Thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc
Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc khu vực châu thổ sông Hồng, địa hình có cả dạng miền núi và trung du. Tọa độ địa lý từ 21°35'15"B (trên dãy núi Tam Đảo, thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°08'55"B (trên sông Hồng thuộc xã Đại Tự, huyện Yên Lạc); từ 105°20'25"Đ (trên sông Lô thuộc xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’15"Đ (tại điểm cao 238,65 mét thuộc xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên).
Công khai quy hoạch liệu có chặn được sốt đất ảo?
Công khai quy hoạch và minh bạch thông tin được xem là chìa khóa giúp các địa phương ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn, đầu cơ thổi giá nhà đất, trục lợi bất hợp pháp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà câu chuyện "minh bạch hóa" đến nay vẫn là chuyện không dễ dàng gì với thị trường bất động sản.Đồ án quy hoạch chung thành phố Đồng Hới có gì đặc biệt?
Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2045 có quy mô trên 21.255ha, gồm 9 phường, 11 xã và 1 thị trấn. Quy mô dân số hiện trạng 165.550 người.Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, ở khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam. Vì thuộc khu vực trung du nên có ba vùng sinh thái: phía Nam là đồng bằng, phía Bắc là trung du và ở huyện Tam Đảo và vùng núi.
- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên (dãy núi Tam Đảo là ranh giới).
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
- Phía Nam và phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội với sông Hồng là ranh giới tự nhiên.
Những điểm cực của tỉnh Vĩnh Phúc:
- Điểm cực Bắc tại: xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo.
- Điểm cực Nam tại: xã Liên Châu, huyện Yên Lạc.
- Điểm cực Tây tại: xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô.
- Điểm cực Đông tại: xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên.
Bởi sở hữu đặc điểm vị trí địa lý có ba vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần với sân bay quốc tế Nội Bài nên hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông rất thuận lợi trên trục phát triển kinh tế Việt Nam.
Hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Phúc khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn. Có 4 dòng sông chính chảy qua Vĩnh Phúc là sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng chính là tuyến đường thủy quan trọng và thuận lợi cho tàu bè đi qua.
Quy mô, tính chất lập quy hoạch Vĩnh Phúc
Quy mô lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc được giới hạn bao gồm 9 đơn vị hành chính là: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yến, huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên, huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô với tổng diện tích tự nhiên là 1236,5km2, cụ thể là:
Tính chất lập quy hoạch:
- Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai- Hải Phòng - Quảng Ninh;
- Là một vùng kinh tế tổng hợp có tiềm năng phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và là một đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc nước ta.
- Là vùng đô thị lớn, trong đó đô thị Vĩnh Phúc là đô thị loại I có vai trò là "hạt nhân", hướng đến xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào những năm 20 của thế kỷ thứ XXI;
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường đối với vùng Thủ đô Hà Nội và khu vực.
Thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc
Thông tin, bản đồ phát triển không gian vùng tỉnh Vĩnh Phúc
Quy hoạch đô thị
Cơ cấu quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc dựa theo mô hình nhất thể hóa đô thị - nông thôn, có sự gắn kết chặt chẽ với vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phát triển hài hòa với thiên nhiên, trong đó:
- Đô thị Vĩnh Phúc gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo với tổng diện tích tự nhiên khoảng 31.860 ha, quy mô dân số 1,0 triệu người là đô thị trung tâm làm “hạt nhân” và “đầu tàu” thúc đẩy sự phát triển toàn vùng;
- Ba chùm đô thị vệ tinh được kết nối bằng đường vành đai 5 tỉnh Vĩnh Phúc, gắn với ba vùng kinh tế tự nhiên giữ vai trò hỗ trợ đô thị Vĩnh Phúc, trong đó: Chùm đô thị vệ tinh miền núi lấy thị trấn Hợp Châu và thị trấn Tây Thiên làm hạt nhân; chùm đô thị trung du lấy thị trấn Lập Thạch (trong tương lai là thị xã) làm hạt nhân; chùm đô thị đồng bằng lấy thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang (tương lai là thị xã) làm hạt nhân.
- Xây dựng hệ thống các điểm dân cư nông thôn mới gắn với ba vùng kinh tế nông nghiệp sinh thái Miền núi, Trung du và Đồng bằng, kết nối với ba chùm đô thị vệ tinh và đô thị Vĩnh Phúc.
- Hình thành vành đai xanh xung quanh đô thị Vĩnh Phúc, gắn kết với các hành lang xanh trong đô thị và các vùng nông nghiệp ven đô, tạo thành bộ khung bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững cho toàn tỉnh.
- Gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng hệ thống đường giao thông quốc gia và các trung tâm thu hút cấp vùng.
- Ba chùm đô thị vệ tinh được kết nối bằng đường vành đai 5 tỉnh Vĩnh Phúc, gắn với ba vùng kinh tế tự nhiên giữ vai trò hỗ trợ đô thị Vĩnh Phúc, trong đó: Chùm đô thị vệ tinh miền núi lấy thị trấn Hợp Châu và thị trấn Tây Thiên làm hạt nhân; chùm đô thị trung du lấy thị trấn Lập Thạch (trong tương lai là thị xã) làm hạt nhân; chùm đô thị đồng bằng lấy thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang (tương lai là thị xã) làm hạt nhân.
- Xây dựng hệ thống các điểm dân cư nông thôn mới gắn với ba vùng kinh tế nông nghiệp sinh thái Miền núi, Trung du và Đồng bằng, kết nối với ba chùm đô thị vệ tinh và đô thị Vĩnh Phúc.
- Hình thành vành đai xanh xung quanh đô thị Vĩnh Phúc, gắn kết với các hành lang xanh trong đô thị và các vùng nông nghiệp ven đô, tạo thành bộ khung bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững cho toàn tỉnh.
- Gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng hệ thống đường giao thông quốc gia và các trung tâm thu hút cấp vùng.
Hệ thống những vùng kinh tế - lãnh thổ trong tỉnh
Tỉnh Vĩnh Phúc được phân thành 04 vùng kinh tế – lãnh thổ với 11 tiểu vùng sau:
- Vùng kinh tế đô thị Vĩnh Phúc: Diện tích 281,94 km2, gồm 05 tiểu vùng là – Vĩnh Yên; Bắc Vĩnh Yên; Nam Vĩnh Yên; Bình Xuyên và Phúc Yên.
- Vùng kinh tế lâm nghiệp – sinh thái – du lịch – dịch vụ phía Bắc: Diện tích 340,18 km2, gồm 01 tiểu vùng là huyện Tam Đảo, một phần huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên.
- Vùng kinh tế nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại phía Nam: Diện tích 211,54 km2, gồm 02 tiểu vùng là Vĩnh Tường và Yên Lạc.
- Vùng kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ phía Tây: Diện tích 402,84 km2, gồm 03 tiểu vùng là Lập Thạch, Tam Dương và Sông Lô.
Hệ thống những vùng và cơ sở sản xuất
a) Các vùng và khu công nghiệp (KCN):
Ba vùng công nghiệp chính rộng 6.628 ha, gồm khoảng 16 KCN tập trung như sau:
- Vùng Bình Xuyên: Tổng số 2.168 ha, gồm 06 KCN tập trung Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Nam Bình Xuyên, Bá Thiện, Bá Thiện II, Sơn Lôi;
- Vùng Tam Dương: Tổng số 3.080 ha, gồm khoảng 05 KCN Tam Dương I, Tam Dương II, Hội Hợp, Chấn Hưng (các khu đã có danh mục quy hoạch đến năm 2020) và KCN phía Tây đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc;
- Vùng Lập Thạch – Sông Lô: Tổng số 1.380 ha, gồm 05 KCN Lập Thạch I, Lập Thạch II, Sông Lô I, Sông Lô II và Thái Hòa – Liễn Sơn;
- Các vùng công nghiệp khác rộng 867 ha gồm 05 KCN:
- Vĩnh Yên: Diện tích 197 ha, 01 KCN Khai Quang;
- Phúc Yên: Diện tích 200 ha, gồm KCN Phúc Yên và KCN Kim Hoa – Phúc Thắng;
- Vĩnh Tường: Diện tích 470 ha, gồm KCN Vĩnh Thịnh và KCN Vĩnh Tường.
