” nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình”, HoREA nhấn mạnh.

Điều gì đang làm khó doanh nghiệp?

Giới chuyên gia cho rằng, việc lãi suất ngân hàng không nguy bằng việc khó tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ phải tính toán lại bài toán đầu tư sao cho thực sự đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, vấn đề đang thực sự “làm khó” doanh nghiệp và nhà đầu tư là “room” tín dụng vẫn còn hạn chế.

Đánh giá về tác động của lãi suất ngân hàng, ông Võ Hồng Thắng – Phó giám đốc Phòng Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam cho biết, việc tăng lãi suất có tác động tích cực khi làm cho hoạt động đầu cơ bất động sản gần như không còn diễn ra mạnh mẽ như trước. Tuy nhiên vấn đề này lại mang đến nhiều khó khăn cho người có nhu cầu ở thực, cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản khi thanh khoản thị trường gần như chững lại.


Lãi suất ngân hàng không lo ngại bằng việc doanh nghiệp bất động sản đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Lãi suất ngân hàng không lo ngại bằng việc doanh nghiệp bất động sản đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Với lãi suất tiết kiệm hiện duy trì ở mức 7.4%-8.5%/năm, còn lãi suất vay cá nhân khá cao lên đến 12-14%/năm khiến nhiều nhà đầu tư phải bán tháo bất động sản vì không chịu nổi áp lực lãi suất. Bên cạnh đó, theo thống kê hiện có khoảng 70-80% khách mua bất động sản dùng đòn bẩy tài chính là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay thị trường khá ảm đạm, việc chuyển nhượng bất động sản gần như bất khả thi nên việc vay ngân hàng với lãi suất cao trở thành gánh nặng của nhiều khách hàng. Thậm chí, những người có nhu cầu ở thực cũng chọn gửi tiết kiệm thay vì vay mua bất động sản như giai đoạn trước.

Thị trường bất động sản vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như những yếu tố pháp lý chưa được tháo gỡ, nay lại chịu thêm áp lực về vấn đề kiểm soát tín dụng và tăng lãi suất cho vay dẫn đến nhiều khó khăn cho thị trường, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các chủ đầu tư, đơn vị phát triển, môi giới, khách hàng,…

Vị chuyên gia này cho biết thêm, trong hội nghị về tín dụng bất động sản vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 nhằm nỗ lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường và doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, việc nỗ lực không chỉ đến từ hệ thống ngân hàng mà còn từ chính các doanh nghiệp. Họ phải từ tái cơ cấu để phù hợp với khả năng tài chính và khả năng quản lý dòng tiền của chính doanh nghiệp.

TS Đào Xuân Sơn - chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, để thích ứng và giảm thiểu tác động, hệ lụy của lãi suất cao thì Chính phủ cần tiếp tục duy trì điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trường một cách linh hoạt và phù hợp với mục tiêu quản lý vĩ mô; Chính phủ cần gia tăng sự quản lý, làm trong sạch và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh, vững bền; Chính phủ cần có các gói tín dụng hỗ trợ nền kinh tế với lãi suất ưu đãi, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa kênh huy động và giảm thiểu chi phí tiếp cận vốn.

Có thể khó khăn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ bị khai tử. Trong những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây, có nhiều doanh nghiệp lớn sụp đổ nhưng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ biết nắm bắt cơ hội và vươn lên trong khó khăn để trở thành những tập đoàn lớn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

12 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

12 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

12 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

12 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

12 giờ trước