Thị trường địa ốc 2023 đón tin vui: Gỡ vướng pháp lý, dòng vốn chảy mạnh, hạ tầng giao thông hoàn thiện
Theo Nhịp sống thị trường, đánh giá thách thức trên thị trường địa ốc trong năm qua có thể kéo dài sang năm mới. Chuyên gia TS. Lê Sĩ Trí của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM cho biết, bất động sản trong năm 2023 sẽ có nhiều tín hiệu tích cực.
Cụ thể, ngay từ cuối năm 2022, thị trường đã xuất hiện thông tin tích cực như Chính phủ có Công điện về tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc, Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng 1,5 - 2%.
Về bối cảnh kinh tế vĩ mô, ông Trí cho rằng, Việt Nam trong năm 2023 sẽ kiểm soát được lạm phát. Thị trường bất động sản, nhất là với những dự án dang dở sẽ nhận tín hiệu “giải cứu” cơn khát vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, người mua nhà thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng hơn, chu kỳ của thị trường dần khởi động lại.
Vị này cho rằng, một điểm sáng khác là Nghị định 65 sửa đổi. Thời điểm này sẽ tạo cơ hội vàng cho các doanh nghiệp bất động sản khi có thêm điều kiện lùi thời hạn tất toán trái phiếu trong 1 năm.
Bất động sản công nghiệp vẫn đứng vững trong cơn biến động của thị trường BĐS
Trong bức tranh trầm lắng của thị trường địa ốc, bất động sản công nghiệp vẫn nổi lên khi liên tục ghi nhận gia tăng về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy."Chính sách là bản lề để thị trường BĐS phát triển trong giai đoạn tới"
Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Minh Ngọc, khoa Thẩm định giá - Kinh doanh Bất động sản, Trường ĐH Tài chính - Marketing (TP.HCM) về tình hình thị trường bất động sản trong những năm tới đây.Chuyên gia nhận định: Trong triển vọng nhiều năm tới, rất khó quay trở lại kinh doanh và đầu tư BĐS kiểu cũ với mức lời cao trên 20 - 30%/năm
TS. Đinh Thế Hiển cho biết, những năm tới rất khó có thể quay trở lại hình thức mua bán bất động sản chờ tăng giá với mức lời cao lên đến trên 20 - 30%.Là một chuyên gia luôn theo sát thị trường, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, có rất nhiều cơ sở cho rằng bất động sản sẽ hồi phục vào năm 2023. Trước tiên, năm 2023 sẽ tháo gỡ vướng mắc pháp lý, gỡ vốn và các rủi ro hệ thống thị trường bất động sản và tài chính. Nhất là việc tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp cũng sẽ được tháo gỡ.
Về doanh nghiệp địa ốc, ông Lực khuyến nghị, những chủ thể này rà soát kế hoạch kinh doanh - sản xuất, mô hình quản trị, cũng cần cơ cấu và kiểm soát rủi ro dòng tiền… Đồng thời, doanh nghiệp địa ốc đã chủ động tham gia chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hay chung cư cũ.
Thêm một vấn khác được nhấn mạnh là, doanh nghiệp bất động sản cần đa dạng hóa nguồn vốn, tái cơ cấu dịch vụ và sản phẩm nhằm chuẩn bị dòng tiền xử lý trái phiếu đáo hạn trong giai đoạn 2023 - 2024.
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, những vướng mắc về pháp luật hiện đang trong quá trình tháo gỡ và hoàn thiện. Nhất là Chính Phủ và Quốc hội đang thực hiện nhiều giải pháp tổng thể để các khó khăn cho thị trường bất động sản. Chẳng hạn, thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; Công điện 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở; dự thảo sửa đổi NĐ 65/2022/NĐ-CP của chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 21/12/202 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo hướng mở hơn, lộ trình phù hợp hơn… các thông tin này đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.
Đánh giá về nhu cầu của thị trường, vị chuyên gia lạc quan nhận định, nhu cầu nhà ở luôn cao, đặc biệt tại những đô thị lớn. Mỗi năm Việt Nam cần 70 triệu m2 nhà ở đô thị, đây chính là cơ hội lớn để doanh nghiệp pháp triển những dự án phù hợp nhu cầu thực.