meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 23/11: Hàng loạt mã quay đầu giảm sàn, VN-Index lại rơi xuống dưới mốc 950 điểm

Thứ tư, 23/11/2022-16:11
Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục chuỗi giao dịch ảm đạm, VN-Index ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Sau phiên bùng nổ thanh khoản hôm qua, dòng tiền tiếp tục "hụt hơi" khiến mọi giao dịch trở nên mờ nhạt.

Theo Nhân dân, thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay giảm mạnh so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn đạt 635,19 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 8.897,57 tỷ đồng. Thanh khoản khớp lệnh trên HoSE ở mức hơn 6.938 tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 6,12 điểm (-0,64%), xuống mức 946,00 điểm. Thanh khoản đạt hơn 542,12 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng đạt 7.858,76 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng, 63 mã đứng giá và 335 mã giảm giá.


Diễn biến VN-Index hôm nay 23/11. Nguồn Fireant
Diễn biến VN-Index hôm nay 23/11. Nguồn Fireant

HNX-Index đóng cửa tại mức 191,00 điểm, giảm 3,66 điểm (-1,88%). Tổng cộng thanh khoản đạt hơn 65,04 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng hơn 794,06 tỷ đồng. Toàn sàn có 51 mã tăng, 49 mã đứng giá và 123 mã giảm giá.

Tại sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 67,65 điểm, giảm 0,76 điểm (-1,11%). Thanh khoản đạt hơn 542,12 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 7.858,76 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng, 63 mã đứng giá và 335 mã giảm giá.

Chỉ số VN30 giảm 6,81 điểm (-0,72%) và xuống mức 938,73 điểm. Thanh khoản đạt hơn 158,75 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt tương ứng 3.304,70 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch, nhóm cổ phiếu VN30 có 12 mã tăng, 4 mã đi ngang và 14 mã giảm giá.

Trong đó, 5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 30,30 triệu đơn vị), NVL (hơn 29,71 triệu đơn vị), STB (hơn 25,66 triệu đơn vị), DIG (hơn 18,97 triệu đơn vị), VND (hơn 13,54 triệu đơn vị).

Hàng loạt mã quay đầu giảm

Xét theo từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh, các mã tăng có thể kể đến như BID (+2,61%), CTG (+2,09%), TCB (-0,69%), ACB (+1,47%), STB (+,55%), OCB (+1,72%)... Ngược lại, các mã giảm gồm VPB (-2,9%), MBB (-0,63%), VIB (-1,65%), TPB (-3,15%), LPB (-1,41%)...

Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận giao dịch tiêu cực, trong đó, SSI giảm 3,36%, VND giảm 6,19%, VCI giảm 4,95%, VIX giảm 5,99%; HCM, FTS, CTS đều giảm kịch sàn.

Tại nhóm bất động sản, VIC giảm 2,10% , VHM giảm 2,00%. Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu giảm hết biên độ như NVL, PDR, HDG, VCG, HPX, BCG, ITA, HBC, KHG, CII, NBB, QCG...


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Mã NVL phiên hôm nay tiếp tục đóng cửa trong tình trạng "trắng bên mua" đồng thời rơi xuống mwucs 23.600 đông/cổ phiếu, thấp nhất kể từ khi lên sàn cuối tháng 12/2016. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu này đã giảm tới hơn 66% tương ứng vốn hóa “bốc hơi” 90.500 tỷ đồng. So với mức đỉnh đạt được hồi cuối tháng 6/2021, con số này thậm chí còn lên đến hơn 134.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, với số lượng 15 phiên giảm sàn liên tiếp, NVL có lần thứ 3 phải giải trình thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trong chưa đầy 1 tháng. Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của chứng khoán Việt Nam.

