Thông tin quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050
BÀI LIÊN QUAN
Thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội chi tiết nhấtThông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín chi tiết nhấtThông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch quận Hai Bà Trưng cập nhật mới nhấtTheo số liệu thống kê của Sở du lịch Hà Nội trong quý I/2022 lượng khách du lịch đến Hà Nội chạm mốc 2,8 triệu lượt nhưng cơ bản vẫn là khách nội địa. Sang đến quý II/2022 lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đã bắt đầu tăng cao do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát.
Dự kiến từ giờ đến cuối năm ngành du lịch sẽ phục hồi nhanh chóng nhờ vì đây là thời điểm rất tốt để khách du lịch trở lại tham gia các lễ hội, hoạt động của Hà Nội như: Lễ hội văn hóa, ẩm thực, Festival áo dài,…
Đây là thời điểm mà thành phố Hà Nội và ngành du lịch đang tập trung cải tạo, xây dựng các sản phẩm du lịch mới với những trải nghiệm tốt nhất giúp cho du khách sẽ có cái nhìn mới lạ về đất nước và con người Hà Nội nghìn năm văn hiến. Vì thế, các chiến lược quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đã được đề xuất và đang trong quá trình thực hiện.
Căn cứ lập Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội
Quy hoạch phát triển ngành du lịch Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được lập trên cơ sở các căn cứ:
- Luật Du lịch năm 2005.
- Luật Di sản văn hoá, 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, 2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá.
- Luật Quốc phòng năm 2005
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
- Pháp lệnh về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
- Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ ban hành Quy chế Bảo vệ
công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Quyết định số 2412/2011/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011-2020.
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH, ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
- Quyết định số 2129/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt nhiệm vụ dự án lập Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030,
- Thông báo số 170/TB-HĐTĐ ngày 29/6/2012 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 về kết luận của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến 2030;
Qua đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo như kế hoạch ban hành trên việc phát triển du lịch Hà Nội sẽ có những nội dung chính như sau:
Mục tiêu lập quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội
- Tạo ra sự hoàn chỉnh thông qua quá trình cải thiện về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.
- Phát triển và tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng nhưng vẫn phải giữ được bản sắc dân tộc và thân thiện với môi trường. Đồng thời, phải tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao với các nước khác trong khu vực.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao tính đoàn kết của các cơ quan chức năng với các đơn vị doanh nghiệp. Tiến tới đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô với tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
- Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng để áp dụng các thành tựu khoa học từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt, phát triển nguồn nhân lực nòng cốt và có chất lượng.
- Song song với việc phát triển du lịch thì Hà Nội phải giữ gìn được các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và dân tộc. Đồng thời, bảo vệ tài nguyên môi trường cũng như giữ gìn an ninh, an toàn và xây dựng Hà Nội với phương châm: “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.
- Mục tiêu đến năm 2025, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô Hà Nội và trở thành động lực phát triển cho các ngành khác. Chủ động hội nhập với quốc tế, bắt kịp các xu thế của thời đại, áp dụng khoa học, công nghệ và kĩ thuật tiên tiến làm bước đột phá trong tương lai.
Dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ đón từ 35 - 39 triệu lượt khách du lịch trong đó có từ 8 - 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, tổng thu dự kiến đạt khoảng 151 nghìn tỷ đồng.
Tầm nhìn đến năm 2030 phấn đấu du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế cốt lõi và dự kiến sẽ đón khoảng 48 đến 49 triệu lượt khách du lịch trong đó có từ 13 - 14 triệu lượt khách quốc tế. Dự kiến tổng lượng thu từ khách du lịch sẽ đạt khoảng từ 270 - 300 nghìn tỷ đồng.
Yêu cầu của việc lập quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển du lịch và thực hiện các dự án du lịch trên địa bàn thành phố. Đặc biệt với những dự án có đầu tư quy mô lớn cần phải đẩy nhanh tiến độ như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh), Tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ trợ (quận Tây Hồ), tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn)...
- Cải thiện việc hoàn thành thủ tục pháp lý khi đầu tư dự án tạo điều kiện cho chủ đầu tư phát triển và rót vốn vào các công trình.
- Không được làm mất các giá trị dân tộc và phải phát huy các văn hóa lịch sử tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như Hoàng thành Thăng Long, làng gốm Bát Tràng, làng dệt Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm…
- Đặc biệt cần thu hút đầu tư vào các dự án khách sạn, trường học chất lượng cao, chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu và dân trí ngày càng cao của người dân thủ đô cũng như khách du lịch đối với dịch vụ lưu trú. Đối với các trung tâm thương mại, dự án trung chuyển khách phục vụ du lịch… cần có sự kết nối giữa các phương tiện, tuyến đường đến với trung tâm thành phố và các địa bàn du lịch trọng điểm.
- Xây dựng những điểm du lịch chất lượng cao để mở rộng không gian cũng như diện tích hoạt động.
Đặc biệt, với các sản phẩm tại các quận trung tâm thủ đô như Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Hồ Chí Minh, công viên Bách Thảo, khu vực phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, khu di tích Cổ Loa, khu vực hồ Tây và phụ cận, múa rối nước Đào Thục, di tích đền Hai Bà Trưng, các khu chùa, đền nổi tiếng… Cần được xây dựng và bảo trì hàng năm mà vẫn giữ được nét cổ kính cần có.
- Kết hợp với phát triển các sản phẩm y tế chăm sóc sức khỏe, du lịch nông nghiệp, giáo dục, trải nghiệm cho du khách và đặc biệt tổ chức thí điểm các ngành dịch vụ kinh tế về đêm trên địa bàn các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa để góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch.
- Triển khai thêm các phương án du lịch thông minh để áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, tối giản hóa các khâu trong quá trình xúc tiến và kinh doanh du lịch. Đây cũng là cách để giúp các nhà quản lý có phương thức quản lý hiệu quả, dễ dàng hơn.
- Triển khai, áp dụng các chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương đã được ban hành như: các chính sách ưu đãi hỗ trợ về thuế, điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất, tăng cường công tác quản lý phí, lệ phí và giá dịch vụ, giá đất trong lĩnh vực đầu tư du lịch.
Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch về vai trò của du lịch với sự phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội. Cần thực hiện các phương pháp phục hồi ngành du lịch sau khi đại dịch qua đi.
- Dựa vào quy luật kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế để đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển du lịch. Đồng thời, đảm bảo được sự nhất quán trong mục tiêu, yêu cầu và cách thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch.
- Cần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch chất lượng có tính cạnh tranh cao và bền bững. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch về việc phát triển sản phẩm du lịch nổi bật, đa dạng các hình thức dựa vào việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng. Đưa tên tuổi của thủ đô Hà Nội lên trở thành một trong những thành phố du lịch đáng đến ở khu vực.
- Đẩy mạnh, tuyên truyền ứng xử văn minh tạo nên nét du lịch đặc trưng cho sự mến khách của người dân thủ đô. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên làm trong ngành du lịch thành phố.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng cũng như các hệ thống khu vui chơi tại Hà Nội. Phát triển những sản phẩm du lịch đánh vào đối tượng khách hàng thượng lưu, nâng cao chất lượng dịch vụ trên địa bàn thành phố. Quảng bá, kết nối và hợp tác để phát triển du lịch Hà Nội với các tỉnh thành trên cả nước và các quốc gia khác trong khu vực.
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Hà Nội trở thành một trong những địa phương thu hút đông đảo nhất lượng khách du lịch trong nước và quốc tế. Do vậy, cần phải quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội trên diện rộng và tầm nhìn hướng đến tương lai.