Thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội chi tiết nhất
BÀI LIÊN QUAN
Thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức cập nhật mới nhấtBản đồ, thông tin quy hoạch huyện Thanh Trì mới nhất 2021Những thông tin cơ bản về quy hoạch hà nội trong tương laiGiới thiệu chung về huyện Thanh Oai
Huyện Thanh Oai nằm ở phía Tây Nam và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 15km. Thanh Oai là 1 huyện đồng bằng thuần về nông nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội từ năm 2008. Diện tích tự nhiên của huyện là 142 km2 và dân số thống kê vào năm 2019 là trên 185 nghìn người.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội thì Thanh Oai có vị trí tiếp giáp lần lượt là:
- Phía Bắc và phía Tây Bắc huyện Thanh Oai tiếp giáp với quận Hà Đông
- Phía Tây huyện Thanh Oai giáp với huyện Chương Mỹ
- Phía Tây Nam huyện Thanh Oai tiếp giáp với huyện Ứng Hòa
- Phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Phú Xuyên
- Phía Đông huyện Thanh Oai tiếp giáp huyện Thường Tín
- Phía Đông Bắc tiếp giáp với huyện Thanh Trì.
Đơn vị hành chính
Hiện nay, huyện Thanh Oai có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện gồm 20 xã và thị Trấn Kim Bài. 20 xã đó gồm: Xuân Dương; Bích Hòa; Thanh Văn; Bình Minh; Thanh Thùy; Cao Viên; Thanh Mai; Cao Dương; Cự Khê; Đỗ Động; Dân Hòa; Kim An; Hồng Dương; Liên Châu; Kim Thư; Phương Trung; Mỹ Hưng; Tân Ước; Tam Hưng; Thanh Cao.
Cơ sở hạ tầng và kinh tế
Thanh Oai là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, đây cũng là vùng phát triển nông nghiệp lúa nước của cả nước. Cùng với sự phát triển theo thời gian thì người dân đã phát huy được nhiều tiềm năng sẵn có và giúp cho vùng đất này trở thành một vùng đất với rau, hoa, quả nổi tiếng ở khắp khu vực miền Bắc.
Cơ sở hạ tầng
Dù với xuất phát điểm không cao nhưng với sự nỗ lực sau 10 năm mà huyện Thanh Oai đang từng bước đồng bộ cơ sở hạ tầng và đời sống tinh thần và vật chất của người dân trên địa bàn huyện cũng được nâng lên rõ rệt.
Từ 2010 đến nay thì toàn huyện đã huy động hơn 5000 tỷ đồng để đầu tư cải tạo, xây mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường, điện, trạm và trường để góp phần thay đổi được bộ mặt của nông thôn.
Nhờ có sự đồng thuận cao từ người dân trong huyện thì nhiều cá nhân và tập thể đã tự nguyện hiến đất của mình để huyện xây dựng các công trình phúc lợi và làm đường giao thông.
Hiện nay thì toàn bộ hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa. 100% nhà văn hóa, trạm y tế được giữ vững ở mức đạt chuẩn và có 57/74 trường đạt chuẩn quốc gia.
Nhiều tuyến đường nằm ở đường trục huyết mạnh được thành phố Hà Nội quan tâm và đầu tư như quốc lộ 21B đoạn đường đi qua thị trấn Kim Bài.
Quảng trường công viên cây xanh là các đoạn còn lại cũng đang tiếp tục mở rộng và xây dựng trở thành tuyến đường kinh tế của huyện Thanh Oai,… Góp phần liên kết được các vùng, kết nối giao thông và phát triển được kinh tế trên địa bàn huyện.
Môi trường
Song song với việc nâng cao chất lượng và duy trì các tiêu chí thì huyện cũng rất chú trọng vào sản xuất và môi trường để cùng với đó đảm bảo được sự phát triển và xây dựng nông thôn mới 1 cách bền vững.
Tiếp tục bổ sung quy hoạch và rà soát 1 số khu công nghiệp, khu đô thị và 1 số vùng sản xuất chuyên canh để tăng năng suất và thu nhập cho người dân. Cùng với đó tập trung phát triển các làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế tốt phù hợp với quy hoạch và phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Huyện phát triển thêm về các dịch vụ và loại hình thương mại. Tập trung giải phóng các mặt bằng của các cụm công nghiệp để có thể sớm hoạt động tạo động lực cho phát triển công nghiệp của huyện Thanh Oai.