Kể từ khi quy định mới về việc giải trình được áp dụng vào giữa tháng 5/2022, chưa có cổ phiếu nào rơi vào tình trạng như NVL hiện tại. Trước đây, những cổ phiếu trần/sàn 10 phiên liên tiếp mới phải báo cáo, công bố thông tin liên quan có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Trên thực tế cũng chưa có trường hợp nào giảm sàn liên tục trong 30 phiên để chạm đến kỷ lục của NVL.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có thêm những cái tên rơi vào tình trạng tương tự trong thời gian tới. Đơn cử, cổ phiếu PDR của Phát Đạt đang có nguy cơ cao sẽ nối gót NVL khi mã này đã giảm sàn 14 phiên liên tiếp và còn dư bán đến 85,6 triệu đơn vị. Nếu tình trạng này không được cải thiện trong những phiên tới, PDR cũng sẽ lập “hat trick” giải trình.

Trở lại diễn biến thị trường chứng khoán phiên 23/11, nhóm cổ phiếu sản xuất có sự phân hóa lớn, mặc dù sắc đỏ lấn áp sắc xanh, thậm chí HPG của Hòa Phát còn "nằm sàn" nhưng vẫn có không ít cổ phiếu vốn hóa trên trung bình tăng điểm có thể kể đến như SN tăng 1,2%, SAB tăng 0,44%, DGC tăng 1,76%, DPM tăng 0,69%, DCM tăng 0,19%, TLG tăng kịch trần.

Phân hóa cũng là diễn biến của cổ phiếu ngành năng lượng, hàng không và bán lẻ, cụ thể: GAS giảm 0,92%, PGV giảm 4,09% trong khi POW tăng 0,97%, PLX tăng 1,72%. Với nhóm hàng không, VJC tăng 2,34% còn HVN mất đi 1,6% giá trị. Trong khi đó, nhóm bán lẻ với MWG tăng 0,75%, PNJ tăng 2,62% nhưng FRT lại giảm 2,05%.


Nguồn Vietstock
Nguồn Vietstock

Phiên hôm nay khối ngoại tiếp tục mua ròng 121 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, khối ngoại mua ròng trên HoSE với giá trị xấp xỉ 57 tỷ đồng. Tại chiều mua, STB được mua ròng tích cực với 81 tỷ đồng, bên cạnh đó, MSN cũng được mua ròng 28 tỷ đồng, POW và BID được mua ròng lần lượt 26 tỷ và 25 tỷ đồng... Ngược lại, NVL bị bán ròng mạnh nhất với giá trị là 180 tỷ đồng, xếp sau đó là E1VFVN30 (-26 tỷ đồng), HPG và DGC mỗi mã bị bán ròng lần lượt 25 tỷ và 17 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 3 triệu cổ phiếu trên HNX, giá trị mua ròng khoảng 58 tỷ đồng. Trong đó, PVS được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 32 tỷ đồng, xếp sau còn có IDC khoảng 17 tỷ đồng; CEO, PVI và DTD cũng được mua ròng với giá trị dưới 3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, NDN, IVS, SLS,... bị bán ròng mạnh với giá trị chỉ vài chục triệu đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng nhẹ khoảng 5 tỷ đồng. Cổ phiếu ACV và QNS hôm nay được mua ròng mỗi mã 2 tỷ đồng, VTP và VEA được rót ròng khoảng 1 tỷ đồng;... Trong khi đó, BSR chịu áp lực bán ròng mạnh nhất khoảng 900 triệu đồng...

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm nhẹ, trong đó VN30F2212 giảm 1,9 điểm, tương đương -0,2% xuống 924,1 điểm, khớp lệnh gần 532.770 đơn vị, khối lượng mở 42.790 đơn vị.

Sắc đỏ cũng áp đảo trên thị trường chứng quyền với CACB2205 dẫn đầu thanh khoản với hơn 1,36 triệu đơn vị khớp lệnh, đóng cửa giảm 16,7% xuống 50 đồng/CP. Tiếp theo là CMBB2210 khớp hơn 0,95 triệu đơn vị, đóng cửa đứng giá tham chiếu 70 đồng/CQ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

8 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

8 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

8 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

8 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước