meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Thói quen quản trị” chưa đạt chuẩn là rào cản cho quá trình IPO và niêm yết của doanh nghiệp

Thứ tư, 31/05/2023-10:05
Có thể thấy được rằng, những thói quen chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ kế toán, tập trung quyền lực và đội ngũ nhân sự,... tạo rào cản cho quá trình IPO cũng như niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp.

Quản trị tốt được xem là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Theo The Leader, những yêu cầu chuẩn bị về quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp cho quá trình IPO cũng như niêm yết của cộng đồng doanh nghiệp Việt, đáng chú ý là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chính là phần thiếu, vừa yếu. 

Điển hình ở nhiều doanh nghiệp thì vẫn đang xảy ra các tình trạng như hôm nay ban hành nghị quyết, mai sửa, ngày kia hủy,... Hay như việc thực hiện các nghị quyết bất chấp quyết định cơ quan có thẩm quyền. Điều này có thể dẫn đến hậu quả rất nặng nề, tranh chấp kéo dài từ đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 


Có thể thấy được rằng, những thói quen chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ kế toán, tập trung quyền lực và đội ngũ nhân sự,... tạo rào cản cho quá trình IPO cũng như niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp
Có thể thấy được rằng, những thói quen chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ kế toán, tập trung quyền lực và đội ngũ nhân sự,... tạo rào cản cho quá trình IPO cũng như niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp

Cũng theo đó, những thói quen quản trị chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ kế toán, đội ngũ nhân sự hoạt động, chú trọng quyền lực vẫn còn đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp. Điều này cũng cho thấy dù nhu cầu huy động vốn cũng như phát triển công ty là hiện hữu, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều rào cản cần cải thiện ngay ở trong chính nội bộ các doanh nghiệp Việt. 

Quản trị tốt được xem là nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp, nó đồng nghĩa mang đến hiệu quả cũng như lợi ích cho nhà đầu tư. Quản trị doanh nghiệp cũng là công cụ giúp tách biệt giữa sở hữu và quản lý. Các doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam đã và đang dần quan tâm đến việc xây dựng cách quản trị một cách bài bản. Mặc dù vậy, trên thực tế thì năng lực quản trị của doanh nghiệp Việt Nam đang ở nhiều mức độ khác nhau và chưa có được sự đồng đều, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nếu như xét về cơ chế chính sách thì trong thời gian 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cũng như đạt được bước tiến mới trong việc hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty, hướng đến tiệm cận chuẩn mực quản trị công ty tốt theo thông lệ cũng như chuẩn mực quốc tế tốt. Song song với luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán cũng được hoàn thiện nội dung về quản trị doanh nghiệp. 

Còn nếu xét ở góc độ doanh nghiệp, hơn ai hết chính doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ rằng họ có vai trò quan trọng ở trong vấn đề quản trị tốt cho lợi ích của chính doanh nghiệp. Hơn thế, doanh nghiệp không chỉ cần thực hiện đúng và đủ quy định của pháp luật mà cũng cần phải hướng đến áp dụng quản trị theo thông lệ quốc tế tốt, ở mức cao hơn luật nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường ở trong bối cảnh, xu hướng kinh doanh mới với vô vàn cơ hội được mở ra, song song với không ít điều kiện, thách thức đi kèm. 

Trở lại với mục tiêu IPO, cơ hội mà các doanh nghiệp có thể nhận được sau khi thực hiện IPO là vô cùng lớn khi có thể tiếp cận được lượng vốn vô cùng dồi dào từ thị trường, nâng cao được trình độ quản trị, giá trị tài sản, vị thế của doanh nghiệp,... tuy nhiên đi kèm với đó là thách thức về tính minh bạch, tính quy mô cùng với các hoạt động về quản trị doanh nghiệp. Những rủi ro mà doanh nghiệp sau quá trình IPO thành công như là phân tán quyền kiểm soát, áp lực tăng trưởng, áp lực về duy trì tính minh bạch của thông tin cũng cần được doanh nghiệp tính đến để có thể có những phương hướng hành động một cách cụ thể tránh bị choáng ngợp khi vươn ra biển lớn. 


Tình hình thực hiện IPO tại Việt Nam năm 2016 - 2022
Tình hình thực hiện IPO tại Việt Nam năm 2016 - 2022

Trong năm 2022, 8 thương vụ IPO được thực hiện thành công

Thực tế cho thấy, đã có 8 thương vụ IPO được thực hiện thành công trong năm 2022 với số vốn được gọi thông qua IPO lên đến 71,4 triệu USD còn giá trị vốn hóa các doanh nghiệp này ghi nhận là 537 triệu USD. Dù số thương vụ IPO thấp hơn so với 13 đợt chào bán được ghi nhận ở trong năm 2021, tuy nhiên số tiền huy động được cũng đã tăng hơn gấp bốn lần, từ mức 15,6 triệu USD lên 71,4 triệu USD.

Trong đó thì chú trọng vào nửa đầu năm 2022, thị trường vốn khởi động với 67 đợt IPO thành công và đã huy động được 65 triệu USD và đã tiếp nối những diễn biến sôi động của thị trường trong nửa cuối năm 2021. Cũng trong giai đoạn này, thị trường Việt Nam đã chứng kiến hai thương vụ IPO thành công và đã huy động được hơn 20 triệu USD mỗi công ty. Thị trường cũng có dấu hiệu chậm lại trong thời gian nửa cuối năm bởi những bất ổn toàn cầu về lạm phát cũng như khả năng suy thoái đang ngày càng tăng. Ở Việt Nam, xu hướng này tiếp tục bị chi phối bởi giá nhiên liệu leo thang, lãi suất tăng và thị trường vốn dĩ thắt chặt cùng các vụ bê bối về tài chính thời gian gần đây. 


Thực tế cho thấy, đã có 8 thương vụ IPO được thực hiện thành công trong năm 2022 với số vốn được gọi thông qua IPO lên đến 71,4 triệu USD còn giá trị vốn hóa các doanh nghiệp này ghi nhận là 537 triệu USD
Thực tế cho thấy, đã có 8 thương vụ IPO được thực hiện thành công trong năm 2022 với số vốn được gọi thông qua IPO lên đến 71,4 triệu USD còn giá trị vốn hóa các doanh nghiệp này ghi nhận là 537 triệu USD

Hiện tại thì trên thị trường cũng có nhiều công ty thông tin về kế hoạch chuẩn bị chào bán nhưng bản thân các doanh nghiệp vẫn còn đang chờ đợi đến khi diễn biến thị trường có dấu hiệu tích cực hơn. Cũng theo đó, những thay đổi thời gian gần đây về quy định trên thị trường vốn như là áp dụng các quy định khuyến khích tính minh bạch, hiệu quả cũng như uy tín trong quá trình chào bán, song song với đó là đề xuất thúc đẩy việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cũng vừa là thách thức đối với những doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng đồng thời sẽ góp phần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế, song song với đó nâng cao sức hấp dẫn lẫn sự sôi động của thị trường vốn trong nước. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

19 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

19 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

19 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

19 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước