Để huy động vốn cho giải trí và bán dẫn, Sony dự kiến sẽ IPO công ty tài chính Sony Financial Group
BÀI LIÊN QUAN
ZEEKR - hãng xe điện sắp IPO tại Mỹ: Tesla không phải vấn đề, điều cần dè chừng là các thương hiệu cao cấp ở ĐứcLý giải “đường tắt” để IPO qua SPAC của các doanh nghiệp: Lên sàn là một chuyện, còn huy động được vốn mới là vấn đề quan trọngChardan Capital Markets - cố vấn sáp nhập và mua lại cho VinFast: Chốt thành công 170 giao dịch IPO và M&A, "deal" VinFast có giá trị lớn nhấtNikkei cho biết, Sony đang lên kế hoạch huy động vốn với mục đích se rót thêm tiền cho lĩnh vực giải trí cũng như cảm biến hình ảnh. Điều này giúp cạnh tranh tốt hơn trước các đối thủ nước ngoài. Hơn thế, Tập đoàn này đã công bố kế hoạch tiến đến IPO đơn vị tài chính Sony Financial Group trên sàn chứng khoán từ đó se giảm số cổ phần xuống dưới 20% cũng như công ty mới tiếp tục hoạt động dưới tên là Sony.
Vào năm 2020, Sony đã chi khoảng 400 tỷ Yên (3,7 tỷ USD) thời điểm đó để có thể mua cổ phần còn lại ở Sony Financial Group và biến đây là công ty sở hữu toàn phần. Họ cũng kỳ vọng tài chính sẽ tạo nên nguồn thu nhập ổn định mỗi năm cho tập đoàn.
Sony chính thức tham gia vào lĩnh vực tài chính năm 1979, bắt đầu tư bảo hiểm nhân thọ và sau đó là mở rộng ra bảo hiểm phi nhân thọ cũng như ngân hàng, phát hành thẻ, điều dưỡng cho đến bất động sản. Đây là một trong những nguyện vọng của nhà đồng sáng lập Akio Morita.
Và tài chính cũng đã giúp cho Sony dần ổn định lợi nhuận khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, bộ phận điện tử lúc đó suy sụp và bị thua lỗ một cách nghiêm trọng. Ở năm tài khóa vừa rồi thì nó đã kiếm được 1,6 tỷ USD lợi nhuận, đóng góp gần 20% vào tổng lợi nhuận của tập đoàn.
CEO Yoshida nói rằng, trong thời gian 5 năm qua họ đã đầu tư khoảng 1,2 ngàn tỷ Yên vào những tài sản trí tuệ như là phim ảnh, âm nhạc cũng như trò chơi, anime. Song song với đó là tích cực mở rộng lĩnh vực bán dẫn nhất là mặt hàng cảm biến hình ảnh đang chiếm hơn một nửa thị phần toàn cầu.
Mặc dù vậy, nếu như so với các doanh nghiệp khổng lồ như là Disney, Microsoft, Samsung Electronics thì Sony vẫn rất cần phải đầu tư thêm nhiều. Ông Totoki nói rằng: “Rất khó có thể cân bằng giữa khoản đầu tư vào tìa chính đối với đầu tư vào bán dẫn cũng như giải trí”. Đó là khi họ cắt giảm đáng kể ngân sách đầu tư cho điện tử.
Có thể thấy, việc tách riêng công ty tài chính sẽ giúp cho Sony giảm bớt được gánh nặng này, phân bổ nguồn lực phù hợp hơn ở trong thời gian trung và dài hạn.