Thị trường chứng khoán hôm nay 18/11: VN-Index đảo chiều tăng điểm, khối ngoại "quay xe" bán ròng xấp xỉ 35 tỷ đồng trên HoSE
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 16/11: VN-Index "quay xe" ngoạn mục, hàng trăm cổ phiếu đua nhau khoe sắc tímThị trường chứng khoán hôm nay 15/11: Cổ phiếu giảm sâu, VN-Index suýt thủng mốc 900 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 14/11: Cổ phiếu trụ nâng đỡ chỉ số, khối ngoại tung thêm gần 1.800 tỷ đồng "bắt đáy"VN Index vẫn giữ được sắc xanh
Theo Zing, thị trường chứng khoán ngày 18/11 ghi nhận biến động mạnh về cả chỉ số cũng như sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong phiên giao dịch buổi sáng, có thời điểm VN-Index đã giảm hơn 24 điểm, tuy nhiên đà hồi phục cuối phiên đã giúp chỉ số chính đóng cửa trong sắc xanh, đánh dấu phiên thứ 3 tăng điểm liên tiếp.
Cụ thể, sàn HoSE ghi nhận 268 mã tăng và 176 mã giảm, VN-Index tăng nhẹ 0,07 điểm (+0,01%), lên 969,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 960,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị 13.703 tỷ đồng, tăng hơn 32% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.
Đóng cửa, sàn HNX có 116 mã tăng (trong đó có 33 mã tăng trần) và 65 mã giảm, HNX-Index tăng 3,01 điểm (+1,6%), lên 190,87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 97,2 triệu đơn vị, giá trị 988,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,9 triệu đơn vị, giá trị 83,2 tỷ đồng.
Chốt phiên, chỉ số UpCoM-Index tăng 0,61 điểm (+0,92%), lên 67,15 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 65 triệu đơn vị, giá trị 424,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 4,2 triệu đơn vị, giá trị 85,1 tỷ đồng.
Cổ phiếu lại xanh tím hàng loạt
Việc thị trường giữ được sắc xanh là tín hiệu tích cực cải thiện tâm lý nhà đầu tư. Trong phiên hôm nay, điểm sáng của thị trường tiếp tục đến từ các cổ phiếu ngành thép. Trong đó, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát vẫn là tâm điểm giao dịch khi ghi nhận số lượng cổ phiếu khớp lệnh kỷ lục gần 99,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương gần 1.500 tỷ đồng. Đây là con số cao nhất thị trường khi chiếm hơn 12,6% tổng khối lượng giao dịch trên HoSE phiên hôm nay.
Trước đó, lần khớp lệnh kỷ lục của cổ phiếu HPG là phiên đầu tháng 11 với khối lượng 81,55 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương giá trị 1.244 tỷ đồng, tuy nhiên đây là ngày cổ phiếu HPG bị bán tháo mạnh mẽ.
Phiên hôm nay, cổ phiếu HPG bứt phá 6% lên mức 15.100 đồng/đơn vị, thậm chí có thời điểm còn dư mua giá trần. Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu này, với tổng mức phục hồi gần 24% từ đáy, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần.
Đà đi lên bất ngờ của "cổ phiếu quốc dân" giúp giá trị vốn hóa nhà sản xuất thép này nhảy vọt lên mức 87.800 tỷ đồng, tương đương lấy lại gần 16.900 try đồng trong 4 phiên gần nhất. Theo đó, tài sản của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long cũng tăng vượt mốc 1 tỷ USD.
Động lực giúp cổ phiếu HPG đi lên được cho là có sự hỗ trợ rất quan trọng của dòng vốn ngoại cũng như sự quan tâm lớn tới từ nhà đầu tư trong nước.
Bên cạnh đó, cổ phiếu HPG hôm nay cũng là mã được mua ròng nhiều nhất trên thị trường với giá trị lên mức 200 tỷ đồng và cũng là chuỗi mua ròng mạnh thứ 6 liên tiếp.
Diễn biến tích cực cũng lan rộng tới cổ phiếu ngành thép khác. Trong đó, HSG của Hoa Sen và NLG của Nam Kim ghi nhận phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp với lượng dư mua trần lớn. Tương tự, các mã SMC, POM, TLH, TVN vẫn nối dài chuỗi đi lên tích cực.
Cổ phiếu VIC của Vingroup phiên hôm nay đã tham gia vào nhóm đẩy chỉ số thị trường khi tiếp tục tăng 1,55% lên 65.600 đồng/cổ phiếu, qua đó nối dài chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp, đồng thời đóng góp quan trọng cho đà phục hồi của thị trường chung.
Bên cạnh đó còn phải kể đến những cái tên nổi bật khác như EIB của Eximbank sau khi được "giải cứu" đã tăng hết biên độ lên mức giá 19.400 đồng/đơn vị. Hay như cổ phiếu GVR của Tập đoàn Cao su cũng tăng trần liên tiếp 3 phiên lên 12.150 đồng.
Diễn biến ngược lại, cổ phiếu ngành dầu khí GAS (PV Gas) diễn biến tiêu cực với mức giảm mạnh 4,5% xuống giá 114.300 đồng/đơn vị, trở thành mã tác động tiêu cực nhất lên chỉ số VN-Index.
Tiếp đến là cổ phiếu bất động sản NVL của Novaland ghi nhận phiên giảm sàn thứ 12 liên tiếp, hiện đang cố định ở mức 29.250 đồng/đơn vị, trong khi đó vẫn còn gần 53 triệu cổ phiếu bị rao bán với giá sàn. Cổ phiếu PDR của Phát Đạt cũng giảm sàn phiên thứ 11 liên tiếp, xuồng mức 18.350 đồng với hơn 109 triệu cổ phiếu chất sàn.
Ngoài ra, nhiều mã chứng khoán khác cũng diễn biến tiêu cực, đơn cử như SAB của Sabeco mất 2,1%, giảm về 179.200 đồng; MSN của Masan giảm 1,9%, về 95.200 đồng; BCM của Becamex mất 2,4%, xuống còn 77.000 đồng, hay DGC của Hóa chất Đức Giang giảm sàn xuống còn 54.900 đồng/cổ phiếu.
Về giao dịch khối ngoại, phiên hôm nay họ mua ròng nhẹ khoảng 16 tỷ đồng. Trong đó, trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 4,5 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng ghi nhận xấp xỉ 35 tỷ đồng. Theo đó, DGC chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị là 124 tỷ đồng. Ở vị trí tiếp theo còn có VND (-94 tỷ đồng), CTG và GEX mỗi mã bị bán ròng lần lượt 75 tỷ và 67 tỷ đồng.
Ngược lại, HPG được khối ngoại mua ròng tích cực với 204 tỷ đồng, KDH cũng được mua ròng 80 tỷ đồng, FUEVFVND và NLG lần lượt được mua ròng 53 tỷ và 43 tỷ đồng, ngoài ra còn có cổ phiếu VHM với 35 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại mua ròng gần 2 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng tương ứng khoáng 36 tỷ đồng. Trong đó, IDC được mua ròng mạnh nhất với 16 tỷ đồng. Ngược lại SHS, KHS, IVS, HTP,... bị bán ròng mạnh nhất.
Trên UpCOM, nhà đầu tư ngoại mua ròng khoảng 155 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR được khối ngoại mua ròng 8 tỷ đồng, ACV được rót ròng khoảng 4 tỷ đồng... Trong khi đó, LTG và CSI hôm nay bị khối ngoại bán ròng mỗi mã khoảng 300 triệu đồng...