Thị trường có bớt nhiễu loạn khi “siết chặt” hoạt động môi giới bất động sản?
BÀI LIÊN QUAN
"Nỗi đau" nghề môi giới: Những nỗi oan ít ai thấu hiểuNhững quy tắc “bất di bất dịch” khi làm việc với môi giới bất động sảnSốt đất đi qua, môi giới bắt đầu nếm “trái đắng” của nghềThị trường bị nhiễu loạn bởi hoạt động môi giới bất động sản “không lành mạnh”
Theo Dân Việt, số người hoạt động môi giới bất động sản có chứng chỉ hành nghề chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn đó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Và riêng đội ngũ môi giới tại Hà Nội chỉ có khoảng 50% là nhà môi giới chuyên nghiệp và hoạt động thường xuyên ở các sàn giao dịch còn lại đều là các môi giới bất động sản nghiệp dư, trong đó có những người tay ngang chuyển nghề khi mà thị trường bất động sản tăng nóng.
Điển hình như trường hợp của chị Ngọc Anh sống tại Quảng Ninh đã tham gia hoạt động môi giới bất động sản gần 1 năm. Chị Ngọc Anh cho biết khi nghe tư vấn của bạn bè nên cũng đã tham gia và chị đã cùng với một số người bạn của mình làm trong một văn phòng môi giới bất động sản. Và trong thời gian 1 năm, chị Ngọc Anh cho biết cũng đã chốt được hợp đồng kha khá.
Nhiều người môi giới bất động sản muốn chuyển nghề vì thị trường lao dốc
Nhiều người môi giới bất động sản muốn bỏ nghề để tìm việc làm mới khi thị trường lao dốc. Họ đã từng ôm mộng đổi đời từ nghề này.Môi giới bất động sản đang cố “lấy lại những gì đã mất” khi vài khu vực đã rục rịch có giao dịch
Theo đó, niềm tin của môi giới bất động sản vào thị trường bất động sản cuối năm đã thể hiện được rõ ở giai đoạn này. Cùng với kỳ vọng thị trường sẽ sáng sủa lên thì nhiều môi giới đang có lấy lại những gì đã mất.Nữ môi giới này cho biết: "Tôi tin tưởng bản thân của mình có duyên với nghề nên mới quyết định nghỉ công việc văn phòng để đi làm môi giới bất động sản. Trong năm nay, thị trường khó khăn nhưng cá nhân của tôi cũng kiếm được vài hợp đồng với khách hàng, hy vọng là sắp tới thị trường sôi động hơn".
Theo tìm hiểu, nhiều người khi mua nhà gặp trường hợp xem nhà ở trên mạng một kiểu nhưng ra thực tế lại là một kiểu khác. Có thể thấy, chiêu trò “treo đầu dê, bán thịt chó” này đã diễn ra rất phổ biến đối với những môi giới bất động sản không chân chính hay còn gọi là giới cò đất. Và mục đích của những đối tượng này chính là nếu như không bán được nhà thì sẽ tiến hành lấy thông tin của khách hàng để thêm vào danh sách khách hàng để liên tục quảng cáo, gọi điện và nhắn tin từ đó gây không ít phiền toái cho người dân.
Không những lừa đảo bằng thông tin ảo để sập bẫy nhà đầu thì có một bộ phận hoạt động môi giới bất động sản còn đang bị sa đà vào những hành vi chưa chuẩn mực như có hành vi găm đất, thổi giá tạo ra cơn sốt ảo từ đó gây lũng đoạn thị trường. Thậm chí, nhiều môi giới còn trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho chủ dự án để lừa đảo khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín của các chủ đầu tư chân chính.
Theo thống kê cho thấy, mỗi năm trung bình cả thị trường sơ cấp đến thứ cấp có trên 100.000 giao dịch. Có một số địa phương, trong 1 tháng có đến vài chục nghìn giao dịch và lực lượng môi giới cũng đã đóng vai trò quan trọng giúp cho các giao dịch bất động sản được diễn ra.
Trước tình trạng này cần có quy định “siết” chặt hoạt động môi giới bất động sản
Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, do hiện nay Nhà nước chưa có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà môi giới bất động sản tham gia sâu hơn vào các hoạt động bất động sản hay là ràng buộc bằng các cơ chế pháp lý buộc giao dịch phải có sự tham gia của các nhà môi giới. Đồng thời, công tác đào tạo cũng như kiểm tra, khung chương trình đào tạo chứng chỉ môi giới bất động sản vẫn còn rất lạc hậu.
Và trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển sâu rộng vào thị trường cùng các mô hình đầu tư, hoạt động giao dịch bất động sản cũng đã liên tục thay đổi từ đó đòi hỏi người môi giới bất động sản cần phải tiếp cận kiến thức cũng như tri thức mới. Chính vì thế mà nghề môi giới bất động sản không được đào tạo một cách bài bản sẽ trở nên tụt hậu.
Các chuyên gia nêu ý kiến rằng, trong lĩnh vực bất động sản, để có thể hướng đến dịch vụ môi giới bất động sản chuyên nghiệp với mục đích góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh cũng như bền vững của thị trường bất động sản với các quy định xử phạt thì cần quy hoạch lại các hoạt động môi giới bất động sản đồng thời đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước với các quy định rõ ràng và minh bạch đối với việc cấp thẻ hành nghề môi giới, đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra thì cũng cần tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra việc hành nghề môi giới bất động sản, có chế tài để xử lý vi phạm mạnh đối với hành vi môi giới khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, từ đầu năm 2021 đến hiện tại, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng thị trường bất động sản vẫn chứng kiến không ít đợt sốt giá đất nền ở các địa phương. Song song với đó, cứ mỗi khi một khu vực có thông tin giá đất rục rịch tăng thì chỉ sau thời gian một đêm có hàng chục sàn, trung tâm môi giới bất động sản mọc lên. Điều đáng chú ý là các sản hay trung tâm môi giới bất động sản này đều hoạt động ngoài luồng - nghĩa là không đảm bảo được các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh cũng như môi giới.
Mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã đưa ra dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, trong đó cũng đã quy định rõ rằng "Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế".
Và thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) là vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) của Quốc hội khóa XV và thông qua dự án Luật vào Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) của Quốc hội khóa XV.