Thị trường Việt tràn ngập trái cây Nam Phi, Campuchia
Qua khảo sát tại một số khu chợ truyền thống ở TP. Hồ Chí Minh, trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, Nam Phi, Campuchia đang tăng đột biến và có giá bán cạnh tranh hơn hàng Việt.
Chẳng hạn, một túi táo Nam Phi 3kg có giá bán 90.000 - 149.000 đồng, trung bình từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Một túi 3kg xoài Thanh Ca hay xoài táo Campuchia có giá 70.000 đồng, trung bình từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Một số loại trái cây từ Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc tới Việt Nam có giá hấp dẫn hơn.
Chị Loan - Một tiểu thương tại chợ XóM Mới cho biết, các loại trái cây nhập về Việt Nam như cam, táo, nho, xoài, mận ngày càng rẻ, thậm chí còn rẻ hơn hàng Việt Nam. Nhất là thay vì bán theo kg thì các đầu mối đã phân theo combo 3 - 5kg nên có mức giá bán khá mềm.
“Mỗi ngày tôi bán được khoảng 10 - 20 combo loại 3kg táo Nam Phi. Loại táo này nhỏ nhưng giòn, ngọt nên hách rất thích. Đây cũng là hàng nhập khẩu rẻ nhất trong sạp bán trái cây của tôi” - Chị Loan nói.
Sầu riêng Việt Nam có thể xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc: Giá tăng cao từ 20-40%, có nơi tăng gần gấp đôi
Bà Đỗ Thị Dung (huyện Krông Pắc) cho biết: “Giá thu hoạch sầu riêng hiện tại là khoảng hơn 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, mức giá đầu mùa là khoảng hơn 40.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá sầu riêng đã tăng gấp đôi so với năm ngoái và hiện đã được đặt cọc mua gần hết”.Trái cây ngoại ngập tràn từ chợ truyền thống tới các chuỗi cửa hàng cao cấp
Mặc dù khu vực miền Nam đang trong mùa cao điểm các chủng loại trái cây nội địa khác nhau, nhưng trên thị trường vẫn tràn ngập trái cây nhập ngoại. Không chỉ tại những siêu thị hay các cửa hàng trái cây nhập ngoại mà tại những khu chợ truyền thống cũng bày bán hàng loạt các loại trái cây nhập khẩu, cạnh tranh mạnh với hoa quả trong nước.Người dân Nhật Bản yêu thích chuối Việt Nam
Chuối Việt Nam đang là thực phẩm yêu thích của người dân Nhật Bản và dần trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường khó tính này. Trong hàng chục loại trái cây xuất khẩu từ đầu năm tới nay của Việt Nam thì trái chuối đang có dữ liệu tăng trưởng ấn tượng nhất.Cô Hằng - Tiểu thương tại chợ Phạm Văn Hai chia sẻ, trước kia nhập khẩu loại quýt Australia về Việt Nam cũng phải tới 200.000 - 300.000 đồng/kg, nhưng nay nhập về đã giảm một nửa. Nếu khách mua theo thùng 3kg thì giá còn giảm thêm 20.000 - 30.000 đồng mỗi thùng.
Trên các trang mạng cũng nhộn nhịp buôn bán trái cây nhập, hoa quả từ Nam Phi, Campuchia có giá thành khá rẻ được rao bán rầm rộ theo từng thùng từ 3 - 5kg. Nhiều đầu mối cho biết hiện nay xu hướng bán theo combo này khá khả thi, ngày càng đắt khách vì có lợi cho cả đôi bên.
Ông Hải - Chủ cửa hàng trái cây nhập tại quận 12 cho hay, dịp này lượng hoa quả ngoại nhập vào Việt Nam tăng cả về chất và lượng. Nhất là với cam cam Australia, táo Nam Phi, xoài Campuchia được khách Việt ưa thích, giá bán cũng rẻ khoảng dưới 50.000 đồng/kg.
“Giá cam Australia giờ cũng tương đương cam Việt nên lượng khách mua lại càng tăng. Mỗi ngày tôi bán sỉ vài trăm thùng, hàng lẻ tới 60 thùng” - Ông Hải nói.
Theo thông tin từ đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, trong khoảng 3 tháng nay, lượng trái cây dồn về chợ rất dồi dào. Không chỉ có trái cây Trung Quốc mà hàng nhập từ Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Campuchia về Việt Nam cũng khá rẻ so với cùng kỳ năm ngoái.
"Trước đây, Campuchia chỉ xuất khẩu được xoài keo vào Việt Nam nhưng nay đã có thêm nhiều chủng loại mới. Hay như Ấn Độ, Nam Phi cũng đang ngày càng đa dạng loại trái cây giá rẻ” - Vị này cho hay.
Báo cáo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam chỉ ra, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ. Trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả, đã có 8 thị trường được xuất khẩu sang Việt Nam với mức tăng trưởng mạnh. Dẫn đầu đang là Nam Phi với mức tăng 70%, Trung Quốc tăng 63%. Những thị trường còn lại lần lượt là Myanmar, Australia, Campuchia, Hàn Quốc đều có mức tăng 2 con số.
Trái cây nhập khẩu có giá bán hấp dẫn vì đang vào mùa thu hoạch, lại được đơn vị nhập khẩu lấy số lượng lớn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường trái cây nhập khẩu tăng cao đã khiến giá cả cạnh tranh hơn.