b) Các vùng và khu du lịch, nghỉ dưỡng:
Phát triển các vùng và các khu du lịch nghỉ dưỡng – sinh thái, văn hóa – tâm linh, du lịch cuối tuần và các loại hình du lịch khác như: Hội thảo, thể thao, thám hiểm, lễ hội…đáp ứng nhu cầu khoảng 4,45 – 4,65 triệu lượt khách vào năm 2020 và khoảng 9,0 triệu lượt khác vào năm 2030. Các khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung gồm:
- 03 khu du lịch cấp Quốc gia: Đải Lải khoảng 1.000 ha, Hồ Sáu Vó khoảng 2.800 ha, Tây Thiên – Tam Đảo II khoảng 1.200 ha;
- 06 khu du lịch cấp tỉnh: Đầm Vạc khoảng 500 ha, Tam Đảo I khoảng 300 ha, Hồ Làng Hà khoảng 400 ha, Hồ Vân Trục – hồ Bò Lạc khoảng 800ha, Đầm Rưng 300 ha và Bắc Ngọc Thanh khoảng 2.500 ha.
c) Các vùng sản xuất nông lâm nghiệp:
Diện tích sản xuất nông lâm nghiệp là 70.710 ha được phân thành 04 vùng với định hướng phát triển như sau:
- Vĩnh Tường – Yên Lạc: Chủ yếu là lúa, hoa, rau chất lượng cao;
- Tam Dương: Cây ăn quả, cây cảnh, vành đai xanh sinh thái, nông nghiệp sinh thái;
- Lập Thạch – Sông Lô: Lúa, hoa màu, cây lâu năm;
- Tam Đảo – Lập Thạch – Sông Lô: Cây ăn quả, rừng sản xuất, rừng sinh thái, rừng đặc dụng, vườn quốc gia Tam Đảo.
Hệ thống các đô thị:
Hệ thống các đô thị Vĩnh Phúc gồm 21 đô thị dự kiến phân loại như sau:
- Đô thị Vĩnh Phúc: Trở thành thành phố loại I thuộc tỉnh, giữ vai trò là trung tâm vùng, với quy mô dân số 1,0 triệu người.
- Đô thị Vĩnh Tường: Là thị xã loại IV, giữ vai trò là trung tâm của vùng kinh tế phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc, có quy mô dân số khoảng 210.000 người, tương lai là thị xã vệ tinh của đô thị Vĩnh Phúc.
- Đô thị Lập Thạch: Là thị xã loại IV, giữ vai trò là trung tâm của vùng phía Tây tỉnh Vĩnh Phúc, có quy mô dân số khoảng 70.000 người, tương lai là thị xã vệ tinh của đô thị Vĩnh Phúc.
- Đô thị Hợp Châu: Là thị trấn loại IV, giữ vai trò là trung tâm của vùng miền núi phía Bắc; là thị trấn huyện lỵ với quy mô dân số khoảng 50.000 người.
- Đô thị Tam Hồng: Là thị trấn loại IV, giữ vai trò là trung tâm của tiểu vùng đồng bằng Yên Lạc và là thị trấn huyện lỵ (dự kiến) với quy mô dân số khoảng 50.000 người.
- Các thị trấn: Tổng số 16 thị trấn, là đô thị loại V, với tổng dân số là 131.000 người; trong có 02 thị trấn huyện lỵ là Hợp Hòa, Tam Sơn và; 03 thị trấn du lịch – dịch vụ là Tam Đảo, Tây Thiên (Đại Đình) và Bắc Ngọc Thanh; 10 thị trấn gồm Nguyệt Đức, Liên Châu, Sơn Đông, Đức Bác, Lãng Công, Hải Lựu, Bàn Giản, Vàng, Đạo Trù và Hợp Lý giữ vai trò là trung tâm các cụm xã, làm điểm tựa cho quá trình xây dựng phát triển nông thôn mới.
Thông tin, bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc về sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất đai:
- Năm 2020: Đất nông nghiệp 764,33km2, bằng 61,81% đất tự nhiên của tỉnh; đất phi nông nghiệp 467,43km2 bằng, 37,80% đất tự nhiên của tỉnh; đất chưa sử dụng 4,74km2 bằng 0,38% đất tự nhiên của tỉnh;
- Năm 2030: Đất nông nghiệp 707,10km2, bằng 57,19% đất tự nhiên của tỉnh; đất phi nông nghiệp 524,66km2, bằng 42,43% đất tự nhiên của tỉnh; đất chưa sử dụng 4,74km2, bằng 0,38% đất tự nhiên của tỉnh.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
- Ưu tiên dành quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất hai lúa theo chỉ tiêu do Chính phủ giao, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai được Quốc hội phê duyệt;
- Dành đủ đất cho xây dựng và phát triển đô thị, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc và hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng diện rộng;
- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại đất thuộc hành lang an toàn các sông suối, mặt nước, đất bộ khung bảo vệ thiên nhiên và các vùng đất cấm xây dựng theo quy định của pháp luật.
Thông tin, bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc về giao thông
a) Đường bộ:
- Giao thông đối ngoại: Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; các trục đường chính: Quốc lộ 2, đường BOT tránh Quốc lộ 2, Quốc lộ 2B, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 23; đường vành đai 4,5 và đường vành đai 5 của Thủ đô Hà Nội;
- Giao thông nội vùng: Gồm 10 hướng tuyến nối với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc, trong đó có 01 tuyến đi Lào Cai, 01 tuyến đi Phú Thọ, 02 tuyến đi Tuyên Quang, 02 tuyến đi Thái Nguyên và 04 hướng tuyến đi Thủ Đô Hà Nội.
- Trên cơ sở các đường vành đai số 1, số 2, số 3 trong Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, bổ sung 02 đường vành đai số 4 và số 5 kết nối các trung tâm thu hút ngoài đô thị Vĩnh Phúc.
b) Đường sông: Sông Hồng và sông Lô.
c) Hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm đô thị Vĩnh Phúc khoảng 30km về phía đông.
d) Đường sắt và giao thông công cộng:
- Xây mới tuyến đường sắt khổ rộng 1,43m Hà Nội – Lào Cai; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hiện hữu; xây dựng tuyến đường sắt nhẹ (LRT) Bắc Nam, xây dựng tuyến đường sắt du lịch Nội Bài – Vĩnh Phúc.
- Xe buýt gồm tuyến xe buýt nhanh (BRT) (Phúc Yên-Vĩnh Yên); các tuyến xe buýt Vĩnh Yên – Tam Đảo; Vĩnh Yên – Chợ Chang; Vĩnh Yên – Tam Sơn; Vĩnh Yên – Việt Trì, Vĩnh Yên – Hà Nội; các tuyến vành đai ngoài, vành đai giữa, vành đai trong và các tuyến khác.
e) Các công trình giao thông đầu mối:
- Xây dựng các bến xe liên tỉnh gần với các tuyến xe buýt, các nhà ga đường sắt và các cảng du lịch;
- Xây dựng 04 cảng sông: Như Thụy, Đức Bác, Vĩnh Thịnh, Trung Hà và 02 cảng ICD tại Bình Xuyên, Tam Dương;
- Xây dựng các cầu vượt sông, đường hầm Tam Đảo và các nút giao thông khác mức.
Trên đây là những thông tin quy hoạch và bản đồ quy hoạch Vĩnh Phúc gửi đến bạn, hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ định hướng cho bạn con đường đầu tư đúng đắn nhất.