Tiếp tục xây dựng và mở rộng các hệ thống cửa hàng tiện lợi và chợ đầu mối nông sản,…
Kinh tế
Về kinh tế thị huyện Thanh Oai ngày xưa là 1 vùng đất với nhiều làng nghề truyền thống như giò chả Ước Lễ; tương Cự Đà; nón lá làng Chuông; quạt nan. Giang đan, mây tre làng Vác và xã Cao Liên; gạo bồ nâu Thanh Văn.
Làng Bình Đà của xã Bình Minh ngày xưa cũng rất nổi tiếng với nghề làm pháo và làng Rùa xã Thanh Thùy với nghề cơ khí. Chục năm trở lại đây trên địa bàn huyện Thanh Oai cũng xuất hiện thêm nhiều khu công nghiệp và thu hút được lao động địa phương rất tốt.
Sản xuất nông nghiệp tại huyện đã có nhiều bước chuyển biến tốt về chất lượng và năng suất, giá trị thu nhập của đơn vị cũng tăng cao qua từng năm. Kinh tế của nông thôn của huyện cũng đang chuyển hướng tăng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và làng nghề.
Nhiều ngành nghề truyền thống vẫn luôn được duy trì và tiếp tục mở rộng để tạo thêm thu nhập và sinh kế cho người dân, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tính đến hết năm 2019 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đã đạt 48, 56 triệu VND tăng 40,6 triệu VND so với năm 2010.
Thông tin quy hoạch các hạng mục huyện Thanh Oai
Theo quyết định số 4464/QĐ-UBND, mục tiêu phát triển quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện Thanh Oai như sau:
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố, khu vực, các quy hoạch chuyên ngành, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển đô thị trung tâm Hà Nội và các đô thị vệ tinh.
- Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn: xác định động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan, phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện.
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống cơ sở kinh tế, các công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố trên địa bàn huyện, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân theo hướng đô thị hóa ổn định và bền vững đảm bảo các yêu cầu phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế.
- Xây dựng Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai là cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Thanh Oai
Hiện nay, địa bàn huyện Thanh Oai đang có một tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 21 B chạy dài qua địa bàn huyện 16,5km. Đây là 1 tuyến đường giao thông quan trọng dọc hướng Bắc – Nam và đóng vai trò kết nối huyện với hệ thống giao thông trong thành phố Hà Nội.
Đoạn qua thị trấn Kim Bài của Thanh Oai đã được mở rộng thành đường 1 chiều rộng 24 và chiều rộng của các đoạn khác là 11-14m.
Quy hoạch Thanh Oai mảng giao thông đối ngoại
Đường tỉnh 427 là trục giao thông kết nối tới phía Đông của huyện, con đường này nối Thường Tín và Thanh Oai. Đoạn đi qua Thanh Oai sẽ bắt đầu tư ngã ba Bình Minh đến hết xã Thanh Thủy và có chiều dài là 8km.
Mặt đường bình quân là 5m với nền rộng là 7m. Mặt đường ở toàn tuyến đã được rải bê tông nhựa.
Đường tỉnh 429 là tuyến giao thông chính để vận chuyển hành khách và các loại hàng hóa từ Thanh Oai đến Ứng Hòa, Chương Mỹ và các khu công nghiệp, đô thị ở chuỗi Xuân Mai – Miếu Môn – Hòa Lạc
Đoạn đường qua huyện Thanh Oai có chiều dài là 5km và chạy theo hướng Đông – Tây qua các xã Xuân Dương, Dân Hòa và Cao Dương. Mặt đường đã được rải bê tông nhựa và chất lượng tốt đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành giao thông vận tải.
Đường phát triển phía Nam đoạn qua địa bàn huyện Thanh Oai có chiều dài là 13km với mặt cắt ngang là 40m. Đoạn đường này đã được đưa vào sử dụng và nó giúp giảm tải được phương tiện giao thông cho quốc lộ 21B. Hỗ trợ cho việc phát triển của các huyện ở phía Nam thủ đô Hà Nội.
Chỉ giới đường đỏ theo bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến quốc lộ 21B từ đoạn của cầu Thạch Bích đến nút giao của đường tỉnh 427 và đoạn từ nút giao Ngã Tư Vác đến hết huyện Thanh Oai.
Tuyền đường này sẽ có 2 đoạn, đoạn 1 sẽ dài gần 2km với điểm đầu ở cầu Thạch Bích và điểm cuối tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Bình Minh. Đoạn thứ 2 dài cũng dài gần 2km với điểm đầu tại ranh giới 2 xã là Hồng Dương và Dân Hòa và điểm cuối tại khu vực qua chùa Xà Kiều.
Hướng của tuyến đường đã được xác định trên cơ sở tuyến quốc lộ 21B hiện có và phù hợp với quy hoạch xây dựng của thủ đô, quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai và quy hoạch về giao thông vận tải.
Đầu năm 2021 lãnh đạo huyện Thanh Oai đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho triển khai 1 số tuyến đường huyết mạnh quan trọng về giao thông của huyện như: tuyến đường Kim An; Đỗ Động kết nối Cienco5 đi Thường Tín; đường cầu Văn Phương kết nối với trục Cienco5,…
Trong bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội đến năm 2030 huyện Thanh Oai cũng đang định hướng để phát triển các hạ tầng kỹ thuật tập chung vào 1 số đường giao thông quan trọng như: đường tỉnh 429 và 427; đường trục phát triển kinh tế phía Nam và quốc lộ 21B.
Hệ thống đường sắt và đường thủy theo bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội
Đường sắt: Phía Đông Bắc của huyện Thanh Oai có tuyến đường sắt vành đai Tây Hà Nội chạy qua và tới điểm cuối là ga Văn Điển.
Đường thủy: Dựa theo dự án khôi phục sông Đáy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cải tạo sông Đáy để phục vụ cho giao thông vận tải và phục vụ cho các dự án tham quan du lịch ở các làng cổ ven khu vực sông của huyện Thanh Oai và Chương Mỹ. Xây dựng thêm 1 bến thuyền để thuận tiện cho việc phục vụ du lịch ở các khu vực xã Thanh Mai.
Mạng lưới đường nội bộ trong địa bàn huyện Thanh Oai
Trong bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội, các mạng lưới đường đô thị tại khu vực đô thị trung tâm trong vành đai 4 và thị trấn Kim Bài được thực hiện theo các đồ án quy hoạch chung. Các tuyến đường liên xã sẽ được định hướng theo 100% tuyến đường huyện đạt chuẩn cấp 4 đồng bằng với 2 làn xe và độ rộng nền ít nhất là 9m đi qua các khu vực dân cư và thiết kế theo chuẩn đường đô thị.
Mạng lưới giao thông công cộng trong quy hoạch Thanh Oai
Xây dựng 3 bến xe hoặc bến trung chuyển tại 3 địa điểm là bến xe phía Bắc khu vực Bình Đà (quy mô 1ha); bến xe phía Nam thị trấn Kim Bài (quy mô 1,5ha) và cuối cùng là bến xe phía Nam địa phận Hồng Dương (quy mô 1ha).
Bố trí thêm các điểm đỗ xe tập trung ở các khu vực dân cư nông thôn mới. Đạt 1-2% diện tích đất xây dựng và chỉ tiêu là 1,5-2m2 đất đỗ xe trên 1 người dân.
Các tuyến bus công cộng đi qua địa bàn huyện Thanh Oai
- 91 Bến xe Yên Nghĩa – Kim Bài – Phú Túc
- 103A Bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn
- 103B Bến xe Mỹ Đình – Hồng Quang – Hương Sơn.
Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội
Dù mới chỉ là 1 huyện trực thuộc Hà Nội nhưng Thanh Oai đã chứng tỏ được sự nỗ lực phấn đấu của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển huyện Thanh Oai trở thành 1 trung tâm kinh tế của cả nước.
Dưới đây là bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội.
Trên đây là những thông tin cũng như bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai Hà Nội đến năm 2030. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình kiếm tìm con đường đầu tư đúng đắn.