meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bản đồ quy hoạch, thông tin quy hoạch thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ ba, 31/05/2022-18:05
Thành phố Phúc Yên trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam, là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc và là một trong số các đô thị vệ tinh của vùng thủ đô Hà Nội. Phúc Yên giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cho công cuộc phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần kết nối cho sự giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội. Bài viết sau đây sẽ là bản đồ quy hoạch và thông tin quy hoạch thành phố Phúc Yên gửi đến bạn, hãy cùng theo dõi ngay nhé.

Thông tin về thành phố Phúc Yên 

Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, là đô thị cửa ngõ của tỉnh, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, cách thành phố Vĩnh Yên 25km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 5km. Chiều dài theo trục Bắc - Nam của Phúc Yên là 24km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. Vị trí tiếp giáp của Phúc Yên lần lượt là:

  • Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn,
  • phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  • Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên
  • Phía Bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Thành phố Phúc Yên là đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2013 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III và cơ bản đạt được những tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2020, là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp của tỉnh, và còn là một trong những trung tâm của vùng. Thành phố Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh. 


Thành phố Phúc Yên là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc
Thành phố Phúc Yên là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên có tổng diện tích là 12.029,55ha với 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Hùng Vương, Đồng Xuân, Nam Viêm, Phúc Thắng, Trưng Nhị, Tiền Châu, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh.

Trên địa bàn thành phố Phúc Yên có nhiều chợ, nhiều trung tâm thương mại lớn, những showroom ô tô xe máy phục vụ cho nhu cầu của người dân thành phố và những địa bàn lân cận như: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Yên Lạc, Bình Xuyên, Phổ Yên.

Mục tiêu và định hướng quy hoạch thành phố Phúc Yên 

Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng thị xã Phúc Yên trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường nằm trong chuỗi đô thị hạt nhân – hợp nhất của tỉnh; là một trong những trung tâm dịch vụ, công nghiệp, du lịch giải trí, giáo dục, đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng KTTĐ Bắc bộ; từng bước nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

Là đô thị cửa ngõ của tỉnh với thủ đô Hà Nội, thị xã được xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh; đặc biệt là hệ thống hạ tầng kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng Bắc-Tây Bắc Bắc bộ, thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng KTTĐ Bắc bộ…, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng lãnh thổ liên tỉnh.

Tham gia có hiệu quả vào hoạt động của hành lang hợp tác kinh tế quốc tế: Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ, nhằm phát triển mạnh khu vực phi nông nghiệp để tạo ra một cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp vào những năm cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XXI.


Mục tiêu quy hoạch là xây dựng Phúc Yên trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường
Mục tiêu quy hoạch là xây dựng Phúc Yên trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

Mục tiêu cụ thể:

a) Về phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: Giai đoạn 2011-2015: 20-23%; Giai đoạn 2016-2020: 18-20%; Giai đoạn 2021-2030: 16-19%.

Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh khu vực dịch vụ và công nghiệp; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; giảm nông nghiệp; Đến năm 2030 tỷ trọng nông nghiệp còn rất nhỏ, các ngành dịch vụ chiếm 45-50% trong tổng số, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của thị xã và tỉnh.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 89,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2015, khoảng 167,2 triệu đồng năm 2020 và đạt 571,6 triệu đồng vào năm 2030. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 36,6 triệu đồng/người/năm vào năm 2015, khoảng 69,7 triệu đồng năm 2020 và đạt 248 triệu đồng vào năm 2030.

b) Về phát triển văn hóa-xã hội:

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định, trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thị xã:

Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm giữ ở mức dưới 1%; 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tăng tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi còn dưới 10%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 70% vào năm 2020 và 90% vào năm 2030. Tạo đủ việc làm cho người lao động, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 4-5% vào năm 2020 và 2-3% vào năm 2030.

Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học như đề án quy hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu để đến năm 2020 có 100% số trường học ở các cấp học đạt trường chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015.

Tỷ lệ nghèo đạt 4% vào năm 2015 (theo chuẩn 2011-2015). Đến năm 2020 chỉ còn khoảng 1-2%; Tỷ lệ đô thị được dùng nước sạch 80% (năm 2015) và 90-95% (năm 2020); 100% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh và nâng dần tỷ lệ dùng nước sạch.

c) Về giữ gìn môi trường và bảo đảm an ninh xã hội:

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh; giảm tối đa các tệ nạn xã hội. Giữ bền vững và làm giàu môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Không có điểm, khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.


Rất nhiều khu đô thị mới hiện đại được đầu tư xây dựng ở trên địa bàn thành phố
Rất nhiều khu đô thị mới hiện đại được đầu tư xây dựng ở trên địa bàn thành phố

Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Công nghiệp công nghệ cao: tin học-điện tử và các ngành công nghệ cao khác: sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hòa không khí, tivi, tủ lạnh, máy giặt,…), các sản phẩm điện tử văn phòng. Sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học, sản xuất phần mềm.

Công nghiệp cơ khí chế tạo: Giai đoạn đầu lắp ráp ô tô, xe máy; xây dựng các xí nghiệp vệ tinh sản xuất các chi tiết máy thay thế nhập ngoại. Sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy; Sản xuất, chế tạo các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy công cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công, đồ gia dụng,…

Công nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (như gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn; Sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò tuynel, xoá bỏ các lò gạch nung thủ công nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Đầu tư phát triển sản xuất gạch không nung từ nguyên liệu đất đồi.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Sản xuất và gia công sản xuất đồ dân dụng, gia công xuất khẩu, sản xuất bao bì, đồ nhựa, đồ mộc…

Triển khai xây dựng khu công nghiệp Phúc Yên (phần thị xã 50ha). Duy trì và mở rộng quy mô các cụm công nghiệp Xuân Hoà-Cao Minh (10 ha), Nam Viêm (50 ha) khi nhu cầu tăng thêm. Hình thành các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, bố trí tập trung ở các phường: Hùng Vương, Trưng trắc, Trưng Nhị, Xuân Hoà, Phúc Thắng.


Hình ảnh thành phố Phúc Yên trên bản đồ vệ tinh
Hình ảnh thành phố Phúc Yên trên bản đồ vệ tinh

Bản đồ quy hoạch thành phố Phúc Yên

Bản đồ quy hoạch giao thông

Thành phố Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ có những tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai; có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho Phúc Yên có tiềm lực và lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giao lưu về kinh tế, văn hóa. Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30km. Thành phố Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24km, từ phường Hùng Vương đi đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp tỉnh Thái Nguyên.

Bên cạnh đó thì địa bàn thành phố cũng có rất nhiều tuyến giao thông đô thị, kết nối với những đường tỉnh lộ, những tuyến giao thông đô thị, liên phường, liên xã đã được thành phố Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 2021-2030, thành phố cũng sẽ đầu tư để xây dựng và mở rộng một số tuyến đường mới. Thế nên, bản đồ quy hoạch giao thông cũng sẽ được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Phúc Yên giai đoạn 2021-2030.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Vị trí cũng như diện tích của các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện rõ thông qua bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm như: Hùng Vương, Đồng Xuân, Nam Viêm, Phúc Thắng, Trưng Nhị, Tiền Châu, Trưng Trắc, Xuân Hòa đến 2030.


Hình ảnh bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố Phúc Yên
Hình ảnh bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố Phúc Yên

UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, được xác định ở trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 thành phố Phúc Yên.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin quy hoạch và bản đồ quy hoạch thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc gửi đến bạn, hy vọng qua đó bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích, hỗ trợ đắc lực cho việc đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước